9 dấu hiệu mang thai sớm mẹ bầu thường gặp

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Mang thai là khi cơ thể phụ nữ có sự thay đổi về hormone và trong người đang có một sinh linh bé bỏng nên sẽ có những biểu hiện khác so với người bình thường.

Các dấu hiệu mang thai xuất hiện khi nào? Thường thì ngay từ những tuần đầu tiên sau khi quan hệ, các mẹ đã có thể thấy được những dấu hiệu có thai dễ nhận biết nhất. Đa phần chúng đều là những dấu hiệu mang thai dân gian và có thể không được chuẩn xác.dấu hiệu có thai tuần đầu

1. 9 dấu hiệu mang thai dễ nhận biết nhất

1.1. Đau đầu, chóng mặt

Thi thoảng bạn sẽ cảm thấy chóng mặt, đau đầu khi mang thai. Nồng độ nội tiết tố của mẹ bầu cao hơn, các mạch máu co lại gây đau đầu. Sự thay đổi nội tiết cũng khiến phụ nữ cáu gắt, mệt mỏi khi mang thai.

Thời kỳ này, hệ thống tim mạch của mẹ bầu thay đổi rất lớn, nhịp tim tăng lên, tốc độ bơm máu  cao hơn, lượng máu trong cơ thể tăng đến 40-50% cho nên nếu cơ thể không điều chỉnh để phù hợp với sự thay đổi thì mẹ sẽ cảm thấy choáng váng.

Ngoài ra, các mẹ bầu dễ bị thiếu máu do thiếu sắt. Khi thiếu máu, lượng oxy tới não và các cơ quan khác cũng bi thiếu hụt dẫn đến hiện tượng đau đầu, chóng mặt.

>> Tham khảo: Thiếu máu khi mang thai – Mẹ phải làm sao?

1.2. Buồn nôn

Buồn nôn là một trong những dấu hiệu mang thai phổ biến

Buồn nôn là một trong những dấu hiệu phổ biến khi mang thai.

Nôn được xem là một trong những dấu hiệu có bầu thường gặp trong những tháng đầu thai kỳ. Nó thường xuất hiện khi mới thức dậy và có thể rải rác trong ngày.

Buồn nôn khi mang thai không tuân thủ nguyên tắc nào cả. Có người do sợ mùi thức ăn hoặc do mùi thuốc lá. Đôi khi, sự lo lắng khi mang thai cũng dẫn tới buồn nôn.

Mặc dù hiện tượng này không gây nguy hiểm cho thai nhi nhưng lại khiến mẹ mệt mỏi, không hấp thụ được chất dinh dưỡng. Vì vậy, mẹ bầu nên áp dụng một số cách để hạn chế nôn nghén trong thai kỳ. Các mẹ có thể chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa, tránh xa những mùi khó chịu, chọn ăn thức ăn thanh đạm, hợp khẩu vị, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa.

>> Có thể bạn quan tâm: dấu hiệu có thai tuần đầu tiên

1.3. Đau lưng

Đau lưng là một dấu hiệu có thai khác mẹ bầu có thể trải qua. Nguyên nhân chủ yếu là do hormone mang thai ảnh hưởng tới các khớp và dây chằng của cơ thể. Ngoài ra, trọng lượng cơ thể thay đổi, tăng cân, căng thẳng cũng góp phần khiến mẹ bầu bị đau lưng trong thai kỳ.

Để giảm đau lưng trong thai kỳ, mẹ bầu nên kiểm soát cân nặng (không tăng quá 10-12 kg suốt thai kỳ), giữ tư thế thẳng khi đứng, đi hay ngồi, tránh đứng yên quá lâu. Mẹ bầu có thể chọn cho mình một môn thể thao như đi bộ, bơi lội, yoga… để giảm triệu chứng đau lưng. Các mẹ cần tránh xách vật nặng, đi giày cao gót. Khi ngủ, mẹ nên nằm nghiêng, co gối, nằm đầu thấp. Mẹ bầu có thể tham khảo các hình thức mát xa, vật lý trị liệu, những bài tập giãn cơ để giảm đau lưng.

1.4. Tức ngực, đau đầu nhũ hoa

Tăng cân khi mang thai không phổ biến ở giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên.

Tăng cân khi mang thai không phổ biến ở giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên.

Nội tiết tố estrogen và progesterone trong cơ thể mẹ thay đổi làm tăng lưu lượng máu tới vùng ngực, kích thích tuyến vú nở ra và có thể khiến mẹ bị đau ngực khi có thai.

Trong thời gian thai kỳ, các mẹ thường bị ợ nóng, hiện tượng này càng nhiều thì khả năng tức ngực khi mang thai càng tăng.

Các mẹ bầu còn gặp hiện tượng căng cơ bắp và dây chẳng ở vùng ngực, một số mẹ bị đau tức ngực là vì vậy.

Ngoài ra, dưới tác dụng của hormone, nhiều mẹ bầu sẽ bị ngực mềm khi mang thai. Ngực các mẹ khi đó rất nhạy cảm, màu da không còn hồng hào mà bị sậm lại do gia tăng nội tiết tố melanin.

Triệu chứng đau tức ngực, đau đầu nhũ hoa thường xảy ra ở tuần thứ 4 đến tuần thứ 6 và kéo dài suốt tam cá nguyệt đầu tiên. Mỗi mẹ bầu sẽ có một biểu hiện đau khác nhau. Thông thường việc đau tức ngực này không nguy hiểm, nhưng nếu triệu chứng kéo dài kèm theo ho hoặc khó thở, đau lan từ ngực xuống 2 cánh tay, đau ngực kèm sốt, chóng mặt, đổ mồ hôi bất thường thì hãy đi khám ngay.dấu hiệu nhận biết có thai sớm

1.5. Chuột rút

Đây là một hiện tượng tương đối phổ biến trong thai kỳ. Khi tử cung mở rộng, các cơ và dây chằng nâng đỡ tử cung bị kéo căng sẽ dẫn tới chuột rút. Ngoài ra, các tĩnh mạch cung cấp máu cho tử cung giai đoạn mang bầu bi đè nén cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng chuột rút.

Thường thì các mẹ bầu bị chuột rút nhẹ sẽ có cảm giác giống như cơn đau trong kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, cần thận trọng bởi chuột rút có thể là dấu hiệu sớm cảnh báo nguy cơ sảy thai, thai ngoài tử cung, viêm ruột thừa, viêm đường tiết niệu…

Để làm giảm chuột rút khi mang thai, mẹ bầu hãy mặc quần áo rộng rãi, tắm nước ấm, mát xa nhẹ nhàng vùng bụng, ngồi hoặc nằm để cao chân cho máu dễ dàng lưu thông…

1.6. Dấu hiệu có thai và kinh nguyệt

Dấu hiệu sắp có kinh và có thai

Dấu hiệu sắp có kinh và có thai

Dấu hiệu mang thai và kinh nguyệt thường được liệt kê trong danh sách những dấu hiệu nhận biết có thai phổ biến.

Những dấu hiệu có thai trước khi trễ kinh bao gồm: ngực nhạy cảm, mệt mỏi, ra máu thai, buồn nôn, đau nhói ở bụng, đầy hơi, nhũ hoa sẫm màu, nhảy cảm với mùi vị.

Đó là dấu hiệu có thai khi chưa đến kỳ kinh, vậy còn khi đã chậm kinh thì sao? Dấu hiệu có thai xuất hiện sau bao lâu chậm kinh lại là một câu hỏi không có đáp án chính xác bởi việc chậm kinh không có nghĩa là bạn đã có thai, nó còn do rất nhiều nguyên nhân khác và chu kỳ kinh nguyệt của mỗi phụ nữ lại không giống nhau. Do đó, chậm kinh không phải là dấu hiệu mang thai chính xác nhất.

Có những trường hợp không có dấu hiệu mang thai nhưng chậm kinh. Nguyên nhân có thể vì sinh hoạt không điều độ, chế độ làm việc quá sức, rối loạn nội tiết tố, do tâm lý.

Dấu hiệu mang thai khi kinh nguyệt không đều rất khó xác định. Thử que thử thai chính là dấu hiệu có thai chính xác nhất. Nếu trong trường hợp dùng que thử mà vẫn chưa chắc chắn, chị em nên đến bệnh viện để làm xét nghiệm.

>> Tham khảo: Chậm kinh bao lâu thì có thai

1.7. Hiện tượng ra máu

Việc ra máu trong tuần đầu tiên mang thai dễ bị nhiều phụ nữ bỏ qua do nhầm tưởng đó là kỳ kinh nguyệt.

Nguyên nhân có máu báo thai là do phôi thai di chuyển vào buồng tử cung, bám vào lớp niêm mạc tử cung gây đứt một số mạch máu và làm chảy máu.

Dấu hiệu có thai giống có kinh này xuất hiện khoảng 6-14 ngày sau khi quan hệ tình dục.

Dấu hiệu có thai có đau bụng không, ra máu có phải là có thai?

Dấu hiệu có thai có đau bụng không, ra máu có phải là có thai?

1.8. Khí hư thay đổi

Đây được xem là một trong những dấu hiệu có thai dân gian. Phụ nữ có bầu sẽ thay đổi hormone, khung xương chậu và thành âm đạo mềm hơn nên khí hư sẽ tiết ra nhiều hơn để ngăn vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo và tử cung.

Nếu khí hư tiết ra có mùi và màu bất thường, gây ngứa thì bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra.

1.9. Tiểu nhiều

Đi tiểu nhiều là một trong những dấu hiệu mang thai sớm phổ biến nhất, xảy ra khoảng 6 tuần đầu tam cá nguyệt thứ nhất.

Nguyên nhân: Nội tiết tố thay đổi khiến máu chảy qua thận nhanh hơn, bàng quang nhanh đầy hơn. Lượng máu trong cơ thể tăng hơn 50% so với trước khi có bầu cũng dẫn đến việc tiểu nhiều. Ngoài ra, cơ vùng chậu và thành tử cung giãn nở, ép lên bàng quang, kích thích tiểu nhiều.

2. Dấu hiệu có thai bằng que thử

Que thử thai hiện 2 vạch đậm là chứng tỏ bạn đã có thai. Nếu que thử hiện 1 vạch đậm, 1 vạch mờ thì có thể bạn đã mang thai nhưng kết quả chưa rõ ràng. Bạn nên chờ thêm một vài ngày và làm lại xét nghiệm.

Có những trường hợp có dấu hiệu có thai nhưng que thử 1 vạch, nguyên nhân có thể do mẹ quá nôn nóng, mong ngóng sinh con mà có hiện tượng mang thai giả. Một số trường hợp là do thử thai sai cách, que thử kém chất lượng. Vì vậy, muốn biết kết quả chính xác chị em nên đến các cơ sở y tế uy tín để làm xét nghiệm.

Rất nhiều chị em thắc mắc dấu hiệu mang thai có đau bụng dưới không?

Rất nhiều chị em thắc mắc dấu hiệu mang thai có đau bụng dưới không?

3. Một số dấu hiệu mang thai khác

Táo bón khi mang thai: đây là một hiện tượng khá phổ biến. Nguyên nhân mẹ bầu bị táo bón là do bổ sung sắt cho cơ thể, ít vận động, thiếu chất xơ trong chế độ dinh dưỡng và ảnh hưởng tâm lý lúc mới mang thai.

Bị cồn ruột khi mang thai là một dấu hiệu không phổ biến. Nguyên nhân là do mẹ bầu uống quá nhiều nước, ăn nhiều thức ăn cay nóng, thay đổi hormone, ăn quá nhanh, ăn ít, căng thẳng, chế độ ăn thiếu chất xơ, mẹ bị nhiễm ký sinh trùng, em bé đang lớn dần nên cần chất dinh dưỡng.

Bị nhói tim khi mang thai đây là một trong những dấu hiệu bất thường nên mẹ bầu cần hết sức chú ý. Một số mẹ đau vùng xương ức khi mang thai do thay đổi nội tiết và thai nhi lớn dần. Các mẹ nên vận động nhẹ nhàng, dinh dưỡng hợp lý và mặc trang phục rộng rãi để giảm đau nhức.

Đầy hơi khi mang thai: là một hiện tượng khá phổ biến. Nguyên nhân là do mẹ bầu có chế độ ăn uống không hợp lý dẫn đến tình trạng chướng bụng, khó tiêu. Để giảm bớt tình trạng này, mẹ bầu hãy chia nhỏ bữa ăn trong ngày, vận động nhẹ nhàng, tránh các thực phẩm nhiều dầu mỡ, dùng ít cafein…

Dấu hiệu có thai đau bụng dưới: nhiều chị em thắc mắc dấu hiệu mang thai có đau bụng không? Câu trả lời là có. Trong thời gian trứng đã thụ tinh đi vào tử cung và làm tổ trong đó (kéo dài 7-10 ngày), chị em sẽ có cảm giác bị đau bụng dưới.

Để xác định chính xác việc mình đã mang bầu hay chưa, các chị em nên tìm đến một bệnh viện uy tín để được làm các xét nghiệm và tư vấn. Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc luôn là lựa chọn đáng tin cậy của rất nhiều mẹ bầu trong suốt thai kỳ của mình. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về sức khỏe sinh sản, chỉ cần liên lạc với bệnh viện, các mẹ sẽ đươc hướng dẫn tận tình và chu đáo.

Tin liên quan

  • Không mang thai nhưng có sữa phải làm sao
  • Phụ nữ mang thai có nên ăn nhãn
  • Mang thai có triệt lông được không

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital