Do đặc thù công việc ngồi nhiều, làm việc trong phòng kín, tiếp xúc với máy vi tính,.. khiến dân văn phòng đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh lý nguy hiểm, trong đó cần cảnh giác với các nhóm bệnh dưới đây:
Một điều tra xã hội học cho thấy 74% nhân viên văn phòng bị đau, khô họng, 73% nhức đầu, 80,9% đau lưng, 90,5% đau cổ, gáy, 46% đau mắt, 35% chảy nước mắt.
Menu xem nhanh:
Các nhóm bệnh về cơ xương khớp
Một cuộc điều tra xã hội học cho thấy, có tới 80, 9% dân văn phòng mắc bệnh đau lưng, 90,5% mắc bệnh đau cổ gáy.
Tính chất công việc phải ngồi làm việc trong phòng kín, không được hấp thu vitamin D từ ánh nắng mặt trời. Cùng với chế độ ăn uống thất thường làm gia tăng các bệnh lý về cơ xương khớp ở dân văn phòng.
Những bệnh lý về vai gáy, loãng xương, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, đau thắt lưng, hội chứng ống cổ tay. ….rất thường xuyên gặp ở những người làm việc văn phòng.
Các bác sĩ cho biết, số người đến khám về cơ xương khớp ngày tăng, trong đó chủ yếu là những người có độ tuổi từ 30-45, phần lớn họ đều làm việc văn phòng. Bệnh lý cơ xương khớp thường chỉ có triệu chứng âm thầm hoặc chỉ là những cơn đau, mỏi ngắn, phần lớn mọi người thường có tâm lý chủ quan và bỏ qua, điều này hết sức nguy hiểm, bởi có không ít trường hợp bị tàn phế hoặc để lại di chứng nặng nề cũng như việc điều trị trở nên khó khăn.
Bệnh tiêu hóa “tấn công” dân văn phòng
Đặc thù công việc ảnh hưởng không nhỏ đến thói quen sinh hoạt của giới văn phòng, thức khuya, thiếu nước, ăn nhanh, ăn nhiều vào bữa tối, tiệc tùng rượu bia thường xuyên,…đây là nguyên nhân khiến giới văn phòng trở thành đối tượng có nguy cơ cao với các chứng tiêu hoá. Thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống bị đảo lộn gây trào ngược axit dạ dày lên thực quản, gây kích ứng niêm mạc thực quản.
Dân văn phòng cảnh giác với chứng trĩ nội. Do thời gian dài ngồi lâu, đặc biệt là ngồi trên ghế mềm, tốc độ lưu thông máu ở phổi chậm, tuần hoàn máu bị trở ngại, khiến cho tĩnh mạch trực trường nở to, tụ máu, đệm mông và các mô thoái hóa, mất đi hiệu quả cột trụ và cố định, gây táo bón.
Nhóm các bệnh về đường hô hấp
Ngồi phòng kín, chênh lệch nhiệt độ máy lạnh trong phòng và bên ngoài, mật độ nhân viên đông,..khiến dân văn phòng dễ mắc các bệnh cảm cúm, bệnh đường hô hấp trên,.. Nhóm bệnh này thường diễn ra cấp tính, gây nhiều phiền toái, cần được điều trị sớm để cơ thể phục hồi và giảm khả năng lây lan trong môi trường làm việc.
Nhóm các bệnh mạn tính nguy hiểm
Thừa cân – béo phì, đái tháo đường, tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, đột quỵ… đây đều là những bệnh mà bất kỳ người làm việc văn phòng nào cũng có nguy cơ mắc phải, nguyên nhân chính là do lối sống tĩnh tại (ngồi tại chỗ, ít vận động,), chế độ dinh dưỡng không hợp lý (thường xuyên sử dụng thức ăn nhanh, dư năng lượng, nhiều béo ít rau, bỏ bữa ăn bù…).
Một cuộc khảo sát đàn ông trung niên tại Úc vào năm 2013 chỉ ra rằng, những người ngồi trên 6 tiếng một ngày có nguy cơ mắc các chứng bệnh kinh niên như huyết áp, tim mạch, tiểu đường và ung thư cao hơn rất nhiều so với những người ngồi ít.
Đặc biệt, với dân văn phòng, việc ngồi nhiều là một trong những thủ phạm gây các bệnh tim mạch.
Nhóm bệnh này diễn tiến âm thầm nên phát hiện sớm gặp khó khăn, thường chỉ phát hiện khi đã có biến chứng đi kèm, nhóm bệnh lý này gây hậu quả nặng nề: suy tim, thận, mù loà, tàn phế thậm chí tử vong.
Bệnh về mắt
Mỏi và khô mắt là 2 triệu chứng phổ biến nhất ở những người phải làm việc với máy tính thường xuyên.
Bệnh hệ tiết niệu
Ngồi nhiều, nước tiểu lắng đọng do ít vận động,..khiến dân văn phòng rất dễ mắc chứng viêm nhiêm đường tiết niệu sinh dục hoặc sỏi đường tiết niệu. Trong khi đó, viêm nhiễm là tiền đề của việc sinh sỏi.
Vì thế giới văn phòng, cần thường xuyên vệ sinh đường tiết niệu sinh dục, uống nhiều nước, chọn môn thể dục thích hợp để luyện tập thường xuyên. Khi có viêm nhiễm hoặc có sỏi cần đến bác sĩ chuyên khoa để chọn phương pháp điều trị thích hợp.