Xét nghiệm CA 19-9 thường được sử dụng kết hợp với các xét nghiệm khác như xét nghiệm CEA (kháng nguyên carcinoembryonic), bilirubin, hoặc xét nghiệm chức năng gan, để đánh giá và theo dõi bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư tuyến tụy, đang trải qua điều trị.
Menu xem nhanh:
Xét nghiệm CA 19-9 là gì?
CA 19-9 là một kháng nguyên có ở tế bào tuyến của các tạng như dạ dày, ruột, vú, phổi, tuyến tuỵ… đặc biệt là tuyến tuỵ. Trong ung thư các tạng trên thường có tăng CA 19-9. Xét nghiệm CA 19-9 thường được áp dụng để:
- Theo dõi đáp ứng điều trị của người bệnh ung thư tuyến tụy và/hoặc tiến triển của ung thư.
- Đánh giá nguy cơ tái phát ung thư tuyến tụy
- Đôi khi được dùng để hỗ trợ chẩn đoán ung thư tuyến tụy
CA 19-9 chỉ có thể được sử dụng như một dấu ấn ung thư nếu ung thư sản xuất ra nhiều kháng nguyên này. Bởi vì nồng độ CA 19-9 tăng trong khoảng 65% ở những người bị ung thư đường mật, xét nghiệm CA 19-9 có thể được thực hiện để đánh giá điều trị và theo dõi tiến triển bệnh của những người bị loại ung thư này.
Xét nghiệm CA 19-9 không đủ nhạy và chi tiết để áp dụng trong tầm soát ung thư. Xét nghiệm này không hữu ích trong phát hiện và chẩn đoán ung thư vì nhiều bệnh lý không phải ung thư cũng có nồng độ CA 19-9 tăng ví dụ như viêm dạ dày ruột, bệnh phổi mạn tính, bệnh gan mạn, viêm tuyến vú mạn tính, viêm tuỵ mạn….
Khi nào cần xét nghiệm CA 19-9?
CA 19-9 có thể được thực hiện khi một người đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tụy và / hoặc có các dấu hiệu và triệu chứng có thể chỉ ra ung thư tuyến tụy. Vì các dấu hiệu và triệu chứng thường mơ hồ, không đặc hiệu. Ví dụ như:
- Đau lưng hoặc đau bụng
- Buồn nôn
- Chán ăn
- Giảm cân không rõ nguyên nhân
- Vàng da
Trong giai đoạn sau, người bệnh có thể có những cơn đau mạn tính, buồn nôn, nôn, kém hấp thu và trong một số trường hợp hiếm là gặp phải vấn đề về kiểm soát đường huyết.
Nếu CA 19-9 ban đầu tăng ở những người bị ung thư tuyến tụy, sau đó các xét nghiệm CA 19-9 định kỳ có thể được tiến hành trong suốt quá trình điều trị để theo dõi phản ứng và giúp phát hiện tái phát.
CA 19-9 đôi khi cũng được chỉ định khi bác sĩ nghi ngờ ung thư đường mật ở những người bị tắc nghẽn ống dẫn mật. Tắc ống dẫn mật cũng có thể dẫn đến tình trạng nồng độ CA 19-9 tăng cao và nồng độ này sẽ giảm xuống khi tắc nghẽn được xóa bỏ. Trong những trường hợp này, tốt nhất nên chờ khoảng 1 – 2 tuần sau khi ống mật giảm tắc nghẽn để kiểm tra lại nồng độ CA 19-9.
Kết quả xét nghiệm CA 19-9 có ý nghĩa như thế nào?
Nồng độ CA 19-9 thấp ở những người khỏe mạnh và những bệnh lý ảnh hưởng đến gan, tụy có thể khiến nồng độ này tăng cao tạm thời.
Nồng độ CA 19-9 cao ở mức vừa phải có thể quan sát thấy ở những người bị ung thư tuyến tụy, một số loại ung thư khác hoặc các bệnh lý khác. Nồng độ CA 19-9 cao nhất được nhìn thấy ở ung thư tụy ngoại tiết. Ung thư này phát sinh trong các mô sản xuất enzyme thức ăn tiêu hoá và trong ống dẫn enzyme vào ruột non. Khoảng 95% ung thư tụy là loại này.
Nồng độ CA 19-9 được ban đầu cao và sau đó rơi theo thời gian có thể chỉ ra rằng việc điều trị có hiệu quả và/hoặc ung thư đã được gỡ bỏ thành công trong phẫu thuật. Nồng độ CA 19-9 vẫn cao hoặc tăng theo thời gian cho thấy điều trị không hiệu quả hoặc ung thư đã tái phát.
Lưu ý khi xét nghiệm CA 19-9
Thật không may là ung thư tuyến tụy ít biểu hiện triệu chứng ở giai đoạn sớm. Khi các triệu chứng xuất hiện và nồng độ CA 19-9 tăng cao bất thường thì bệnh đã tiến triển nghiêm trọng.
CA 19-9 là một loại protein trên bề mặt của các tế bào. Nó có nguồn gốc từ một kháng nguyên nhóm máu gọi là Lewis. Khoảng 5% đến 7% số người có kháng nguyên Lewis âm (khoảng 30% ở những người có tổ tiên châu Phi) và không tạo ra CA 19-9. Vì thế xét nghiệm CA 19-9 không có hữu ích với những trường hợp có kháng nguyên nhóm máu Lewis âm.