Viêm ruột thừa ở trẻ em biểu hiện và điều trị thế nào?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI
Nhiều người cho rằng viêm ruột thừa ở trẻ em sẽ đau bụng dữ dội, trẻ không đứng, ngồi yên được. Vì vậy nhiều bậc phụ huynh thường chủ quan khi thấy bé bị đau bụng âm ỉ. Nhiều trẻ do ba mẹ chủ quan không cho bé đi thăm khám sớm gây ra các biến chứng nguy hiểm như vỡ ruột thừa, tắc ruột, nhiễm khuẩn huyết, ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Vậy phải làm thế nào để nhận diện biết các triệu chứng viêm ruột thừa ở trẻ em? Cách xử trí khi trẻ bị viêm ruột thừa là như thế nào? Mời các bậc phụ huynh cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Viêm ruột thừa ở trẻ em là gì?

viêm ruột thừa ở trẻ em
Viêm ruột thừa ở trẻ em là tình trạng viêm nhiễm và sưng phồng phần ruột thừa do tác nhân vi khuẩn. (ảnh minh họa)

Ruột thừa hay còn gọi là “ruột dư”, đây là một đoạn ruột hẹp, kín, tận cùng, dài khoảng vài centimet và bám dính vào manh tràng (đoạn đầu tiên của ruột già).

Viêm ruột thừa do tình lỗ thông giữa ruột thừa và manh tràng bị tắc nghẽn do sỏi phân, quá sản tổ chức limpho ở thành ruột thừa, dị vật,… Khi bị tắc nghẽn các vi khuẩn thường cư trú trong ruột thừa sẽ xâm lấn vào thành ruột thừa khiến ruột thừa bị sưng lên và nhiễm trùng, gây tình trạng viêm ruột thừa. Đây là tình huống cần được cấp cứu kịp thời nếu không sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của trẻ.

Triệu chứng viêm ruột thừa ở trẻ em

triệu chứng viêm ruột thừa ở trẻ em
Trẻ nhỏ bị viêm ruột thừa thường có biểu hiện đau bụng, có thể đau bụng dữ dội hoặc đau âm ỉ kéo dài nếu không được xử trí kịp thời sẽ gây vỡ ruột thừa rất nguy hiểm. (ảnh minh họa)

Đặc trưng nhất của viêm ruột thừa là tình trạng “đau bụng”. Tuy nhiên ở trẻ em thường khó chẩn đoán vì bé chưa diễn đạt rõ ràng tình trạng đau của mình. Không phải chỉ đau bụng dữ dội, quằn quại mới là đau ruột thừa, có nhiều trường hợp trẻ đau bụng âm ỉ phía bụng dưới bên phải, kèm theo một số triệu chứng như sau:

Lúc đầu có thể đau vùng thượng vị hay quanh rốn, nhưng sau đau khu trú ở vùng hố chậu phải, đau âm ỉ. Trẻ buồn nôn và nôn. Ở trẻ em có khi thấy đi tiêu lỏng hay bị tiêu chảy. Sốt nhẹ khoảng 37,5 – 38,5 độ C ; trẻ sẽ bị sốt cao khi ruột thừa sắp vỡ hoặc đã vỡ. Môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi đó là trẻ bị đau bụng vùng xung quanh rốn, sốt nhẹ, không muốn ăn, buồn nôn, nôn. Bụng trẻ trương cứng là biểu hiện của bệnh viêm ruột thừa.

Nhiều ba mẹ do chủ quan cứ nghĩ trẻ bị đau bụng thông thường do “rối loạn tiêu hóa” nên không đưa con đi thăm khám sớm, khiến ruột thừa bị vỡ, gây những biến chứng khôn lường như vỡ ruột thừa; tắc ruột; nhiễm khuẩn huyết. Và ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của trẻ.

Khi nào nên cho trẻ đi thăm khám

Viêm ruột thừa sẽ không có cách nào để ngăn ngừa và phòng tránh, vì vậy việc phát hiện sớm để trẻ bị viêm ruột thừa để giải quyết kịp thời trước khi ruột thừa vỡ là điều rất quan trọng, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Chính vì vậy, khi thấy trẻ có biểu hiện đau bụng nhói ở vùng quanh rốn, nên đưa bé đi thăm khám ở cơ sở y tế uy tín gần nhất để con được kiểm tra, chẩn đoán và sớm có biện pháp can thiệp sớm, kịp thời.

khám viêm ruột thừa ở trẻ
Nếu thấy trẻ có biểu hiện đau bụng dữ dội hoặc đau âm ỉ, mặt mũi bé nhợt nhạt hãy đưa con đến ngay cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời. (ảnh minh họa)

Chẩn đoán viêm ruột thừa ở trẻ em

Khi trẻ có biểu hiện đau bụng, bác sĩ sẽ căn cứ vào lịch sử thăm khám những lần trước của con kết hợp với siêu âm, là một phương pháp cận lâm sàng không xâm lấn có thể giúp hỗ trợ bác sĩ trong việc chẩn đoán viêm ruột thừa ở trẻ em như: hình ảnh siêu âm cho thấy ruột thừa to hơn bình thường, thấy dịch trong ổ bụng, sau đó dựa vào kinh nghiệm thăm khám của bác sĩ để đưa ra kết luận chính xác.

Điều trị viêm ruột thừa ở trẻ em

Khi bị viêm ruột thừa, phương pháp điều trị đó là phẫu thuật cắt bỏ phần ruột thừa bị viêm. Nhưng mổ viêm ruột thừa xong có phải là hết? Điều này tùy thuộc vào mức độ của viêm ruột thừa.

– Nếu là viêm ruột thừa cấp (mới chớm viêm trong vòng 6 tháng), viêm ruột thừa mủ thì khả năng biến chứng sau mổ là rất thấp.

– Với những trường hợp viêm phúc mạc ruột thừa thì do mủ lan ra khắp ổ bụng, nên biến chứng tắc ruột do các dây dính tạo thành sau mổ là cao hơn. Nhiều trường hợp tắc ruột phải mổ lại để gỡ các dây dính này.

– Đối với những trường hợp ruột thừa bị vỡ sẽ gây nhiễm khuẩn toàn đường ruột, khi đó người bệnh cần được can thiệp xử trí cắt bỏ ruột thừa và “vệ sinh” đường ruột để tránh gây nhiễm trùng đường tiêu hóa và ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.

Thời gian nằm viện của trẻ bị viêm ruột thừa

Viêm ruột thừa tùy thuộc vào tình trạng và mức độ cũng như sức khỏe của trẻ. Nhìn chung nếu trẻ bị viêm ruột thừa cấp và hóa mủ thì thời gian nằm viện khoảng 1 tuần, còn viêm phúc mạc ruột thừa thì khoảng 2 tuần. Với những tình trạng ruột thừa bị vỡ  thì thời gian nằm viện, điều trị có thể lâu hơn và cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ nhiều hơn.

Hiện nay mổ ruột thừa nội soi là 1 bước tiến mới trong tiếp cận mổ viêm ruột thừa, nhất là đối với các trẻ có thể trạng mập. Trẻ sau mổ sẽ bớt đau hơn mổ thông thường do ít phải cắt cơ, quan sát được toàn thể ổ bụng, thời gian hồi phục nhanh hơn và sẹo mổ thẩm mỹ hơn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital