Sỏi túi mật có điều trị được không?

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

“Chào bác sĩ, dạo gần đây tôi thường bị đau bụng và đau ở bên hạ sườn phải, cách đây không lâu tôi đi khám thì phát hiện có sỏi túi mật. Tôi lo lắng không biết sỏi túi mật có điều trị được không? Và điều trị sỏi túi mật có gây ảnh hưởng gì nghiêm trọng tới sức khỏe không?”

Thanh Hải (Thanh Hóa)

Chào bạn Hải, cảm ơn bạn Hải đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến hệ thống y tế của chúng tôi, chúng tôi xin được giải đáp những thắc mắc của bạn như sau

Những điều cần biết về sỏi túi mật

Chức năng của túi mật

Túi mật là một túi nhỏ hình quả lê nằm dưới gan và ở phía bên phải của bụng. Chức năng chính của túi mật là dự trữ và cô đặc dịch mật, dịch mật hỗ trợ quá trình tiêu hóa bằng cách phá vỡ chất béo, đồng thời cũng là dung môi để hòa tan các chất thải độc hại do gan thải ra.

Nguyên nhân gây sỏi túi mật

Sỏi túi mật hình thành do sự hội tụ của nhiều yếu tố bao gồm: bất thường trong quá trình sản xuất dịch mật, ứ trệ dịch mật kéo dài, viêm đường mật và nhiễm trùng dịch mật, ngoài ra, yếu tố cơ địa cũng là một trong những nguyên nhân chính gây sỏi.

Sỏi túi mật hình thành do bất thường trong quá trình sản xuất dịch mật, ứ trệ dịch mật, viêm đường mật và nhiễm trùng dịch mật... (ảnh minh họa)

Sỏi túi mật hình thành do bất thường trong quá trình sản xuất dịch mật, ứ trệ dịch mật, viêm đường mật và nhiễm trùng dịch mật… (ảnh minh họa)

Các loại sỏi túi mật

Sỏi cholesterol: là loại sỏi phổ biến nhất, sỏi hình thành do rối loạn chuyển hóa cholesterol ở gan khiến lượng cholesterol tăng cao vượt quá khả năng hòa tan của muối mật hoặc túi mật giảm có bóp làm gia tăng nguy cơ kết tụ sỏi.

Sỏi sắc tố: Sỏi sắc tố liên quan nồng độ bất thường của sắc tố mật bilirubin, do nhiễm khuẩn hoặc ký sinh trùng, xơ gan, thiếu máu huyết tán…

Sỏi túi mật có điều trị được không?

Sỏi túi mật có thể gây nên tắc mật, viêm tụy cấp,… Vì vậy người bệnh cần đi khám sức khỏe, căn cứ vào tình trạng bệnh và sức khỏe tổng quát của người bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn biện pháp điều trị sỏi túi mật phù hợp nhất.

Phẫu thuật sỏi túi mật

Trong trường hợp sỏi di chuyển gây tắc nghẽn đường mật hoặc viêm túi mật tái diễn hay khi sỏi chiếm 2/3 túi mật làm mất khả năng co bóp, tống xuất dịch mật thì phẫu thuật cắt túi mật là cần thiết để phòng tránh những vấn đề nghiêm trọng khác có thể xảy ra.

Phẫu thuật túi mật có 2 phương pháp là nội soi cắt túi mật và mổ mở cắt túi mật.

Mổ nội soi sỏi túi mật tại bệnh viện Thu Cúc được nhiều người tin tưởng lựa chọn (ảnh minh họa)

Mổ nội soi sỏi túi mật tại bệnh viện Thu Cúc được nhiều người tin tưởng lựa chọn (ảnh minh họa)

Điều trị sỏi túi mật bằng phương pháp tán sỏi

Đối với các trường hợp viêm túi mật cấp do sỏi nhưng tuổi cao, người có bệnh toàn thân nặng như hô hấp, tim mạch không mổ được mà chức năng túi mật của bệnh nhân vẫn còn tốt thì tán sỏi qua da cũng là biện pháp thay thế hữu hiệu.

Tán sỏi mật qua da là phương pháp dùng rọ cơ học, laser hoặc điện thủy lực, dưới hướng dẫn của hệ thống chụp mạch số hóa xóa nền và camera nội soi, bác sĩ điện quang can thiệp định hướng đưa dụng cụ đến vị trí sỏi để tán nhỏ và bơm rửa vụn sỏi ra ngoài hay đẩy xuống ruột (tá tràng).

Phòng ngừa sỏi túi mật

Sỏi túi mật là bệnh thường gặp vì vậy để phòng bệnh sỏi túi mật cần tránh ăn các thức ăn có quá nhiều mỡ, hạn chế và rửa sạch trước khi sử dụng các thức ăn có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng giun sán (như ăn gỏi sống…). Duy trì thói quen ăn đúng giờ để túi mật co bóp đúng chu kỳ và ăn nhiều rau xanh.

Bệnh nhân có sỏi túi mật hoặc nghi ngờ có sỏi túi mật với triệu chứng như đau bụng dưới sườn phải, sốt… thì nên đi khám và điều trị sớm để tránh trường hợp viên sỏi rơi xuống ống mật chủ gây tắc mật, viêm tụy cấp…

Đi khám ngay khi có những cơn đau hạ sườn phải vì rất có thể đây là dấu hiệu của sỏi túi mật (ảnh minh họa)

Đi khám ngay khi có những cơn đau hạ sườn phải vì rất có thể đây là dấu hiệu của sỏi túi mật (ảnh minh họa)

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital