Tầm soát ung thư tiêu hóa là cách hiệu quả để phát hiện sớm các bất thường, từ đó tăng cơ hội điều trị thành công và bảo vệ sức khỏe. Hiện nay, có nhiều phương pháp tiên tiến được áp dụng để kiểm tra và sàng lọc các dấu hiệu ung thư tiêu hóa một cách chính xác và toàn diện. Mỗi phương pháp đều có vai trò riêng, phù hợp với từng tình trạng sức khỏe và nhu cầu của người bệnh. Hãy cùng tìm hiểu!
Menu xem nhanh:
1. Tại sao nên thực hiện tầm soát ung thư tiêu hóa?
Tầm soát sàng lọc sớm ung thư đường tiêu hóa là phương pháp thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng cần thiết để kiểm tra tình trạng hệ tiêu hóa. Điều này giúp phát hiện sớm các tế bào ung thư hoặc tiền ung thư ngay cả khi người bệnh chưa có triệu chứng nào.
Ung thư tiêu hóa thường phát triển âm thầm và khó nhận biết. Nhiều trường hợp chỉ được phát hiện khi bệnh đã tiến triển sang giai đoạn muộn. Khi đó, việc điều trị trở nên phức tạp hơn, thời gian kéo dài và tuổi thọ của người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì vậy, việc tầm soát và khám sàng lọc định kỳ là biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe.
Nếu ung thư tiêu hóa được phát hiện ở giai đoạn đầu, khả năng chữa khỏi hoàn toàn là rất cao. Việc kiểm tra định kỳ giúp xây dựng phác đồ điều trị kịp thời, ngăn chặn sự tiến triển của bệnh sang các giai đoạn nguy hiểm hơn. Duy trì thói quen tầm soát ung thư mỗi năm là cách hiệu quả nhất để bảo vệ bản thân khỏi những rủi ro sức khỏe không mong muốn.
2. Các phương pháp sàng lọc ung thư đường tiêu hóa phổ biến
Tùy thuộc vào loại ung thư, bác sĩ có thể áp dụng một hoặc kết hợp nhiều phương pháp để phát hiện các dấu hiệu tiềm ẩn liên quan đến ung thư đường tiêu hóa. Dưới đây là một số phương pháp thăm khám phổ biến:
2.1. Xét nghiệm máu trong tầm soát ung thư tiêu hóa
Các tế bào ung thư có khả năng sản sinh ra các protein hoặc hormone đặc biệt. Bác sĩ sẽ lấy mẫu máu để kiểm tra các chỉ số đặc trưng, giúp tầm soát và chẩn đoán ung thư đường tiêu hóa. Ví dụ:
– Tầm soát ung thư dạ dày: CA 72 – 4, CA 19 – 9, CEA.
– Tầm soát ung thư đại tràng: CA 19 – 9, CEA, CA 72 – 4.
Tuy nhiên, những bất thường trong chỉ số có thể do các nguyên nhân khác, không liên quan đến ung thư, nên bạn cần thực hiện thêm các phương pháp khác.
2.2. Chụp X-quang kết hợp cản quang
Chụp X-quang tiêu hóa có cản quang là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh giúp đánh giá cấu trúc giải phẫu của các cơ quan tiêu hóa. Phương pháp này thường được sử dụng khi người bệnh đã xuất hiện các triệu chứng lâm sàng để tìm hiểu nguyên nhân.
Mặc dù có khả năng phát hiện tổn thương, độ chính xác của chụp X-quang không cao bằng nội soi.
2.3. Siêu âm đường tiêu hóa
Siêu âm là kỹ thuật an toàn và dễ thực hiện, sử dụng sóng âm qua đầu dò để kiểm tra các cơ quan tiêu hóa. Bác sĩ sẽ dựa vào hình ảnh siêu âm để đưa ra chẩn đoán.
Phương pháp này hiệu quả với các cơ quan có cấu trúc đặc như gan, thận. Tuy nhiên, do sóng siêu âm khó xuyên qua các cấu trúc rỗng như dạ dày, ruột non, hoặc ruột già, nên siêu âm thường cần kết hợp với một số phương pháp khác để đạt được kết quả chính xác hơn.
2.4. Phương pháp nội soi trong tầm soát ung thư tiêu hóa
Nội soi tiêu hóa là phương pháp phổ biến và hiệu quả để chẩn đoán chính xác các bệnh lý ở hệ tiêu hóa. Với hệ thống xử lý hình ảnh hiện đại, có khả năng phóng đại cao và lọc bước sóng ánh sáng, kỹ thuật này giúp quan sát rõ ràng niêm mạc và phát hiện những tổn thương rất nhỏ, chỉ vài milimet.
Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường, bác sĩ có thể lấy mẫu mô để sinh thiết, giúp xác định sự hiện diện của tế bào ung thư. Ngoài ra, nội soi còn cho phép thực hiện các thủ thuật như lấy dị vật hoặc cắt bỏ polyp ngay trong quá trình thăm khám.
3. Lưu ý khi thực hiện khám tầm soát ung thư đường tiêu hoá
– Nhịn ăn từ 6 – 8 tiếng, hoặc tuân thủ chỉ định cụ thể của bác sĩ. Có thể uống một ít nước lọc hoặc nước ép táo, nhưng cần hạn chế.
– Tránh sử dụng thực phẩm giàu chất xơ trong vài ngày trước nội soi. Bữa tối hôm trước nên ăn nhẹ, ưu tiên các món dễ tiêu như cháo hoặc súp.
– Không sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, caffeine ít nhất 4 – 6 giờ trước khi thực hiện tầm soát.
– Thông báo cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe, các loại thuốc đang sử dụng và tiền sử bệnh lý (tim mạch, thận, hen suyễn, dị ứng,…).
– Sau nội soi, nghỉ ngơi khoảng 30 phút tại chỗ trước khi ra về. Tránh ăn các món cay nóng trong vòng 2 tiếng sau.
4. Những ai nên khám sàng lọc ung thư tiêu hóa?
Việc tầm soát ung thư đường tiêu hóa sớm là vô cùng quan trọng, đặc biệt với các đối tượng sau:
– Có tiền sử gia đình: Gia đình từng có người mắc ung thư đường tiêu hóa.
– Thói quen sinh hoạt không khoa học: Thường xuyên sử dụng rượu bia, đồ ăn cay nóng, thực phẩm đóng hộp, đồ chiên rán,…
– Người có bệnh lý tiêu hóa: Như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản.
– Có yếu tố nguy cơ cao: Polyp đường tiêu hóa, nhiễm vi khuẩn HP,…
Ngoài ra, nếu bạn gặp các triệu chứng nghi ngờ ung thư đường tiêu hóa dưới đây, hãy đến bệnh viện thăm khám ngay:
– Chướng bụng và tình trạng đầy hơi kéo dài.
– Ợ chua, khó nuốt thức ăn.
– Phân lẫn máu hoặc có màu bất thường.
– Táo bón hoặc tiêu chảy không rõ nguyên nhân, kéo dài bất thường.
Để đảm bảo kết quả chính xác và an tâm trong quá trình thăm khám, bạn nên chọn các cơ sở y tế uy tín. Tại Hà Nội, Thu Cúc TCI là địa chỉ được nhiều người dân thủ đô và các tỉnh lân cận tin tưởng. Tại đây, bạn có thể lựa chọn các gói tầm soát ung thư đường tiêu hóa với chi phí hợp lý. Quy trình thăm khám khép kín, trang thiết bị hiện đại, cùng đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ mang đến trải nghiệm thăm khám chuyên nghiệp và hiệu quả. Hãy chủ động bảo vệ sức khỏe của mình bằng cách tầm soát sớm trước khi ung thư có cơ hội xuất hiện và ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn!