Viêm gan B là một loại bệnh viêm gan do virus viêm gan B (HBV) gây ra. Đây là bệnh rất nguy hiểm, đứng thứ 9 trong các nguyên nhân gây tử vong. Tỷ lệ hiện mắc bệnh viêm gan B ở nước ta cũng ở mức rất cao. Viêm gan B càng được điều trị sớm bao nhiêu thì người bệnh càng có cơ hội chữa khỏi bấy nhiêu. Mục tiêu của điều trị viêm gan B mạn tính là giúp cơ thể kiểm soát sự sao chép của virus và làm giảm lượng virus. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần lưu ý những điều sau.
Menu xem nhanh:
1. Theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên
Xét nghiệm máu thường xuyên là không ai mong muốn nhưng với những người bệnh có tải lượng virus cao hoặc xuất hiện dấu hiệu tổn thương gan thì đây là điều rất quan trọng. Hiện tại chưa có cách điều trị triệt để cho bệnh viêm gan B nhưng có những lựa chọn điều trị phù hợp cho tình trạng bệnh cụ thể, giúp kiểm soát hay thải trừ virus. Vì vậy, hãy dũng cảm lên, vì sức khỏe của bản thân, nên thăm khám và thực hiện xét nghiệm máu định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.
2. Nếu đã được chỉ định sử dụng thuốc kháng virus, xin đừng quên
Phải uống thuốc mỗi ngày với nhiều người là điều rất khó chịu và không ít trường hợp bỏ qua. Tuy nhiên việc không sử dụng thuốc đầy đủ hàng ngày sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc, nguy hiểm hơn còn dẫn tới kháng thuốc.Virus viêm gan B được gọi là “bậc thầy” về đột biến để thoát khỏi sự tấn công của các loại thuốc điều trị. Chính vì thế hiện nay đã xuất hiện nhiều chủng kháng thuốc đột biến gen. Quên uống thuốc hàng ngày có thể dẫn đến tăng định lượng virus và tổn thương gan.
3. Đừng ngần ngại với việc phải sử dụng thuốc kháng virus lâu dài
Cho đến khi tìm ra được cách điều trị dứt điểm thì việc sử dụng thuốc kháng virus vẫn là lựa chọn tốt nhất để giảm nhanh chóng tải lượng virus (HBV DNA) và ngăn chặn các tổn thương gan. Do thuốc chỉ có tác động ức chế sự nhân lên của virus chứ không tiêu diệt được chúng nên khi dừng thuốc, có khả năng siêu vi bùng phát trở lại. Vì thế rất nhiều trường hợp phải dùng thuốc lâu dài, thậm chí cả đời.
6. Nên thực hiện tầm soát ung thư gan
Đàn ông châu Á bị nhiễm viêm gan B mãn tính (trên 40 tuổi) và phụ nữ châu Á trên 50 tuổi, những bệnh nhân có tiền sử gia đình bị ung thư gan, bệnh nhân xơ gan và bệnh nhân châu Phi trên 20 tuổi nên thăm khám và thực hiện các xét nghiệm tầm soát ung thư gan. Đừng nghĩ rằng mình không sợ bị ung thư gan vì dùng thuốc kháng virus. Thuốc kháng virus chỉ có công dụng làm giảm tổn thương gan nhưng nếu bệnh nhân đã bị xơ gan hoặc tuổi tác cao thì nguy cơ ung thư gan vẫn tồn tại.
7. Cho gia đình, bạn bè, người yêu, vợ/chồng biết về tình trạng mắc bệnh viêm gan B của bản thân
Mặc dù nhiều người bệnh rất ngại ngùng và xấu hổ nhưng khi đã nhiễm virus viêm gan B nên tiết lộ tình trạng bệnh cho người có nguy cơ. Nếu phát hiện ra bản thân mắc bệnh viêm gan B mãn tính ngay từ khi sinh ra, nên thông báo cho mẹ, anh, chị em đươc biết và tiến hành kiểm tra sàng lọc, tiêm vaccine nếu cần. Đặc biệt với vợ/chồng hoặc người yêu, nên chủ động cho biết về tình trạng bệnh tật của bản thân để họ đưa ra lựa chọn, chủ động phòng tránh.