Ngày nay, chị em phụ nữ đang phải đối mặt với rất nhiều mối nguy hại, trong đó có thể kể đến căn bệnh ung thư cổ tử cung. Cùng tìm hiểu 4 phương pháp giúp phát hiện ung thư cổ tử cung đang được sử dụng phổ biến hiện nay qua bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Ung thư cổ tử cung – Tác nhân thầm lặng phá hủy cơ thể phụ nữ
1.1. Định nghĩa
Cổ tử cung là bộ phận thấp nhất của tử cung, nơi nối giữa tử cung và âm đạo của phụ nữ.
Ung thư cổ tử cung là khối u ác tính, xuất hiện ở những tế bào biểu mô lát hoặc tế bào biểu mô tuyến. Những tế bào này phát triển bất thường và hình thành nên các khối u. Trong đó có 2 loại khối u là khối u lành tính và khối u ác tính. Khối u ác tính ở cổ tử cung chính là ung thư cổ tử cung.
Các khối u này phát triển đến 1 lúc nào đó sẽ có khả năng di căn đến các bộ phận khác như phổi, âm đao, bàng quang, trực tràng, gan,… khiến chức năng của các bộ phận này bị suy giảm, ảnh hưởng lớn đến tính mạng của người bị nhiễm ung thư cổ tử cung.
1.2. Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, có tới 99% số trường hợp mắc căn bệnh này là do mắc phải Virus HPV. Ngoài ra, còn bao gồm một số nguyên nhân khác như:
– Quan hệ tình dục quá sớm và không an toàn.
– Những người hút thuốc lá hoặc thường xuyên hít phải khói thuốc.
– Tuổi càng cao, càng dễ mắc ung thư cổ tử cung.
– Cơ thể bị giảm hệ miễn dịch.
1.3. Biểu hiện
Người mắc ung thư ở giai đoạn đầu thường không có những biểu hiện rõ rệt. Các triệu chứng của bệnh chỉ xuất hiện khi bệnh đã trở nặng khiến việc điều trị trở nên khó khăn. Do đó, khi phát hiện cơ thể xuất hiện những biểu hiện sau đây, hãy đến cơ sở y tế để thực hiện thăm khám trước khi quá muộn:
– Kinh nguyệt xuất hiện thất thường, quá dài hoặc quá ngắn.
– Âm đạo ra máu mặc dù chưa đến kỳ kinh nguyệt.
– Đi tiểu hoặc đi ngoài ra máu (Đây là biểu hiện của ung thư cổ tử cung đã di căn).
– Cơ thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, sút cân không rõ nguyên nhân.
2. Những phương pháp nào giúp phát hiện ung thư cổ tử cung?
Ung thư cổ tử cung thường không có biểu hiện bất thường ra bên ngoài ở những giai đoạn đầu nên rất khó để nhận biết một người mắc ung thư cổ tử cung. Tầm soát ung thư hiện đang là phương pháp giúp phát hiện sớm căn bệnh này ngay cả khi người bệnh chưa xuất hiện triệu chứng nào.
Hiện nay đang có 4 phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung được sử dụng phổ biến hiện nay bao gồm:
2.1. Phát hiện ung thư cổ tử cung bằng phương pháp khám phụ khoa
Khám phụ khoa là hoạt động thăm khám, kiểm tra cơ quan sinh dục của chị em phụ nữ, trong đó bao gồm cả cổ tử cung. Qua quá trình này, các bác sĩ có thể chẩn đoán được những bệnh lý ở cơ quan này như viêm âm đạo, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng,… sau đó đưa ra phác đồ điều trị hợp lý với từng trường hợp bệnh cụ thể.
Ngoài ra, khám phụ khoa còn giúp chị em nắm rõ được sức khỏe, chức năng của cơ quan sinh dục và có những hướng dẫn chăm sóc vùng kín để phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm. Do đó, việc khám phụ khoa là vô cùng quan trọng, chị em phụ nữ cần giữ thói quen khám phụ khoa tốt nhất là 6 tháng 1 lần để đảm bảo sức khỏe.
2.2. Phát hiện ung thư cổ tử cung bằng phương pháp xét nghiệm Pap Smear
Xét nghiệm Pap Smear là một dạng xét nghiệm phết tế bào ung thư cổ tử cung, nhằm xác định những tế bào bất thường ở cổ tử cung gây ra bởi virus HPV nếu có.
Để thực hiện xét nghiệm này, người khám cần nằm ngửa trên 1 chiếc giường chuyên dụng dành cho việc khám phụ khoa, hai đầu gối cong lại. Bác sĩ sẽ sử dụng 1 loại dụng cụ được gọi là mỏ vịt đưa vào bên trong âm đạo nhằm mở rộng miệng âm đạo, giúp cho quá trình phết tế bào được thực hiện dễ dàng hơn.
Tiếp đó, bác sĩ sẽ sử dụng que gạc để lấy mẫu vật ở cổ tử cung. Mẫu vật này sau đó được đưa vào phòng thí nghiệm để thực hiện phân tích và cho ra kết quả.
2.3. Phương pháp Thinprep
Đây cũng là một phương pháp xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung. Tuy nhiên phương pháp có sự cải tiến cho với phương pháp Pap Smear.
Để thực hiện xét nghiệm này, cách lấy mẫu vật tương tự như phương pháp Pap Smear. Tuy nhiên, thay vì được gửi đến phòng thí nghiệm để thực hiện phân tích ngay sau khi lấy mẫu, thì mẫu vật sẽ được cho vào 1 chất lỏng định hình trong lọ Thinprep. Sau đó, lọ mẫu vật được mang đến phòng thí nghiệm để thực hiện phân tách chiết và phết tế bào lên mặt lam kính, phân tích và đưa ra kết quả.
2.4. Xét nghiệm virus HPV
Như đã biết, ung thư cổ tử cung chủ yếu do virus HPV gây ra. Do đó việc xét nghiệm giúp phát hiện loại virus này là vô cùng quan trọng trong việc chẩn đoán và phát hiện ra ung thư cổ tử cung.
Phương pháp xét nghiệm này không thể khẳng định được người khám có mắc ung thư cổ tử cung hay không. Tuy nhiên nhờ vào kết quả chẩn đoán này, các bác sĩ có thể phát hiện được khả năng mắc ung thư cổ tử cung cũng như có những biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn bệnh trở nặng.
3. Trước khi thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung cần lưu ý những gì?
– Không quan hệ tình dục trong vòng từ 2 – 3 ngày trước khi thực hiện các phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung.
– Cần thực hiện tầm soát sau kỳ kinh nguyệt từ 2-3 ngày.
– Không sử dụng các loạt thuốc đặt âm đạo khi thực hiện thăm khám.
– Không sử dụng băng vệ sinh loại đặt trong âm đạo khi đến thăm khám.
– Lựa chọn địa chỉ y tế uy tín để tầm soát ung thư cổ tử cung.
Chắc hẳn việc lựa chọn cơ sở y tế đủ uy tín hiện đang là một thắc mắc khó giải đáp cho hầu hết mọi người có nhu cầu. Vậy hãy đến Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để trải nghiệm dịch vụ y tế chất lượng nhất. TCI sở hữu không gian thăm khám rộng rãi, thoáng mát, đội ngũ y bác sĩ giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm trong thăm khám và chẩn đoán ung thư cổ tử cung. Ngoài ra, nhân viên y tế tại đây đều thân thiện, tận tâm chăm sóc khách hàng như người nhà.
Ung thư cổ tử cung là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm đối với chị em phụ nữ hiện nay. Do đó, đừng quên thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ để đảm bảo sức khỏe và tính mạng của bản thân nhé.