Viêm xoang trẻ em và những kiến thức bố mẹ cần phải biết

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Viêm xoang trẻ em khiến các ông bố, bà mẹ có con mắc phải căn bệnh này cảm thấy vô cùng hoang mang và lo lắng. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, viêm mũi xoang có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Trong bài viết bên dưới, chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin cơ bản về căn bệnh này để bố mẹ có cái nhìn tổng quan về viêm mũi xoang ở trẻ em và biết cách chăm sóc con tốt nhất.

1. Nguyên nhân gây ra căn bệnh viêm xoang trẻ em

Hệ thống xoang ở trên vùng xương sọ mặt bao gồm xoang trán, xoang hàm, xoang bướm và xoang sàng. Cấu trúc của các xoang là những khoang rỗng được bao phủ bởi một lớp niêm mạc. Chúng đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp làm nhẹ khối xương mặt và lọc, cũng như làm ẩm không khí vào mũi. Đồng thời, chúng còn giúp cộng hưởng âm thanh và tạo cho mỗi người một giọng nói đặc trưng khác nhau.

Không chỉ người lớn, viêm mũi xoang cũng là căn bệnh thường gặp ở trẻ em. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm xoang trẻ em. Trong số đó, phổ biến nhất là do vi khuẩn, virus và nấm gây ra. Những vi khuẩn thường gặp là Haemophilus Influenzae, E.coli, Klebsiella, Streptococcus Pneumoniae, Pseudomonas Aeruginosa,… Chúng di chuyển ngược từ hầu họng lên các xoang gây ra căn bệnh viêm mũi xoang cho trẻ em.

Đây là căn bệnh thường gặp ở những trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, đặc biệt là các bé gầy yếu, suy dinh dưỡng, sống trong môi trường khói bụi, ô nhiễm, thường xuyên tiếp xúc với bếp than, khói thuốc lá. Hoặc những bé có cơ địa dị ứng, viêm amidan, viêm VA,… Viêm mũi xoang ở trẻ em thường xuất phát điểm bằng những căn bệnh như sau:

Viêm đường hô hấp trên: Bé có triệu chứng ngạt mũi, ho, sốt nhẹ, chảy nước mũi, mắc bệnh nhiều đợt trong năm, đôi khi uống hết thuốc bệnh lại tái phát.

Viêm mũi dị ứng: Bé suốt ngày chảy nước mũi, khò khè, nước mũi trong.

Hen phế quản: Vì phế quản co thắt nên bó khó thở.

– Suy giảm miễn dịch: Thường gặp ở những bé có bố mẹ mắc bệnh AIDS.

– Bé xuất hiện những bất thường ở hốc mũi như quá phát VA vòm, vẹo vách ngăn, VA có vòi,…

Những căn bệnh trên nếu điều trị không khỏi và kéo dài dai dẳng sẽ làm niêm mạc mũi của trẻ bị phù nề. Lỗ thông mũi xoang bị tắc nghẽn dẫn tới ứ đọng dịch trong xoang, lâu ngày sẽ gây ra bệnh viêm xoang.

Viêm mũi xoang là căn bệnh thường gặp ở trẻ em

Viêm mũi xoang là căn bệnh thường gặp ở trẻ em

2. Những biến chứng nguy hiểm của căn bệnh viêm mũi xoang ở trẻ em

Nếu bệnh viêm xoang trẻ em không được điều trị đúng cách có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:

Viêm tai giữa ứ dịch, viêm họng mạn tính, polyp mũi.

– Hen suyễn, bệnh nhức đầu dai dẳng, viêm phế quản mạn tính.

– Viêm tấy ổ mắt, viêm dây thần kinh thị giác sau nhãn cầu, viêm túi lệ, viêm mí mắt.

– Viêm tắc tĩnh mạch hang, viêm cốt tủy xương.

– Viêm não, viêm màng não, áp xe não.

Nếu không được điều trị kịp thời, viêm mũi trẻ em có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Nếu không được điều trị kịp thời, viêm mũi trẻ em có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

3. Cách phòng tránh hiệu quả bệnh viêm xoang trẻ em

Những biến chứng của căn bệnh viêm mũi xoang ở trẻ em vô cùng nguy hiểm, thậm chí một số biến chứng còn có thể đe dọa tính mạng của bé. Vì vậy, bố mẹ không được chủ quan và lơ là, khi con bị nghẹt mũi do dị ứng hoặc cảm lạnh thì phải nhanh chóng đưa bé đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ điều trị dứt điểm. Như vậy mới có thể ngăn ngừa sự nhiễm khuẩn ở các xoang. Bố mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị cho con hoặc tự ngưng thuốc khi chưa được bác sĩ cho phép.

Ngoài ra, bố mẹ cũng nên hạn chế cho con tiếp xúc với những người đang bị cảm, viêm đường hô hấp, tránh xa khói thuốc lá và các tác nhân gây bộc phát dị ứng nếu bé có cơ địa dị ứng. Hơn nữa, bố mẹ cũng nên tập cho con thói quen rửa tay thường xuyên, nhất là trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với người ốm.

Đồng thời, bố mẹ cũng nên vệ sinh mũi cho trẻ mỗi ngày bằng nước muối sinh lý.. Bên cạnh đó, bố mẹ phải giữ nhà cửa luôn thông thoáng, sạch sẽ, hạn chế nuôi thú cưng ở trong nhà. Khi ra khỏi nhà, bố mẹ hãy đeo khẩu trang cho trẻ để giảm nguy cơ hút phải các chất gây ô nhiễm và khói bụi.

Bố mẹ nên đưa trẻ đi khám khi con có dấu hiệu bị viêm mũi xoang

Bố mẹ nên đưa trẻ đi khám khi con có dấu hiệu bị viêm mũi xoang

Hy vọng bài viết của chúng tôi trên đây đã giúp bố mẹ có cái nhìn tổng quan nhất về bệnh viêm xoang trẻ em. Khi thấy con yêu có dấu hiệu của viêm mũi xoang, bố mẹ hãy nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện uy tín để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital