Những xét nghiệm thường gặp ở trẻ nhỏ, ba mẹ nên biết!

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI
Nhiều bậc phụ huynh hốt hoảng khi nhìn thấy máu trong phân của bé, vậy là vội vàng cho con đi làm xét nghiệm đủ các thứ. Liệu các mẹ có biết các xét nghiệm thường gặp ở trẻ nói lên điều gì và khi nào trẻ cần thực hiện các xét nghiệm này. Sau đây là một số xét nghiệm thường gặp ở trẻ nhỏ, ba mẹ nên biết và cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện xét nghiệm cho con.

Xét nghiệm máu

xét nghiệm máu ở trẻ em nói lên điều gì

Xét nghiệm máu phản ảnh nhiều ý nghĩa quan trọng giúp chẩn đoán đúng bệnh lý và đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất

Xét nghiệm máu là loại xét nghiệm thường hay gặp nhất, thường dùng để kiểm tra công thức máu, xem trẻ có sốt xuất huyết hay không (có thể làm nhiều lần), nhiễm vi trùng hay do virus (khi cần mới làm xét nghiệm).

Thường ít bậc phụ huynh làm xét nghiệm máu cho con chỉ để xem trong người trẻ có thiếu canxi, kẽm, sắt … không. Bởi vì khi xét nghiệm công thức máu thì tình cờ chúng ta cũng có thể phát hiện bé bị thiếu máu do thiếu sắt.

Xét nghiệm phân

xét nghiệm phân cho trẻ khi nào

Trẻ có thể thực hiện làm xét nghiệm phân trong các trường hợp bị tiêu chảy nặng kéo dài, phân chứa chất nhầy và có dính máu)

Thường bác sĩ có thể chỉ định làm xét nghiệm phân cho bé trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy nặng kéo dài. Nếu trẻ mới đi cầu vài ngày hoặc phân có máu thì trước hết phải khám lâm sàng với bác sĩ sau đó bác sĩ sẽ đưa ra kết luận rằng có nên thực hiện xét nghiệm phân cho bé hay không.

Hiếm khi cần xét nghiệm phân để xem có phải dùng kháng sinh hay không. Vì vậy phụ huynh không nên tùy tiện xét nghiệm phân cho trẻ, chỉ thực hiện việc xét nghiệm này khi cần thiết và phải theo chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu ở trẻ em thường được chỉ định khi có nghi ngờ các bệnh lý về thận, viêm đường tiết niệu,..

Xét nghiệm nước tiểu ở trẻ em thường được chỉ định khi có nghi ngờ các bệnh lý về thận, viêm đường tiết niệu,..

Xét nghiệm nước tiểu thường chỉ định khi nghi ngờ trẻ có đang mắc bệnh thận hay không, hay không biết có phải trẻ bị nhiễm trùng tiểu không khi đó mới thực hiện làm xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra.

Xét nghiệm viêm gan

khi nào nên xét nghiệm viêm gan cho trẻ

Nếu trong nhà có người bị viêm gan B thì phụ huynh nên cho trẻ làm xét nghiệm tầm soát để theo dõi

Xét nghiệm để xác định trẻ có bị viêm gan hay không hiện nay cũng khá phổ biến. Vì các loại virus gây viêm gan như virus viêm gan B hiện nay khá phổ biến, dễ lây và chúng có thể lây truyền từ mẹ sang con trong lúc mang thai.

Tuy nhiên trẻ em rất hiếm khi bị nhiễm viêm gan siêu vi C (virus viêm gan C), do đó khi nghe nói trẻ bị viêm gan C thì phụ huynh cũng nên kiểm tra cẩn thận.

Người mang HBsAg dương tính thì không chắc đang bị viêm gan B vì có thể đó là người lành mang vi trùng. Do đó khi xét nghiệm gì đó dương tính hay men gan có cao hay không thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Không nên tự phán xét kết quả sẽ thêm lo. Nếu trong nhà có người bị viêm gan B thì phụ huynh nên cho trẻ làm xét nghiệm tầm soát để theo dõi. Đặc biệt cần cho trẻ chích ngừa viêm gan B đầy đủ.

Xét nghiệm giun, sán

xét nghiệm giun sán ở trẻ em

Hiện nay, xét nghiệm giun sán vẫn là vấn đề khiến nhiều bậc phụ huynh bối rối

Nếu tình xét nghiệm máu thấy bạch cầu ái toan tăng, mề đay, bầm da nhiều lần, ho kéo dài thì phụ huynh nên cân nhắc việc xổ giun cho bé. Khi cần thiết mới làm xét nghiệm sán chó sán mèo vì giá trị thường có giới hạn, kết quả có thể ở giới hạn bình thường nhưng lại tưởng cao nên càng lo thêm.

Ngoài các xét nghiệm thường gặp ở trẻ nhỏ nêu trên, tùy theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa mà khi thăm khám sẽ thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu bổ sung. Tuy nhiên phụ huynh không nên tự nhiên đem trẻ đi xét nghiệm tổng quát. Trước khi xét nghiệm bé cần được thăm khám ban đầu với đúng bác sĩ chuyên khoa để nếu có dấu hiệu nghi ngờ ở đâu thì bác sĩ mới chỉ định cho con đi làm xét nghiệm đó, tránh xét nghiệm lung tung mà không cần thiết, ba mẹ càng thêm lo.

Đặc biệt việc đọc kết quả xét nghiệm nên để cho bác sĩ chuyên khoa thực hiện vì từ ngữ chuyên môn trong chẩn đoán, xét nghiệm, siêu âm, nhiều khi làm phụ huynh rối, càng đọc càng lo trong khi có thể bé không  gặp điều gì nghiêm trọng. Việc của mẹ là nên lựa chọn một địa chỉ khám chữa bệnh uy tín, có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại để có thể thực hiện xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị cho trẻ được tốt nhất.

Chuyên khoa Nhi Thu Cúc là một trong những địa chỉ TIN CẬY được nhiều bậc phụ huynh tin tưởng và lựa chọn hiện nay.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital