Ảnh hưởng của tiêu chảy mạn tính

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Tiêu chảy là tình trạng có thể ảnh hưởng tới bất cứ ai. Tiêu chảy cấp tính khởi phát đột ngột, thường là do nhiễm virus, nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Tiêu chảy mạn tính kéo dài dai dẳng và khó điều trị dứt điểm, là dấu hiệu cho thấy có rối loạn chức năng hoặc viêm ở đường ruột. Tiêu chảy mạn tính có thể gây ra những tác động nghiêm trọng trong cơ thể và thậm chí là đe dọa tính mạng.

Tiêu chảy kéo dài có thể gây mất nước.

Tiêu chảy kéo dài có thể gây mất nước.

Mất nước
Đại tràng là một phần của ruột già nối giữa manh tràng và trực tràng, có vai trò hấp thụ chất lỏng dư thừa từ thức ăn khi nó đi qua đường tiêu hóa. Các rối loạn, chẳng hạn như hội chứng ruột kích thích hoặc bệnh Crohn, gây cản trở khả năng hấp thụ của ruột gây tiêu chảy mãn tính.
Nếu không chữa trị, tình trạng mất nước có thể trở nên nghiêm trọng. Các dấu hiệu của mất nước bao gồm khát nước, đi tiểu ít, da khô, mệt mỏi và nước tiểu sẫm màu. Ở trẻ em, cha mẹ có thể nhận thấy tình trạng mất nước khi trẻ khóc không ra nước mắt, sốt cao, khó chịu. Mất nước nhẹ có thể được điều trị bằng liệu pháp bù nước đường uống bao gồm uống nhiều chất lỏng như nước ép trái cây, nước canh và dung dịch bù nước.
Mất cân bằng điện giải
Khi ruột không hấp thụ chất lỏng, chất điện giải còn trong phân và được xả ra ngoài khi bị tiêu chảy. Cơ thể đòi hỏi sự cân bằng chất điện giải để duy trì tính chất hóa học của máu và hỗ trợ chức năng nội tạng, hoạt động cơ bắp.

Để đảm bảo chất cân bằng chất điện giải, những người bị tiêu chảy mãn tính cần phải bù chất điện giải bằng cách uống nước canh và nước trái cây thay vì nước lọc.

Để đảm bảo chất cân bằng chất điện giải, những người bị tiêu chảy mãn tính cần phải bù chất điện giải bằng cách uống nước canh và nước trái cây thay vì nước lọc.

Các chất điện giải chính được tìm thấy trong cơ thể bao gồm natri, kali, canxi, magiê, clorua, phosphate và carbonate. Nồng độ thấp của natri trong máu, được gọi là hạ natri máu, có thể gây lú lẫn, buồn ngủ, yếu cơ và co giật. Hạ kali máu có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu cũng như  gây yếu cơ, mệt mỏi và bối rối. Để đảm bảo chất cân bằng chất điện giải, những người bị tiêu chảy mãn tính cần phải bù chất điện giải bằng cách uống nước canh và nước trái cây thay vì nước lọc.
Suy dinh dưỡng
Ruột non cũng có chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng. Những bất thường ở ruột non dẫn đến tiêu chảy mãn tính cũng có thể gây suy dinh dưỡng. Tiêu chảy mãn tính có một mối quan hệ nhân quả với suy dinh dưỡng. Cụ thể tiêu chảy ức chế sự hấp thu các chất dinh dưỡng dẫn đến suy dinh dưỡng. Trong khi đó, suy dinh dưỡng lại làm tăng tính nhạy cảm đối với bệnh nhiễm trùng dẫn đến tiêu chảy. Dấu hiệu của suy dinh dưỡng bao gồm mệt mỏi, suy nhược, chóng mặt, khô da, răng bị phân hủy, phát triển kém và học tập khó khăn.
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 1900 55 88 92 hoặc hotline: 0936 388 288.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital