Là bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến thứ 5 trên thế giới, nhưng ung thư đại tràng có thể chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị sớm. Vì vậy, y học luôn coi trọng vai trò của việc tầm soát sớm K đại tràng. Liệu bạn đã biết xét nghiệm tầm soát ung thư đại tràng như thế nào?
Menu xem nhanh:
1. Tầm quan trọng của xét nghiệm tầm soát sớm ung thư đại tràng
Như đã biết, gói sàng lọc ung thư đại tràng là tổng hợp các bước khám từ cơ bản tới chuyên sâu. Kết quả mỗi bước là cơ sở giúp bác sĩ phát hiện nguy cơ mắc ung thư, chẩn đoán giai đoạn phát triển của bệnh. Và xét nghiệm là danh mục không thể thiếu.
1.1. Mục đích xét nghiệm tầm soát ung thư đại tràng
Mỗi quy trình tầm soát sớm ung thư đều gồm 2 loại xét nghiệm. Xét nghiệm các thông số máu cơ bản nhằm sàng lọc các bệnh lý về máu như thiếu máu, máu không đông,… Xét nghiệm tầm soát ung thư thường dùng để chỉ các xét nghiệm chuyên sâu hơn. Qua đó phát hiện các dấu hiệu bất thường cùng nguy cơ gây ung thư đại tràng.
Nhờ kỹ thuật xét nghiệm, bác sĩ cũng có thể tiên lượng được giai đoạn phát triển của bệnh. Để đảm bảo hơn, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện tiếp các bước khám khác như chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng.
Trường hợp kết quả cuối cùng dương tính, bệnh nhân sẽ được tư vấn để tiến hành điều trị kịp thời theo phác đồ. Tỷ lệ chữa cũng như tuổi thọ bệnh nhân được nâng cao nhờ phương pháp sàng lọc ung thư sớm này.
1.2. Có nên thay thế xét nghiệm tầm soát ung thư đại tràng bằng phương pháp khác?
Chỉ tính riêng các loại xét nghiệm chuyên sâu sàng lọc K đại tràng đã có nhiều lựa chọn. Trên thực tế, tùy thuộc vào đặc điểm thể trạng và sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp tầm soát phù hợp. Tuy nhiên về cơ bản vẫn phải thực hiện đầy đủ các danh mục khám trong gói. Bởi chỉ thực hiện xét nghiệm đơn lẻ thì không thể khẳng định 100% kết quả sàng lọc. Tương tự, nếu không có bước xét nghiệm, bác sĩ không đủ cơ sở để thực hiện bước khám chuyên sâu hơn. Kết quả chẩn đoán sai lệch sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới những bước điều trị về sau.
Vì lẽ đó, không nên thay thế xét nghiệm tầm soát K đại tràng bằng phương pháp khác. Hãy tuân thủ theo gói khám đã được bác sĩ thiết kế và tư vấn.
2. Những phương pháp xét nghiệm sàng lọc K đại tràng phổ biến
Một số phương pháp xét nghiệm phát hiện u đại tràng hiện được sử dụng phổ biến bao gồm:
2.1. FOBT – Xét nghiệm máu ẩn trong phân
Ở trạng thái khỏe mạnh, phân không bị dính máu. Tuy nhiên khi phân dính máu có thể do chứng viêm loét đường ruột hoặc có khối u. Bệnh nhân mắc ung thư đại tràng sẽ bị tăng sinh mạch. Các mạch máu bị tổn thương dẫn tới chảy máu. Máu theo đó dính vào phân.
Máu trong phân có thể ít hoặc nhiều. Người bệnh đôi khi không thể quan sát được bằng mắt thường. Do đó cần tới gặp bác sĩ để được xử lý.
gFOBT – Xét nghiệm máu trong phân Guaiac
Đây là một trong hai phương pháp xét nghiệm máu ẩn trong phân. Nguyên tắc thực hiện dựa trên phản ứng hóa học để phát hiện máu. Người bệnh cần tuân thủ chế độ ăn uống và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ trong 3 ngày. Đồng thời thực hiện lấy 3 mẫu phân khác nhau. Mẫu thử đựng trong ống gFOBT được phát trước đó. Khi bệnh nhân gửi lại, bệnh viện tiếp nhận và gửi mẫu tới phòng thí nghiệm để phân tích và đưa kết quả.
iFOBT – Xét nghiệm máu trong phân miễn dịch hóa học
Mục đích của xét nghiệm này nhằm tìm kiếm loại protein hemoglobin có trong hồng cầu. Để thực hiện, bệnh nhân cũng tuân thủ theo yêu cầu dinh dưỡng và dùng thuốc như gFOBT. Tuy nhiên bệnh viện chỉ cần lấy một mẫu phân thay vì 3 mẫu như phương pháp trên.
Nếu kết quả xét nghiệm âm tính, tức bệnh nhân có nguy cơ mắc u đại tràng thấp. Tuy nhiên cần lưu ý thực hiện lại định kỳ để có sự theo dõi thường xuyên.
Nếu xét nghiệm cho kết quả dương tính, bác sĩ sẽ nghi ngờ bệnh nhân có khối u trong đại tràng. Bệnh nhân được chỉ định thêm các phương pháp tầm soát sâu.
2.2. Xét nghiệm DNA có trong phân
Y học nhận thấy rằng, tế bào ung thư xuất hiện khiến DNA ở một số gen bị đột biến. Bệnh nhân ung thư đại tràng sẽ bị bong tế bào chứa DNA này vào trong phân. Vì thế, bác sĩ sẽ xét nghiệm để tìm kiếm đoạn DNA này. Để thực hiện, bệnh nhân chỉ cần lấy mẫu phân vào ống được phát, sau đó gửi lại bệnh viện và chờ kết quả.
Trường hợp kết quả âm tính, tỷ lệ ung thư đại tràng thấp với bệnh nhân.
Trường hợp dương tính, bác sĩ sẽ tiến hành nội soi đại tràng để củng cố thêm về kết quả chẩn đoán này.
3. So sánh các phương pháp xét nghiệm tầm soát ung thư đại tràng
Phương pháp xét nghiệm | Ưu điểm | Nhược điểm |
gFOBT – Xét nghiệm máu trong phân Guaiac | – Đơn giản – Độ chính xác khá cao – Chi phí thấp | – Không phân biệt được vị trí bị chảy máu – Mất nhiều thời gian |
iFOBT – Xét nghiệm máu trong phân miễn dịch hóa học | – Độ chính xác cao – Không mất nhiều thời gian như gFOBT – Có thể nhận biết cơ quan bị chảy máu | – Chi phí thực hiện cao hơn gFOBT |
Xét nghiệm DNA có trong phân | – Nhanh chóng có kết quả – Đơn giản, dễ thực hiện – Người bệnh không cần ăn theo chế độ và dùng thuốc | – Chưa phổ biến – Độ chính xác chưa cao |
Kết lại bài viết, mọi người đã phần nào hiểu rõ vai trò, ưu nhược điểm của việc xét nghiệm tầm soát sớm ung thư đại tràng. Hãy sáng suốt bảo vệ bản thân khỏi “hung thần sức khỏe” đầy nguy hiểm này.