Viêm phế quản ở trẻ 1 tuổi là gì? – Những điều cần mẹ lưu ý

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Viêm phế quản ở trẻ 1 tuổi cần chú ý những điều gì là mối quan tâm của nhiều bậc làm cha mẹ. Khi còn nhỏ hệ miễn dịch của trẻ còn non kém nên dễ bị viêm phế quản. Tuy bệnh này không quá nguy hiểm nhưng không được phát hiện sớm và điều trị thì rất có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm như là: viêm phổi, suy hô hấp, thậm chí tử vong. Để hiểu hơn về chủ đề viêm phế quản ở trẻ nhất là ở trẻ 1 tuổi thì hãy cùng chúng đọc bài viết dưới đây nhé.

1. Viêm phế quản ở trẻ 1 tuổi là gì?

Viêm phế quản là tình trạng viêm hay nhiễm trùng đường dẫn hô hấp đến phổi. Các đường hô hấp này còn được gọi là phế quản. Bệnh thường phát triển và xuất hiện khi trẻ bị cảm lạnh, gặp vấn đề với hô hấp, hoặc nhiễm trùng xoang mũi khi ấy sẽ là cơ hội tốt để những virus gây bệnh có thể xâm nhập phế quản.

Viêm phế quản ở trẻ em nếu như được phát hiện sớm và điều trị sẽ hết chỉ trong thời gian ngắn. Tình trạng này có thể nghiệm trọng và khó chữa hơn nếu như bị viêm phế quản mãn tính.

Trẻ sơ sinh sẽ ít bị mắc bệnh này hơn những trẻ đã lớn từ 1 tuổi trở lên. Viêm phế quản ở trẻ em thường xảy ra khi đường hô hấp ở bên trong phổi bị đờm lấp đầy và sưng lên.

Viêm phế quản ở trẻ 1 tuổi có thể được chữa khỏi nếu như được phát hiện và can thiệp sớm

Viêm phế quản ở trẻ 1 tuổi có thể được chữa khỏi nếu như được phát hiện và can thiệp sớm

2. Trẻ nào dễ mắc viêm phế nhất

2.1. Trẻ bị béo phì

Trẻ có chỉ số cân nặng cao đặc biệt là trẻ béo phì rất có thể ảnh hưởng đến đường hô hấp và tăng nguy cơ bị viêm phế quản. Nguyên nhân của hiện tượng này là do việc giảm hoạt động của hệ hô hấp và làm hạn chế luồng khí vào phổi khi trọng lượng cơ thể dư thừa. Duy trì cân nặng ổn định và phù hợp với trẻ là một trong những yếu tố quan trọng để trẻ không bị viêm phế quản.

2.2.Dị ứng với phấn hoa, bụi nhà, lông của động vật

Nếu như trẻ bị nhạy cảm, dị ứng với phấn hoa, bụi nhà, lông động vật thì cũng có khả năng cao là sẽ bị viêm phế quản. Nhất là trong trường hợp gia đình không phát hiện sớm cũng như tìm ra được nguyên nhân hệ hô hấp yếu ở trẻ.

2.3. Trẻ thường xuyên hút gián tiếp thuốc lá

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, trong thuốc lá có chứa đến 4000 chất độc hại. Với trẻ nhỏ, hệ hô gấp của chúng vô cùng nhạy cảm và nếu như hút thuốc gián tiếp như vậy có thể khiến gây viêm các tế bào lông ở trong đường hô hấp. Nếu như thường xuyên hít phải khói thuốc lá trẻ rất dễ bị viêm phế quản mãn tính.

2.4. Không gian sống của trẻ ẩm mốc, không có ánh nắng

Môi trường sống của trẻ mà ẩm ướt thì sẽ là cơ hội tốt để những vi khuẩn gây hại đường hô hấp có thể phát triển. Trẻ cần được sống và sinh hoạt ở những nơi có nhiệt độ phòng phù hợp, khô ráo không tiếp xúc với những vi khuẩn có hại.

Nếu như trẻ bị nhạy cảm, dị ứng với phấn hoa, bụi nhà, lông động vật thì cũng có khả năng cao là sẽ bị viêm phế quản

Nếu như trẻ bị nhạy cảm, dị ứng với phấn hoa, bụi nhà, lông động vật thì cũng có khả năng cao là sẽ bị viêm phế quản

3. Triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em nhận biết ra sao?

Để biết trẻ có viêm phế quản hay không, cha mẹ cần quan sát những biểu hiện sau đây để sớm có những can thiệp phù hợp và nhanh chóng:

– Ho

– Sưng hạch bạch huyết

– Thở rít trong thanh quản, khó thở

– Chảy nước mũi, nghẹt mũi

– Sốt

– Giọng khàn

– Phát ban

– Mắt đỏ.

Những biểu hiện này thì thường xuất hiện rõ ràng và nặng nhất vào ban đêm, Tuy nhiên, vì với mỗi trẻ thì tình trạng bệnh khác nhau nên mức độ nặng nhẹ của các biểu hiện trên cũng sẽ khác nhau. Trẻ em, nhất là trẻ nhỏ có xu hướng dễ mắc bệnh hơn, bởi lúc này hệ hô hấp của trẻ còn yếu và nhạy cảm. Bệnh thường gặp nhất vào thời điểm giao mùa.

4. Khi nào mẹ nên đứa bé đến gặp bác sĩ?

Tình trạng này không thể tự phát hiện và điều trị mà cần có sự can thiệp cũng như tư vấn từ bác sĩ. Hãy đưa bé đến bệnh viện thăm khám ngay lập tức nếu như có những biểu hiện sau đây:

– Các cơn ho đến nhiều hơn, ho không ngừng được và càng ngày càng tệ hơn.

– Khi ấy trẻ có thể bị sốt lên đến 39 độ

– Tỏ ra lo lắng, kích động

– Thở khò khè, khó thở

– Ho ra máu

– Hô hấp nhanh hơn bình thường

– Miệng bé bị chảy nước dãi hoặc khó nuốt đồ ăn, nước uống

– Móng tay, da mặt chuyển sang màu xanh hoặc xám

– Mất nước, không đi tiểu được trong nhiều giờ

5. Phòng ngừa các triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em

Viêm phế quản là bệnh không lây nhiễm tuy nhiên sẽ có diễn biến nặng nếu như tiếp xúc nhiều với tác nhân gây bệnh và không được can thiệp kịp thời. Mẹ có thể áp dụng một số cách sau đây để phòng ngừa viêm phế quản cho trẻ:

– Đảm bảo chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt để cho trẻ có một sự phát triển toàn diện, hệ miễn dịch tăng cường sẽ không bị nhiễm bệnh

– Khi bé được khoảng 6 tháng tuổi mẹ nên đưa bé đi tiêm phòng vắc xin cúm. Việc này thường được tiêm nhắc lại hàng năm bảo vệ bé khỏi một số loại virus gây bệnh viêm phế quản.

– Giữ cho bé tránh xa khói thuốc, những người đang bị bệnh. Nếu trẻ bị dị ứng phấn hoa, lông động vật,… cũng nên được chú ý không để tiếp xúc.

Viêm phế quản là bệnh không lây nhiễm tuy nhiên sẽ có diễn biến nặng nếu như tiếp xúc nhiều với tác nhân gây bệnh và không được can thiệp kịp thời

Viêm phế quản là bệnh không lây nhiễm tuy nhiên sẽ có diễn biến nặng nếu như tiếp xúc nhiều với tác nhân gây bệnh và không được can thiệp kịp thời

Hy vọng thông qua bài viết trên các bạn đã biết thêm thông tin xung quanh bệnh viêm phế quản nhất là ở trẻ 1 tuổi rồi. Hãy đưa trẻ đến thăm khám sớm nếu như có những biểu hiện bất thường bạn nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital