Xử trí khi gặp người bệnh đột quỵ

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Văn Doanh

Trưởng khoa Khám bệnh

Đột quỵ là biến chứng tim mạch nguy hiểm nhất nếu không được cấp cứu xử trí kịp thời có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Vậy cách xử trí khi gặp người bệnh đột quỵ ra sao?

1. Triệu chứng cảnh báo cơn đột quỵ

1.1. Gục mặt

Khi một người cảm thấy nặng mặt, đầu gục sang một bên và không thể gượng lại được hoặc có cảm giác tê rần một bên mặt, hãy nhờ sự trợ giúp ngay. Trong trường hợp khi được yêu cầu mỉm cười, người bệnh không thể thực hiện, hãy đưa họ đến bệnh viện ngay lập tức.

Triệu chứng cảnh báo đột quỵ

Triệu chứng cảnh báo đột quỵ

1.2. Yếu cánh tay

Thông thường, người bị đột quỵ sẽ có cảm giác bị tê hay yếu đột ngột ở một hoặc cả hai cánh tay. Trong trường trường hợp này, bạn có thể yêu cầu người đó nâng cao cánh tay, nếu không thể thực hiện được, hãy kịp thời đưa họ đến bệnh viện.

1.3. Khó khăn khi phát âm

Người bị đột quỵ thường nói líu nhíu, không rõ tiếng. Trong trường hợp này, bạn hãy yêu cầu họ trả lời những câu hỏi đơn giản, nếu họ không thể trả lời một cách rành mạch, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ.

 1.4. Mất thăng bằng cơ thể

Một người bị đột quỵ thường cảm thấy khó khăn trong việc giữ thăng bằng cơ thể hoặc khó khăn khi di chuyển và thiếu sự phối hợp nhịp nhàng của cơ thể.

1.5. Đau nhói đầu

Người bị đột quỵ có thể bị đau nhói đầu đột ngột mà không rõ lý do. Tình trạng này thường cảnh báo nguy cơ đột quỵ do xuất huyết não.

2. Xử trí khi gặp người bệnh đột quỵ

Theo các chuyên gia tim mạch cho biết, thời gian vàng để cấp cứu cho các bệnh nhân đột quỵ là 4-6 giờ đầu khi xuất hiện triệu chứng của cơn đột quỵ.  Nếu trong khoảng thời gian này, người bệnh được sơ cứu đúng cách, kịp thời đưa đến bệnh viện để được cấp cứu sẽ có cơ hội sống sót và tránh được những di chứng nguy hiểm.

Xử trí khi gặp người bệnh đột quỵ đúng cách giúp người bệnh thoát khỏi nguy cơ biến chứng nghiêm trọng

Xử trí khi gặp người bệnh đột quỵ đúng cách giúp người bệnh thoát khỏi nguy cơ biến chứng nghiêm trọng

Tuy nhiên do không có có kiến thức, nhiều gia đình để bệnh nhân ở nhà cho dùng thuốc không rõ nguồn gốc, sử dụng phương pháp truyền miệng không đúng, không đưa đến bệnh viện kịp thời làm lỡ mất cơ hội tối ưu để điều trị.

Do đó việc nhận biết sớm những dấu hiệu của đột quỵ và sơ cứu đúng cách sẽ giúp bệnh nhân tăng tỉ lệ hồi phục, giảm tử vong. Trong đó đặc biệt lưu ý 3 dấu hiệu.

Thứ nhất, người bệnh đột ngột hôn mê, tê bì tay chân, mất ý thức, mất thăng bằng, đau đầu dữ dội. Thứ hai, bệnh nhân đột ngột nói khó hoặc không nói được, mồm méo. Thứ ba, đột ngột mất hoặc giảm thị lực 1 trong 2 mắt. Nếu người bệnh có 3 dấu hiệu cảnh báo trên thì 90% là đột quỵ.

Trong khi chờ xe cấp cứu 115, càng nhanh càng tốt cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng cao đầu 30-45 độ, mặc quần áo thoáng.

Thăm khám chẩn đoán chính xác bệnh đột quỵ

Thăm khám chẩn đoán chính xác bệnh đột quỵ

Nếu bệnh nhân ngừng tim, cần cấp cứu ngừng tuần hoàn, kêu gọi người xung quanh hỗ trợ.

Trên đây những thông tin cần thiết khi xử trí đột quỵ cấp cứu hiệu quả cho người bệnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital