Viêm phế quản ở trẻ 2 tuổi: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Bệnh viêm phế quản ở trẻ 2 tuổi là bệnh phổ biến ở các bé từ 6 tháng đến 3 tuổi. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả sẽ có thể dẫn đến viêm phổi hoặc viêm tai giữa. Việc trang bị những kiến thức cơ bản về viêm phế quản ở trẻ là cách tốt nhất để giúp bé đề phòng và vượt qua bệnh một cách dễ dàng.

1. Bệnh viêm phế quản ở trẻ em 2 tuổi là gì?

Viêm phế quản ở trẻ là bệnh nhiễm trùng hoặc viêm các đường dẫn không khí lớn đến phổi. Khi trẻ bị cảm lạnh, cảm cúm, đau họng, nhiễm trùng xoang mũi, nhiễm virus có thể xâm nhập phế quản. Đây chính là nguyên nhân khiến đường hô hấp của trẻ bị viêm, sưng lên và dịch nhầy làm tắc nghẽn.

Viêm phế quản ở trẻ em có thể là dạng cấp tính hoặc mạn tính. Viêm phế quản mạn tính có thể kéo dài từ vài tháng đến nhiều năm trong khi đó viêm phế quản cấp ở trẻ chỉ kéo dài trong thời gian ngắn.

Thông thống kê, đối tượng hay mắc viêm phế quản chủ yếu là ở độ tuổi từ 6 đến 3 tuổi. Viêm tiểu phế quản ở trẻ thường xảy ra khi đường hô hấp trong phổi của trẻ bị đờm lấp đầy và sưng lên.

Sau khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh, thông thường khoảng từ 24 – 72 giờ, bé mới bắt đầu xuất hiện các triệu chứng đầu tiên của bệnh.

Bệnh viêm phế quản ở trẻ 2 tuổi là bệnh phổ biến ở các bé từ 6 tháng đến 3 tuổi.

Bệnh viêm phế quản ở trẻ 2 tuổi là bệnh phổ biến ở các bé từ 6 tháng đến 3 tuổi.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm phế quản ở trẻ em 2 tuổi là gì?

2.1 Viêm phế quản ở trẻ 2 tuổi do virus

Tác nhân gây ra bệnh viêm phế quản ở trẻ chủ yếu là do virus. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ bị viêm hô hấp, cảm lạnh, sổ mũi, cúm, viêm xoang… Nếu không được điều trị và sức đề kháng của trẻ yếu thì virus có thể lây lan tới hai cuống phổi và khiến cho khí quản sưng phồng, tấy đỏ, tiết chất dịch nhầy trong phổi, gây kích thích trẻ ho nhiều và thở mệt do đường thở bị viêm và tiết dịch. Nếu trẻ có những biểu hiện trên cùng với sốt cao kéo dài trong vài ngày, ho dai dẳng từ 2 – 3 tuần thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để được xử lý và điều trị kịp thời.

2.2  Viêm phế quản ở trẻ 2 tuổi do tác nhân môi trường

Viêm phế quản ở trẻ cũng là hệ quả của việc trẻ thường xuyên hít phải khói bụi, xăng xe, thuốc lá và hơi độc. Nếu tình trạng này kéo dài, bệnh của trẻ sẽ trở thành mạn tính và thời gian điều trị sẽ trở nên lâu hơn.

Ngoài ra, khi trẻ tắm quá lâu, tắm nước quá lạnh, ngồi điều hòa nhiều cũng sẽ là nguyên nhân phổ biến dẫn đến viêm phế quản.

Tác nhân gây ra bệnh viêm phế quản ở trẻ chủ yếu là do virus. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ bị viêm hô hấp, cảm lạnh, sổ mũi, cúm, viêm xoang...

Tác nhân gây ra bệnh viêm phế quản ở trẻ chủ yếu là do virus, bệnh thường xuất hiện ở trẻ bị viêm hô hấp, cảm lạnh, sổ mũi, cúm, viêm xoang…

3. Viêm phế quản ở trẻ có các triệu chứng như thế nào?

Viêm phế quản ở trẻ sẽ có các triệu chứng khá điển hình của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm các biểu hiện như:

– Trẻ ho và sốt.

– Trẻ có thể thở khò khè, thở nhanh, dốc.

– Trẻ bị sổ mũi, chảy nước mũi, ngạt mũi.

Đặc biệt, vào ban đêm, các triệu chứng này của trẻ sẽ có xu hướng nặng hơn, do đó, cha mẹ cần phải theo dõi sát sao để có thể kịp thời xử lý nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm như:

– Trẻ bị tím tái và khó thở: Dịch tiết bị tắc ở thanh quản có thể khiến cho trẻ bị khó thở, tính trạng này sẽ rất nguy hiểm nếu cha mẹ không xử lý kịp thời. Nhịp thở càng nhanh thì mức độ khó thở càng cao và càng nguy hiểm, trẻ khó thở thường sẽ kèm biểu hiện: người tím tái, chân tay lạnh.

– Sốt cao trên 39 độ C: Trẻ sốt cao nếu không được hạ sốt sẽ rất nguy hiểm bởi sốt cao sẽ kèm theo co giật và gây mất ý thức.

– Trẻ bỏ ăn, ho, ngủ li bì: Việc sốt cao, ho sẽ khiến cho trẻ mất nước và cơ thể mệt mỏi, do đó trẻ sẽ có xu hướng bỏ ăn, bỏ bữa và ngủ li bì, khó đánh thức.

Viêm phế quản ở trẻ sẽ có các triệu chứng khá điển hình của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như: khó thở, ho, sốt...

Viêm phế quản ở trẻ sẽ có các triệu chứng khá điển hình của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như: khó thở, ho, sốt…

4. Cách phòng và điều trị bệnh viêm phế quản cấp ở trẻ nhỏ

Viêm phế quản ở trẻ em 2 tuổi có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện kịp thời. Tuy nhiên việc điều trị còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh:

– Nếu viêm phế quản do virus gây ra, việc sử dụng thuốc chỉ có tác dụng giảm triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng và tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ phục hồi.

– Nếu nguyên nhân được xác định là do vi khuẩn thì trẻ cần được dùng kháng sinh để điều trị dứt điểm.

Thông thường, viêm phế quản sẽ diễn biến và tự cải thiện sau từ 7 đến 10 ngày. Do đó, cha mẹ cần lưu ý chăm sóc và theo dõi triệu chứng của trẻ ngay từ khi bệnh khởi phát cho đến khi bệnh được điều trị khỏi hoàn toàn.

Vệ sinh mũi cho trẻ mỗi ngày: Cha mẹ có thể vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý NaCl 0.9% để nhỏ mũi và làm sạch mũi cho trẻ.

Để tránh viêm phế quản tiến triển lan sang phổi, cha mẹ cần giữ ấm cơ thể cho trẻ và cho trẻ uống nước ấm.

Khi trẻ sốt cao trên 38.5 độ C, cha mẹ cần cho trẻ hạ sốt, có thể sử dụng paracetamol, tuy nhiên liều lượng cần có sự hướng dẫn và tư vấn của bác sĩ.

Khi trẻ bị viêm phế quản, cha mẹ tuyệt đối không sử dụng thuốc kháng sinh bởi viêm phế quản nếu do virus gây ra thì kháng sinh không có tác dụng để điều trị. Việc cha mẹ lạm dụng kháng sinh có thể khiến cho trẻ bị ảnh hưởng tới sức khỏe sau này.

Tăng cường cho trẻ uống nhiều nước: Cho trẻ uống nhiều nước sẽ giúp trẻ hạ sốt, giảm tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp và giúp trẻ ho dễ dàng, tống đờm ra ngoài đồng thời giảm các triệu chứng khó chịu.

Sử dụng mật ong để giảm triệu chứng ho: Trẻ 2 tuổi có thể sử dụng mật ong để giảm các triệu chứng ho. Cha mẹ có thể cho trẻ uống trực tiếp hoặc pha với nước ấm. Mật ong giúp cho cổ của trẻ dịu, kháng virus, kháng khuẩn và loại bỏ tác nhân gây bệnh.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên xây dựng cho trẻ chế độ dinh dưỡng phù hợp, giàu dinh dưỡng để giúp trẻ nhanh hồi phục sức khỏe và tăng sức đề kháng. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý cho trẻ ăn nhạt, bởi muối có thể làm tăng triệu chứng viêm; ưu tiên thức ăn lỏng như: cháo, súp… Tăng cường cho trẻ ăn nhiều rau xanh và trái cây giàu vitamin như: A, C, E…

Nếu đã áp dụng các phương pháp trên mà tình trạng viêm phế quản ở trẻ vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm thì lúc này cha mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được thăm khám, tìm hiểu nguyên nhân và có phương pháp điều trị hiệu quả.

tình trạng viêm phế quản ở trẻ vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm thì lúc này cha mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được thăm khám

tình trạng viêm phế quản ở trẻ vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm thì lúc này cha mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được thăm khám

Mặc dù viêm phế quản ở trẻ 2 tuổi có thể tự khỏi và không để lại di chứng nhưng nếu trẻ không được chăm sóc và điều trị sớm, bệnh có thể để lại các biến chứng nặng nề cho trẻ. Do đó, cha mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức về bệnh này để từ đó có cách chăm sóc và bảo vệ con yêu hiệu quả.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital