Viêm tai giữa và những điều cần biết

Tham vấn bác sĩ
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ

Dương Văn Tiến

Trưởng phòng khám Tai mũi họng Cơ sở 286 Thụy Khuê

Viêm tai giữa là bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em. Bệnh có thể gây ra các biến chứng nặng nề tới sức khoẻ thính lực và toàn thân người bệnh nên cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng cách. Tìm hiểu ngay!

1. Viêm tai giữa là gì?

Tai giữa đảm nhiệm vai trò chính là truyền các rung động từ màng nhĩ tới tai trong thông qua chuỗi xương con. Từ đó, mọi người có thể lắng nghe được âm thanh trong mức cường độ phù hợp và giúp mọi người ý thức được việc bản thân có thể nghe. Viêm tai giữa là tình trạng tai giữa bị các tác nhân có hại tấn công và gây viêm nhiễm. Đây là bệnh lý phổ biến ở mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ thính lực. Bệnh được phân chia thành 3 dạng chính thường gặp là:

– Thể cấp tính: Viêm nhiễm khởi phát đột ngột do các tác nhân chính là vi khuẩn hoặc virus, các triệu chứng bệnh diễn ra rõ ràng, thời gian kéo dài không quá 3 tháng.

– Thể mạn tính: Bệnh diễn ra trong thời gian dài, thường xuyên tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi như sức đề kháng của người bệnh giảm sút, khí hậu ô nhiễm…

– Thể ứ mủ: Viêm nhiễm tạo thành dịch mủ, ứ đọng ở phía sau màng tai khiến thị lực giảm sút nghiêm trọng.

Viêm tai giữa là một trong số những bệnh về tai nguy hiểm thường gặp

Viêm tai giữa là một trong số những bệnh về tai nguy hiểm thường gặp

2. Nguyên nhân gây bệnh

Viêm tai giữa có thể xảy ra ở bất kỳ ai do nguyên nhân chính là sự xâm nhập, tấn công của các loại vi khuẩn, virus gây bệnh. Yếu tố làm tăng nguy cơ diễn ra viêm tai giữa thường được cho là:

– Rối loạn chức năng vòi nhĩ do vòi nhĩ xẹp kéo dài, vòi nhĩ quá mềm, hoặc cơ chế mở bất bình thường.

– Biến chứng của một số bệnh lý tai mũi họng như viêm mũi, viêm xoang, viêm amidan, viêm tai ngoài… khiến số tác nhân gây bệnh phát triển đáng kể, làm tổn thương lan sang cấu trúc của tai thông qua việc hô hấp, dịch mũi, họng…

– Do chấn thương bên ngoài tai dẫn tới áp lực và thủng màng nhĩ hoặc thoái hoá cuốn mũi dưới, xì mũi sai cách…

– Người có sức đề kháng kém, đang điều trị một số bệnh lý toàn thân khiến cơ thể khó chống lại các tác nhân gây bệnh.

– Người sinh sống trong môi trường không đảm bảo vệ sinh, thường xuyên bơi lội hoặc để nước vào tai nhưng không vệ sinh khoa học…

Virus, vi khuẩn xâm nhập và làm tổn thương cấu trúc tai, gây ra tình trạng viêm nhiễm

Virus, vi khuẩn xâm nhập và làm tổn thương cấu trúc tai, gây ra tình trạng viêm nhiễm

3. Dấu hiệu của bệnh

Các triệu chứng thường gặp ở những người mắc viêm tai giữa phải kể tới chính là:

– Ngứa hoặc đau tai

– Ù tai

– Tai nghe kém

– Có dịch mủ bất thường

– Sốt cao

– Người mệt mỏi

– Trẻ có thể bỏ bú, quấy khóc nhiều, thường xuyên lấy tay để gãi tai do cảm giác khó chịu mà bệnh gây ra…

Khi phát hiện có các dấu hiệu bất thường này thì mọi người nên chủ động đi khám bệnh sớm để được chẩn đoán chính xác, giúp bác sĩ điều trị kịp thời để ngăn chặn các biến chứng có hại cho đôi tai.

Người mắc viêm tai giữa thường xuyên có cảm giác đau, ù tai...

Người mắc viêm tai giữa thường xuyên có cảm giác đau, ù tai…

4. Biến chứng bệnh lý

Nếu không được phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ thì tai giữa bị viêm có thể là mối nguy, gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm đối với sức khoẻ và khả năng nghe của người bệnh như:

– Viêm tai giữa mạn tính

– Viêm tai có cholesteatoma

Viêm tai xương chũm

– Viêm mũi họng

– Viêm xoang

– Viêm màng não

– Liệt dây thần kinh

– Viêm cầu thận

– Viêm tắc tĩnh mạch bên…

Không chỉ khiến sức khoẻ thính lực giảm sút nghiêm trọng mà các biến chứng này còn có thể đe doạ tới tính mạng của người bệnh, đăc biệt là ở trẻ nhỏ. Do đó, việc phát hiện sớm cũng như thăm khám kịp thời đóng vai trò vô cùng quan trọng.

5. Nguyên tắc điều trị

5.1. Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa là phương pháp thường được áp dụng nhất hiện nay, đối với những người mắc bệnh ở giai đoạn ban đầu với mức độ từ nhẹ tới trung bình. Khi đó, bác sĩ sẽ căn cứ vào nguyên nhân, tình trạng bệnh lý để chỉ định điều trị phù hợp.

Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị viêm nhiễm ở tai giữa thường là:

– Thuốc kháng sinh

– Thuốc kháng histamin

– Thuốc chống phù nề

– Thuốc hạ sốt

– Thuốc giảm đau…

Điều trị bằng thuốc cần có chỉ định của bác sĩ bởi việc tự ý mua thuốc hay thay đổi liều lượng không làm cho bệnh thuyên giảm mà chỉ tiềm ẩn các rủi ro có hại cho sức khoẻ. Vì vậy, người bệnh nên đi khám từ sớm, để được bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với bản thân.

Sử dụng thuốc để điều trị viêm nhiễm ở tai giữa theo bác sĩ chỉ định

Sử dụng thuốc để điều trị viêm nhiễm ở tai giữa theo bác sĩ chỉ định

5.2. Điều trị ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa là việc tiến hành phẫu thuật để điều trị viêm ở tai giữa cho người bệnh để bảo toàn cấu trúc tai và chức năng nghe. Các phẫu thuật thường được áp dụng là phẫu thuật phục hồi đối với trường hợp người bệnh cần vá nhĩ. Phẫu thuật tiệt căn xương chũm đối với trường hợp khối viêm nhiễm ăn mòn cấu trúc bên trong tai.

Phẫu thuật là kỹ thuật có tính phức tạp cao, người bệnh cần thăm khám tai các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ có chuyên môn tư vấn và thực hiện đúng phác đồ. Sau phẫu thuật, người bệnh cần được nghỉ ngơi đúng cách để cấu trúc tai hồi phục một cách hiệu quả.

6. Phòng ngừa viêm tai giữa

Để phòng ngừa mắc viêm ở tai giữa hoặc bệnh tái phát thì mọi người cần xây dựng lối sống khoa học, trong đó chú trọng việc vệ sinh và chăm sóc đôi tai đúng cách:

– Vệ sinh tay đúng cách, sạch sẽ sau khi từ bên ngoài trở về nhà, trước khi ăn hoặc sau khi vệ sinh cá nhân…

– Giữ gìn môi trường sống thoáng đãng, sạch sẽ, giảm thiểu bụi bẩn và côn trùng có thể rơi vào trong tai, gây viêm nhiễm.

– Hạn chế tiếp xúc với những người đang mắc các bệnh lý tai mũi họng hoặc bệnh có khả năng lây truyền nhanh chóng.

– Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân dễ gây ra sự viêm nhiễm như tăm bông để ngoáy tai, hoá chất, mỹ phẩm…

– Dùng đồ bảo hộ tai khi đi bơi hoặc không nên lạm dụng bơi lội ở những môi trường nước kém vệ sinh.

– Vệ sinh mũi, họng bằng các dung dịch phù hợp để loại bỏ các tác nhân gây bệnh, giảm thiểu nguy cơ mắc viêm ở tai giữa.

– Xây dựng chế độ dinh dưỡng đảm bảo đầy đủ các nhóm chất cần thiết, sử dụng cân bằng, khoa học thông qua thực phẩm tốt cho cơ thể.

– Thường xuyên tập thể dục thể thao nhẹ có thể kích thích khả năng trao đổi chất, giúp củng cố sức đề kháng tốt hơn.

Tiêm phòng đầy đủ để tạo hàng rào miễn dịch, ngăn chặn các tác nhân có hại ấn công và gây bệnh.

– Thăm khám sức khoẻ đôi tai thường xuyên để kiểm soát và phòng ngừa bệnh lý đúng cách.

Thăm khám sức khoẻ đôi tai thường xuyên để kiểm soát và phòng ngừa bệnh lý đúng cách

Thăm khám sức khoẻ đôi tai thường xuyên để kiểm soát và phòng ngừa bệnh lý đúng cách

Như vậy, bài viết đã mang tới cho mọi người những thông tin hữu ích về bệnh lý viêm tai giữa. Bệnh có thể điều trị hiệu quả trong trường hợp người bệnh đi khám và tuân thủ phác đồ của bác sĩ. Do đó, người bệnh cần cẩn trọng với mọi dấu hiệu bất bình thường ở tai và chủ động đi khám, điều trị sớm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital