Bệnh viêm tai xương chũm ở trẻ em có nguy hiểm không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI
Viêm tai xương chũm ở trẻ em là một bệnh lý nhiễm trùng xương chũm sau tai. Nếu không phát hiện sớm và điều trị bệnh có thể diễn tiến đến viêm màng não và áp xe não. Bài viết dưới đây xin giúp ba mẹ nhận biết các biểu hiện bệnh viêm tai xương chũm ở trẻ, các biến chứng gặp phải nếu trẻ không được xử trí kịp thời và phương pháp điều trị viêm tai xương chũm ở trẻ. Mời ba mẹ cùng theo dõi.

Viêm tai xương chũm ở trẻ em là gì?

viêm tai xương chũm ở trẻ em

Viêm tai xương chũm ở trẻ em là một bệnh lý nhiễm trùng xương chũm sau tai do vi khuẩn tấn công. (ảnh minh họa)

Viêm tai xương chũm ở trẻ em là bệnh lý nhiễm trùng xương chũm sau tai. Đây là một bệnh lý do vi khuẩn tấn công qua lớp niêm mạc hòm tai sau tai giữa, tiến thắng vào thông thông bào xương chũm gây viêm tai xương chũm.

Bệnh thường tích trữ các tổn thương tìm thấy ở xương như viêm loãng xương và viêm tắc mạch máu xương làm các vách ngăn giữa các tế bào xương bị phá vỡ dần, các ổ mủ tập trung lại thành túi mủ, đôi khi có những khối xương mục. Lớp vở ngoài của xương có thể bị thủng và mủ chảy ra ngoài ngay dưới da hoặc có thể đổ vào nội sọ gây những biến chứng nguy hiểm.

Viêm tai xương chũm ở trẻ em có nguy hiểm không?

viêm tai xương chũm có nguy hiểm không

Viêm tai xương chũm ở trẻ nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả có thể gây biến chứng áp-xe não, viêm màng não sẽ rất nguy hiểm. (ảnh minh họa)

Xương chũm ở trẻ em dễ bị viêm và dễ tạo ra một chất có tên gọi là cholesteatoma. Đây là chất có khả năng ăn mòn xương, chiếm 70% nguyên nhân gây biến chứng nội sọ.

Nguy hiểm nhất của viêm tai xương chũm ở trẻ là viêm tai xương chũm hồi viêm. Đây là trường hợp viêm tai xương chũm mạn tính nhưng loại này ẩn chứa những biến chứng có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ như viêm màng não, áp xe não, viêm tĩnh mạch bên. Nên trường hợp viêm tai xương chũm này được đánh giá là một trong những cấp cứu của chuyên khoa Tai mũi họng.

Viêm tai xương chũm cấp (hồi viêm) nếu không được điều trị kịp thời có thể gây biến chứng hoặc dễ trở thành viêm tai xương chũm mạn tính. Ngoài ra cũng có thể gây viêm tai xương chũm xuất ngoại.

Đối tượng dễ mắc viêm tai xương chũm

Bệnh viêm tai xương gặp ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp ở trẻ em. Đặc biệt là thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, những trẻ có tiền sử mắc các bệnh lý tai mũi họng, đặc biệt là trẻ bị viêm tai giữa nhưng không được xử trí hiệu quả. Ngoài ra bệnh dễ gặp ở trẻ có thể trạng suy yếu như sau các nhiễm khuẩn lây nhiễm như sởi, sốt xuất huyết, quai bị, bệnh đái tháo đường, HIV/AIDS.

Dấu hiệu bệnh viêm tai xương chũm ở trẻ

dấu hiệu trẻ bị viêm tai xương chũm

Trẻ bị viêm tai xương nhũm thường đau nhức ở tai, tai sưng tấy, đau nhức, quấy khóc, sốt,… (ảnh minh họa)

Trẻ bị viêm tai xương chũm thường đang được chẩn đoán là viêm mũi họng và viêm tai, khi trẻ đang có tiến triển giảm dần thì đột nhiên sốt cao trở lại, có thể có các triệu chứng màng não như nôn, co giật, cứng gáy. Ở tai của trẻ mủ trở nên đặc và nhiều hơn, triệu chứng đau tai tăng lên, lan xuống cổ và nửa bên đầu. Trẻ nghe kém dần, màng nhĩ đỏ trở lại. Da trên bề mặt xương chũm sưng, đỏ, ấn đau.

Với những trẻ bị viêm tai xương chũm hồi viêm (trường hợp cần cấp cứu) thường gặp ở trẻ có tiền sử chảy mủ thối tai, nghe kém, sốt cao kéo dài, dùng thuốc hạ nhiệt nhưng không hiệu quả, nhiễm khuẩn nặng, chóng mặt, ù tai rõ rệt.

Xử trí bệnh viêm tai xương trũm ở trẻ như thế nào?

Phát hiện sớm viêm tai xương chũm và điều trị đúng cách giúp hạn chế các biến chứng nguy hiểm do bệnh viêm tai xương trũm có thể gây ra cho trẻ. Có thể điều trị nội khoa bằng cách dùng kháng sinh chống viêm, hạ sốt, giảm đau hoặc phẫu thuật chữa viêm (hoặc biến chứng nếu có) kết hợp với điều trị nội khoa để điều trị triệt để, đúng phác đồ bệnh lý, hạn chế các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Để chẩn đoán bệnh, các bác sĩ sẽ dựa vào những dấu hiệu lâm sàng gợi ý và một số xét nghiệm lâm sàng hỗ trợ chẩn đoán như làm xét nghiệm máu, chụp-x-quang vùng tai, chụp cắt lớp vi tính (chụp MSCT), thính lực đồ để hỗ trợ chẩn đoán.

Vì vậy bệnh viêm tai xương chũm ở trẻ em cần phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời hiệu quả để hạn chế các biến chứng xảy ra. Khi trẻ có các biểu hiện nghi ngờ bị viêm tai xương chũm, ba mẹ hãy cho con đi thăm khám sớm tại cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa để bé được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Nếu cần tư vấn hay muốn đặt lịch khám cho bé tại Hệ thống y tế Thu Cúc, ba mẹ vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 để được hỗ trợ tốt nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital