Các nhóm thuốc dị ứng bao gồm cả thuốc không kê đơn và kê đơn sẽ giúp giảm bớt, điều trị triệu chứng như nghẹt mũi và sổ mũi. Hãy cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu rõ hơn về loại thuốc này qua bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Các nhóm thuốc dị ứng phổ biến
1.1. Thuốc dị ứng – Nhóm kháng histamin
Loại thuốc này thuộc nhóm chống dị ứng đã được sử dụng điều trị triệu chứng trong nhiều năm. Thuốc có thể được bào chế dưới dạng viên, dung dịch, thuốc xịt mũi hoặc nhỏ mắt. Thuốc nhỏ mắt kháng histamine không kê đơn giúp làm dịu mắt ngứa đỏ. Trong khi thuốc xịt mũi có thể được dùng để điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc quanh năm.
Khi bạn tiếp xúc với các chất gây dị ứng – ví dụ như phấn hoa cỏ – nó sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch của bạn. Các tế bào hệ thống miễn dịch gọi là “tế bào mast” giải phóng chất gọi là histamin, chất này gắn vào thụ thể trong mạch máu. Sau đó khiến các mạch máu giãn ra. Histamine cũng liên kết với thụ thể khác gây hiện tượng đỏ, sưng, ngứa bằng cách ngăn chặn histamine và giữ không liên kết với các thụ thể.
Thuốc kháng histamine H1 thế hệ 1 có thể gây buồn ngủ gồm Diphenhydramin, Clorpheniramin.
1.2. Thuốc dị ứng – Nhóm chống thông mũi
Thuốc làm thông mũi thường được kê đơn cùng với thuốc kháng histamine trong việc điều trị dị ứng. Chúng có thể ở dạng thuốc nhỏ mắt, xịt, dịch hoặc viên.
Thuốc xịt mũi và thuốc nhỏ mắt chỉ nên được dùng trong vài ngày, mỗi đợt vì sử dụng lâu dài có thể làm cho triệu chứng tồi tệ hơn. Khi một phản ứng dị ứng xảy ra, gây sưng nề mô mềm trong mũi khi tiếp xúc với chất gây dị ứng và tạo chất nhầy trong mũi. Các mạch máu trong mắt cũng có thể giãn ra gây tình trạng đỏ mắt. Thuốc thông mũi hoạt động bằng cách làm co các mô và mạch máu bị sưng phù ở mũi, giảm triệu chứng nghẹt mũi, giảm tiết dịch nhầy và mẩn đỏ.
Một số thuốc làm thông mũi có thể gặp đó là Phenylephrine, Pseudoephedrine, Oxymetazoline. Thuốc thông mũi có thể giúp tăng huyết áp. Khuyến cáo không sử dụng thuốc cho bệnh nhân có vấn đề về huyết áp hoặc tăng nhãn áp. Thuốc thông mũi cũng có thể gây tình trạng mất ngủ hoặc khó chịu.
1.3. Nhóm chống dị ứng kết hợp
Một số nhóm thuốc chứa cả thuốc thông mũi và thuốc kháng histamine giúp giảm triệu chứng dị ứng. Các thuốc chống dị ứng kết hợp này có tác dụng điều trị gồm ngăn chặn tác dụng của histamine và ngăn tế bào mast giải phóng hóa chất gây dị ứng khác.
Một số thuốc chống dị ứng kết hợp không kê đơn gồm Cetirizine và Pseudoephedrine, Fexofenadine, Diphenhydramine.
1.4. Nhóm thuốc xịt mũi kháng cholinergic
Thuốc Ipratropium bromide có thể giúp giảm tình trạng chảy nước mũi. Thuốc xịt mũi kháng cholinergic có thể gây tình trạng khô mũi, dẫn tới chảy máu cam hoặc kích ứng. Các tác dụng phụ khác gồm đau đầu, nghẹt mũi, đau bụng và đau họng.
1.5. Nhóm thuốc Corticosteroid
Nhóm này có thể làm giảm viêm và giảm triệu chứng liên quan tới dị ứng. Thuốc có tác dụng điều trị hắt hơi và ngứa, nghẹt mũi, chảy nước mũi do dị ứng theo mùa hoặc quanh năm.
Steroid toàn thân có sẵn ở nhiều dạng khác nhau: dạng viên/dung dịch cho dị ứng/hen suyễn; thuốc hít cho bệnh hen suyễn, thuốc xịt mũi tác dụng tại chỗ cho dị ứng theo mùa hoặc quanh năm, kem bôi cho dị ứng da/thuốc nhỏ mắt cho viêm kết mạc dị ứng. Ngoài sử dụng thuốc steroid, bác sĩ có thể chỉ định thêm loại thuốc chống dị ứng khác.
Tác dụng phụ của steroid khi sử dụng đường toàn thân gồm: tăng cân, giữ nước, huyết áp cao, ức chế tăng trưởng, đái tháo đường, đục thủy tinh thể, loãng xương và yếu cơ. Tác dụng phụ của steroid dạng hít có thể gồm nhiễm nấm miệng, ho, khàn giọng.
1.6. Thuốc giúp ổn định tế bào mast
Thuốc ổn định tế bào mast thường được chỉ định trong việc điều trị viêm mức độ nhẹ tới trung bình. Thuốc ổn định tế bào mast có thể được bào chế dưới dạng nhỏ mắt cho bệnh viêm kết mạc dị ứng và xịt mũi cho triệu chứng dị ứng mũi. Tương tự như loại thuốc chống dị ứng khác, có thể mất vài tuần để thuốc phát huy hết tác dụng.
Thuốc ổn định tế bào mast có vai trò giúp ngăn chặn việc giải phóng histamine. Một số loại thuốc này cũng giúp giảm viêm nhưng thông thường chúng không hiệu quả bằng steroid.
Tác dụng phụ của thuốc ổn định tế bào mast là kích ứng cổ họng, ho hoặc phát ban da đôi khi xảy ra. Thuốc ổn định tế bào mast ở dạng nhỏ mắt có thể gây bỏng rát, châm chích hoặc bị mờ mắt.
1.7. Nhóm thuốc kháng Leukotriene
Nhóm kháng leukotriene giúp điều trị triệu chứng của bệnh hen suyễn và dị ứng mũi. Thuốc này chỉ được dùng dưới sự chỉ định của bác sĩ. Thuốc ức chế leukotriene duy nhất được FDA chấp thuận đó là montelukast.
Thuốc điều chỉnh leukotriene ngăn chặn tác dụng của leukotriene, hóa chất được sản xuất trong cơ thể nhằm đáp ứng với phản ứng dị ứng. Tác dụng phụ của loại thuốc này rất hiếm nhưng có thể bao gồm: đau dạ dày, ợ nóng, nghẹt mũi, sốt, ho, phát ban, đau đầu.
Một số thuốc đơn giản không kê đơn có thể giúp giảm triệu chứng như dung dịch nước muối sinh lý dưới dạng xịt mũi giúp giảm nghẹt mũi nhẹ, làm lỏng chất nhầy và ngăn ngừa đóng vảy. Nước mắt nhân tạo cũng không chứa thuốc, có sẵn nhằm điều trị ngứa, chảy nước mắt và đỏ mắt.
2. Đối tượng cần chú ý khi dùng các nhóm thuốc này
Bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc dị ứng trong các trường hợp sau:
– Nữ giới mang thai hoặc cho con bú hoặc người đang dùng các loại thuốc khác.
– Người mắc các bệnh lý mạn tính như bệnh tiểu đường, tăng nhãn áp, loãng xương hoặc cao huyết áp.
– Phụ huynh muốn dùng thuốc cho trẻ em.
– Dùng thuốc ở người lớn tuổi.
– Đang dùng thuốc chống dị ứng khác nhưng không mang lại hiệu quả điều trị.
Trên đây là một số thông tin về các nhóm thuốc dị ứng. Người bệnh có thể tham khảo và chỉ nên sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ nhằm giúp cho quá trình điều trị bệnh đạt được hiệu quả tối đa.