Xem ngay cách xử trí dị vật trong mũi bé nhẹ nhàng và an toàn

Tham vấn bác sĩ

Trẻ nhỏ bị mắc dị vật trong mũi là điều rất dễ gặp, nhất là các bé từ 1 – 7 tuổi. Ở độ tuổi này, bé đã có khả năng cầm, nắm các đồ vật để chơi đùa, có nhiều tò mò về thế giới, nhưng lại chưa thể kiểm soát hành vi của mình. Do đó, trường hợp bé tự ấn dị vật hay bị bạn khác ấn dị vật vào mũi là có thể xảy ra. Vậy bé bị mắc dị vật trong mũi có nguy hiểm không? Làm thế nào để loại bỏ dị vật trong mũi bé thật nhẹ nhàng và an toàn? Mời bố mẹ xem ngay bài viết dưới đây để có lời giải đáp chi tiết.

1. Trẻ bị mắc dị vật trong mũi có nguy hiểm không?

Trẻ bị mắc dị vật trong mũi có thể do nhiều nguyên nhân, bé tò mò nên tự nhét đồ vật vào trong mũi mình hay bị bạn khác trêu đùa ấn đồ vật đang chơi vào trong mũi. Đó có thể là các vật như: đồ chơi nhỏ, đá sỏi, thức ăn, giấy ăn…

Xem ngay cách xử trí dị vật trong mũi bé

Trẻ nhỏ chưa thể kiểm soát hành vi nên dễ nghịch ngợm nhét dị vật vào mũi mình

Thực tế, trẻ bị mắc dị vật trong mũi nếu được xử trí loại bỏ luôn thì sẽ không gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. Thế nhưng, nếu dị vật không được loại bỏ sớm hay bị bỏ quên trong mũi bé thì có thể dẫn đến nhiều hệ quả gây hại cho sức khỏe:

– Trẻ có thể bị chảy máu,  nhiễm trùng tại chỗ bên trong niêm mạc mũi.

– Trẻ có thể bị nhiễm trùng tại các bộ phận khác nếu dị vật đi xuống dạ dày. Nguy hiểm hơn, nếu để dị vật rớt vào phổi thì trẻ còn có thể bị tắc nghẽn đường hô hấp.

2. Những dấu hiệu giúp bố mẹ nhận biết con bị mắc dị vậy bên trong mũi

Trẻ bị mắc dị vật trong mũi có thể tự cảm thấy sự khó chịu và nói với người lớn để giải quyết sớm vấn đề này. Thế nhưng với bé không chịu nói hay còn quá nhỏ không thể nói, bố mẹ có thể quan sát và phát hiện vấn đề của con dựa trên những dấu hiệu sau:

2.1. Trẻ bị chảy nước mũi hoặc chảy máu mũi

Khi có dị vật mắc kẹt trong mũi, vùng niêm mạc mũi của bé sẽ bị kích thích tiết ra nhiều chất nhầy hơn, trẻ sẽ gặp phải tình trạng bị chảy nước mũi 1 bên. Ban đầu, nước mũi chảy ra sẽ trong và lỏng, sau đó dần đục hơn và có mùi hôi. Một số trường hợp khác, di vật sẽ gây trầy xước niêm mạc bên trong mũi bé và dẫn tới tình trạng chảy máu mũi.

Như vậy, khi thấy trẻ xuất hiện triệu chứng chảy nước mũi 1 bên hay hay chảy máu mũi bố mẹ không nên chủ quan. Bố mẹ nên kiểm tra mũi của con vì rất có thể bé đã bị mắc dị vật trong mũi.

2.2. Trẻ bị khó thở

Khoang mũi có cấu tạo thông với phần sau của họng miệng, điều này đồng nghĩa rằng dị vật trong mũi bé hoàn toàn có nguy cơ bị đẩy xuống họng. Nếu điều này xảy ra, trẻ có thể nuốt dị vật xuống và gây tắc nghẽn đường thở, gây ra các triệu chứng như: bé thở có tiếng rít, bé cảm thấy khó thở hay thậm chí là không nói được.

2.3. Trẻ xuất hiện tình trạng nhiễm trùng trong mũi

Dị vật trong mũi trẻ nếu sau một vài này không được loại bỏ sẽ dẫn tới tình trạng trẻ bị ngạt tắc mũi, xuất hiện nhiễm trùng, phù nề bên trong mũi. Nếu kéo dài tình trạng dị vật bị mắc trong mũi, trẻ có thể sẽ bị viêm loét mũi, viêm xoang… Thậm chí, nếu dị vật có chứa hóa chất như pin điện tử thì trẻ có thể sẽ phải đối diện với các biến chứng nguy hiểm hơn như: thủng vách ngăn mũi, sẹo co kéo…

3. Cách xử trí dị vật trong mũi bé nhẹ nhàng và an toàn

Khi trẻ xuất hiện các triệu chứng bất thường, nghi ngờ có dị vật trong mũi bé, điều đầu tiên bố mẹ nên làm là hỏi con thật nhẹ nhàng. Bố mẹ không nên quát mắng trẻ vì nếu khiến con sợ hãi, việc việc xử trí loại bỏ dị vật trong mũi trẻ càng trở lên khó khăn hơn.

Tiếp theo, bố mẹ có thể áp dụng những cách sau để lấy dị vật ra khỏi mũi của con:

– Nếu dị vật nằm gần ở ngoài mũi, bố mẹ hãy bịt bên mũi không mắc dị vật của bé và hướng dẫn con xì mũi thật mạnh để có thể đẩy dị vật ra ngoài. Lưu ý rằng, bố mẹ cần hướng dẫn con xì mũi đúng cách, không hít ngược trở lại quá mạnh sau xì mũi. Vì nếu khi bé xì mũi dị vật chưa được đẩy ra ngoài thì khi bé hít ngược lại, dị vật có thể chui vào sâu hơn.

Hướng dẫn trẻ xì mũi đúng cách để đẩy dị vậy mắc trong mũi ra ngoài

Hướng dẫn trẻ xì mũi đúng cách để đẩy dị vậy mắc trong mũi ra ngoài

– Nếu dị vật nằm sâu trong mũi nhưng vẫn có thể nhìn thấy, bố mẹ có thể sử dụng nhíp để gắp dị vật ra một cách thật nhẹ nhàng và cẩn thận. Bố mẹ không nên dùng nhiều lực tay khi gắp dị vật trong mũi của con vì có thể gây tổn thương bên trong niêm mạc mũi của trẻ hoặc có thể khiến dị vật chui vào sâu hơn.

Lưu ý khi tự gắp dị vật trong mũi trẻ tại nhà, bố mẹ không nên dùng tăm bông để ngoáy dị vật trong mũi ra, vì khả năng cao dị vật sẽ bị đẩy vào trong sâu hơn và càng khó lấy hơn. Vật dụng dùng để loại bỏ dị vật trong mũi trẻ cần được tiệt trùng cẩn thận, đảm bảo vệ sinh để tránh gây nhiễm trùng cho niêm mạc mũi của bé.

Hãy cho trẻ đi khám bác sĩ khi thấy dị vật trong mũi con nằm sâu, khó lấy

Hãy cho trẻ đi khám bác sĩ khi thấy dị vật trong mũi con nằm sâu, khó lấy

Trường hợp dị vật trong mũi trẻ quá nhỏ và nằm ở vị trí khó lấy, bố mẹ không nên cố gắng tự lấy cho con. Vì điều này có thể gây tổn thương niêm mạc mũi bé hay khiến tình trạng thêm mắc dị vật trong mũi của con thêm nặng, khó xử lý hơn. Thay vào đó, bố mẹ nên sớm cho bé đi khám bác sĩ tại các cơ sở y tế uy tín, có chuyên khoa tai – mũi – họng để được bác sĩ chuyên môn xử lý đúng cách và đảm bảo an toàn.

Tại Khoa Tai – Mũi – Họng của Hệ thống y tế Thu Cúc TCI, trẻ mắc dị vật trong sẽ được các bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm trực tiếp khám và xử lý vấn đề. Với thao tác nhanh, gọn, nhẹ nhàng, sử dụng dụng cụ chuyên dụng đã qua tiệt trùng cẩn thận, dị vật trong mũi bé sẽ được loại bỏ một cách nhanh nhất, nhẹ nhàng, đảm bảo an toàn và hạn chế tối đa tổn thương thương có thể xảy ra để bố mẹ an tâm hơn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital