Viêm ruột thừa nên ăn gì? nhanh chóng phục hồi

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Sau phẫu thuật loại bỏ phần ruột thừa bị viêm, phần lớn người bệnh đều quan tâm tới vấn đề viêm ruột thừa nên ăn gì để có thể nhanh chóng phục hồi. Sau đây là một số tư vấn về chế độ ăn uống cho bệnh nhân bị viêm ruột thừa.

Nhiều người thường xuyên cảm thấy chán ăn sau khi đã loại bỏ ruột thừa, nhất là các trường hợp trải qua các triệu chứng như tiêu chảy, đau bụng, nôn mửa trước khi phẫu thuật. Tuy nhiên những gì mà người bệnh ăn sau khi phẫu thuật đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Bắt đầu với thực phẩm dễ tiêu hóa

Sau phẫu thuật ở bụng, thực phẩm tốt nhất cho người bệnh là những thực phẩm dễ tiêu hóa như sữa, sữa chua, súp...

Sau phẫu thuật ở bụng, thực phẩm tốt nhất cho người bệnh là những thực phẩm dễ tiêu hóa như sữa, sữa chua, súp…

Sau phẫu thuật ở bụng, thực phẩm tốt nhất cho người bệnh là những thực phẩm dễ tiêu hóa. Các loại thực phẩm này bao gồm sữa, sữa chua, súp kem… Chế độ ăn uống này được gọi là một chế độ ăn đầy đủ chất lỏng và được duy trì trong một khoảng thời gian nhất định, trước khi người bệnh bắt đầu bổ sung các thực phẩm khác.
Chế độ ăn uống với các thực phẩm dễ tiêu hóa cung cấp một số protein và canxi nhưng lại không có đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu khác như sắt, vitamin A và thiamine. Do đó chỉ nên duy trì trong một khoảng thời gian ngắn, theo hướng dẫn của bác sĩ.

Nên ăn đa dạng các loại thực phẩm

Để thúc đẩy chữa bệnh sau khi đã loại bỏ ruột thừa, điều quan trọng là ăn nhiều loại thức ăn giàu dinh dưỡng từ tất cả các nhóm thực phẩm.

Để thúc đẩy chữa bệnh sau khi đã loại bỏ ruột thừa, điều quan trọng là ăn nhiều loại thức ăn giàu dinh dưỡng từ tất cả các nhóm thực phẩm.

Nếu không bị đau bụng, buồn nôn hoặc tiêu chảy sau phẫu thuật, người bệnh có thể tiếp tục uống bình thường. Tuy nhiên, để thúc đẩy chữa bệnh sau khi đã loại bỏ ruột thừa, điều quan trọng là ăn nhiều loại thức ăn giàu dinh dưỡng từ tất cả các nhóm thực phẩm. Cơ thể  cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để sản xuất các tế bào mới, giúp nhanh chóng chữa lành vết mổ và phòng ngừa các biến chứng. Để đảm bảo có được đầy đủ các chất dinh dưỡng, bệnh nhân có thể thêm ngũ cốc nguyên hạt, nhiều loại trái cây và rau quả, thực phẩm từ sữa ít chất béo và các nguồn protein nạc như thịt gia cầm, hải sản, đậu phụ và đậu vào chế độ ăn hàng ngày.

Thực phẩm hỗ trợ phục hồi cơ thể sau phẫu thuật

Chọn các loại thực phẩm giàu chất béo tốt cho sức khỏe tim mạch, chẳng hạn như dầu ô liu.

Chọn các loại thực phẩm giàu chất béo tốt cho sức khỏe tim mạch, chẳng hạn như dầu ô liu.

Ăn một chế độ ăn uống cân bằng, đảm bảo rằng cơ thể được cung cấp đủ protein, carbohydrates và chất béo. Mỗi chất dinh dưỡng đóng một vai trò trong việc phục hồi sau khi phẫu thuật. Protein hỗ trợ hình thành collagen, là một phần quan trọng của mô liên kết để vết mổ mau lành. Carbohydrates cung cấp năng lượng để tạo ra các mạch máu và mô mới. Lựa chọn nguồn carbohydrates lành mạnh để ăn sau khi mổ ruột thừa từ đậu, bánh mì, gạo nâu và các loại trái cây hoặc rau. Chất béo rất cần thiết cho màng tế bào mới và cũng có thể giúp giảm viêm. Chọn các loại thực phẩm giàu chất béo tốt cho sức khỏe tim mạch, chẳng hạn như dầu ô liu, các loại hạt, hạt và quả bơ.

Thực phẩm tốt cho miễn dịch

Rau lá xanh và ớt đỏ cung cấp đầy đủ cả vitamin A và C.

Rau lá xanh và ớt đỏ cung cấp đầy đủ cả vitamin A và C.

Lựa chọn các loại thực phẩm đảm bảo cung cấpcho cơ thể các vitamin và khoáng chất cần thiết để giữ cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh giúp phòng chống nhiễm trùng sau khi phẫu thuật. Vitamin A bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng bằng cách giúp duy trì tính toàn vẹn của hệ tiêu hóa và hệ thống hô hấp, vitamin C là cần thiết cho việc sản xuất các kháng thể và các chất chống oxy hóa. Trong khi đó vitamin E bảo vệ các tế bào khỏi bị hư hại bởi các gốc tự do có thể gây tổn hại màng tế bào và DNA, làm tăng nguy cơ bệnh tật. Rau lá xanh và ớt đỏ cung cấp đầy đủ cả vitamin A và C , trong khi hạnh nhân và rau bina rất giàu vitamin E.

Kẽm cũng giúp cho cơ thể chống lại nhiễm trùng vì nó là cần thiết cho sự hình thành của các tế bào máu trắng giúp tạo ra kháng thể và thực hiện chức năng miễn dịch khác. Hải sản, sữa, ngũ cốc, đậu và các loại hạt là nguồn cung cấp kẽm tự nhiên.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital