Viêm thanh quản cấp có nguy hiểm không và những lưu ý?

Tham vấn bác sĩ
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ

Dương Văn Tiến

Trưởng phòng khám Tai mũi họng Cơ sở 286 Thụy Khuê

Viêm thanh quản cấp là tình trạng mà niêm mạc thanh quản bị viêm kéo dài dưới 3 tuần. Đây là bệnh khá phổ biến ở nước ta và nguyên nhân là do virus xâm nhập và tấn công vào cơ thể. Vậy bệnh viêm thanh quản cấp là gì, bệnh có nguy hiểm không và và cần phải lưu ý như thế nào khi bị bệnh?

1. Khái niệm về bệnh viêm thanh quản cấp?

Viêm thanh quản cấp là tình trạng mà niêm mạc của thanh quản của sưng, phù nề, viêm đôi khi có loét và lan xuống các lớp sâu hơn gây ra tình trạng viêm cơ, hoại tử sụn, kéo theo là sưng dây thanh âm làm biến dạng âm thanh khi không khí đi qua. Kết quả là bệnh khiến cho người bệnh bị giọng khàn, có thể mất tiếng và tình trạng viêm thanh quản kéo dài dưới 3 tuần.

Nguyên nhân gây ra viêm thanh quản là do virus đường hô hấp, vi khuẩn, người bệnh hít phải chất độc hại, la hét nhiều…

Các trường hợp triệu chứng kéo dài dưới 1 tuần thường ít nghiêm trọng và thường không gây biến chứng nguy hiểm.

Viêm thanh quản cấp là tình trạng mà niêm mạc thanh quản bị viêm kéo dài dưới 3 tuần, đây là bệnh khá phổ biến ở nước ta

Viêm thanh quản cấp là tình trạng mà niêm mạc thanh quản bị viêm kéo dài dưới 3 tuần, đây là bệnh khá phổ biến ở nước ta

2. Vì sao bệnh viêm thanh quản lại nguy hiểm?

2.1 Biến chứng của bệnh viêm thanh quản cấp ở trẻ em

Ở trẻ nhỏ bệnh cần được theo dõi cẩn thận vì bệnh có thể gây khó thở thanh quản và ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.

– Viêm thanh quản hạ thanh môn: Đây là tình trạng nguy hiểm, thưởng xảy ra ở trẻ nhỏ từ 1 đến 3 tuổi. Bệnh thường phát hiện về đêm và trên trẻ nhỏ đang bị viêm mũi họng thông thường, tiến triển từ từ, xuất hiện các triệu chứng khó thở thanh quản, ho cứng, giọng nói trầm và cứng hơn, sáng dậy trẻ vẫn chơi và ăn uống bình thường.

– Viêm thanh quản co thắt: Trẻ sẽ có dấu hiệu phù nề khu trú ở hạ họng, co thắt thanh quản và gây ra các cơn khó thở thường xuyên xảy ra nửa đêm về sáng, khó thở, thở rít, giọng khàn, co kéo cơ hô hấp và cơ liên sườn. Trẻ không sốt, không có dấu hiệu toàn thân khác.

– Viêm thanh nhiệt: Nắp thanh nhiệt của trẻ bị sưng nề, nuốt đau, khó thở tăng tiết nước bọt, cổ ngả về trước, khó thở khi nằm ngửa…

– Viêm thanh quản bạch hầu: Vi khuẩn có tên là Loeffler xâm nhập vào thanh quản và gây phù nề, lóe mảng giả. Màng giả có màu trắng, dai, dinh gây bít tắc đường thở, khó thở thanh quản nặng, giọng khàn, sốt…

2.2 Biến chứng bệnh viêm thanh quản cấp ở người lớn

Viêm thanh quản ở người lớn thường không gây ra các biến chứng nguy hiểm và khả năng phục hồi nhanh hơn so với trẻ nhỏ.

Viêm thanh quản do bị cúm: Bệnh có thể do cúm đơn thuần hoặc kết hợp do vi khuẩn khác tấn công và gây ra các bệnh như:

– Thể xuất tiết: Bệnh nhân sốt và mệt mỏi kéo dài. Khi khám thanh quản đôi khi có điểm xuất huyết dưới niêm mạc.

– Thể phù nề: Đây là giai đoạn tiếp theo của thể xuất tiết, phù nề thường khu trú ở thanh nhiệt và mặt sau của sụn phễu. Người bệnh sẽ đau khi nuốt và khó thở, tiếng nói thay đổi.

– Thể loét: Khi soi thanh quản sẽ thấy những vết loét nông, bờ đỏ, sụn phễu và sụn thanh nhiệt bị phù nề.

– Thề viêm tấy: Người bệnh sốt cao, mạch nhanh và mặt hốc hác. Nuốt khó khăn, đau họng, nhói bên tai, giọng khàn đặc, khó thở thanh quản. Đặc biệt, vùng thanh quản viêm tấy sưng to, ấn đau, sau khi hết viêm bệnh để lại di chứng sẹo hẹp thanh quản.

– Thể hoại tử: Màng sụn bị viêm và hoại tử, các tổ chức liên kết lỏng lẻo và ở cổ viêm tấy, sưng, cứng, thanh quản bị sưng to và có mảng giả che phủ, khó nói và nuốt đau. Khi bị viêm thanh quản, toàn thân người bệnh sẽ có dấu hiệu sốt cao, mạch nhanh yếu, thở nhanh, nông, huyết áp thấp. nước tiểu có albumin, tiên lượng xấu và thường có nguy cơ tử vong cao do phế quản viêm trụy tim mạch.

Viêm thanh quản ở người lớn thường không gây ra các biến chứng nguy hiểm và khả năng phục hồi nhanh hơn so với trẻ nhỏ.

Viêm thanh quản ở người lớn thường không gây ra các biến chứng nguy hiểm và khả năng phục hồi nhanh hơn so với trẻ nhỏ.

3. Những lưu ý cho người bị viêm thanh quản?

– Khi bị viêm thanh quản, người bệnh cần được nghỉ ngơi, hạn chế nói chuyện và giữ ấm toàn thân, đặc biệt là vùng cổ, gan bàn chân, bàn tay.

– Khi có các dấu hiệu bội nhiễm như: sốt cao, ho, chảy nước mũi… thì cần được điều trị kháng sinh, thuốc giảm ho, hạ sốt theo đúng chỉ định của bác sĩ.

– Theo dõi các triệu chứng bất thường của cơ thể, đặc biệt là chú ý đến hơi thở, thân nhiệt để đến các cơ sở y tế khi cơ thể chuyển biến xấu.

– Tuyệt đối không hút thuốc lá, tuân thủ đeo khẩu trang khi ra ngoài nhằm tránh hít phải các hơi khí gây kích ứng cổ họng và khiến cho tình trạng bệnh trở nặng nghiêm trọng hơn.

– Hạn chế những đồ ăn cay nóng, đồ chiên xào, không nên uống nước đá lạnh hay các thức uống chứa caffein bởi đây là chất kích thích sẽ khiến cho người bệnh trở nên khó chịu.

– Nên súc miệng bằng nước muối hàng ngày để sát khuẩn vùng niêm mạc họng, giảm đau họng và viêm thanh quản hiệu quả.

Do đó khi có dấu hiệu của bệnh, người bệnh không nên có tâm lý chủ quan và tự điều trị tại nhà, thay vào đó nên đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ có chuyên môn thăm khám và điều trị hiệu quả và đúng phương pháp.

Do đó khi có dấu hiệu của bệnh, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ có chuyên môn thăm khám và điều trị hiệu quả và đúng phương pháp.

Viêm thanh quản là bệnh nguy hiểm và gây ra các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Do đó khi có dấu hiệu của bệnh, người bệnh không nên có tâm lý chủ quan và tự điều trị tại nhà, thay vào đó nên đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ có chuyên môn thăm khám và điều trị hiệu quả và đúng phương pháp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital