Viêm lợi là một trong những bệnh lý răng miệng rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trẻ bị viêm lợi, do đó, để phòng ngừa bệnh viêm lợi ở trẻ thật tốt, cha mẹ cần hiểu rõ bệnh lý và cách phòng ngừa phù hợp.
Menu xem nhanh:
1. Những nguyên nhân thường gặp gây ra viêm lợi ở trẻ
Trẻ bị viêm lợi xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, mảng bám trên răng là nguyên nhân phổ biến nhất. Mảng bám hình thành từ các vụn thức ăn mắc lại mà không được vệ sinh kỹ càng. Đây là môi trường cực kỳ thuận lợi để các vi khuẩn gây hại phát triển và phá hủy răng lợi của trẻ.
Ngoài ra, trẻ bị viêm lợi còn do nhiều nguyên nhân khác như:
– Viêm lợi do răng đang mọc: đây là tình trạng viêm lợi tạm thời trong khoảng độ tuổi 6-7 khi trẻ đang mọc răng vĩnh viễn.
– Việc vệ sinh răng miệng của trẻ chưa đúng
– Trẻ ăn nhiều đồ nóng, cay gây ra nhiệt miệng.
– Viêm lợi do những thói quen có hại như xỉa răng bằng tăm, cắn móng tay,..
– Viêm do vi khuẩn Herpes gây nên: Đây là tình trạng thường xảy ra ở trẻ từ 2 – 5 tuổi và thường khỏi trong khoảng 2 tuần. Tuy nhiên, nếu không điều trị đúng cách, trẻ có thể gặp các biến chứng liên quan đến não bộ.
2. Sự phát triển của viêm lợi
Thông thường, trẻ em bị viêm lợi sẽ có 2 giai đoạn chính:
2.1. Giai đoạn đầu của bệnh lý viêm lợi ở trẻ
Ở giai đoạn này, lợi của trẻ bị sưng đỏ và có khả năng chảy máu, đặc biệt là trong khi đánh răng. Nếu cha mẹ phát hiện kịp thời và đưa đi điều trị sớm thì bệnh lý sẽ thuyên giảm và khỏi nhanh chóng.
2.2. Giai đoạn thứ 2 của viêm lợi ở trẻ
Là giai đoạn lợi bị viêm nhiễm và có thể phát hiện bằng mắt thường với tình trạng lợi sưng đỏ, chảy máu khiến trẻ bị đau nhức, hôi miệng và má sưng tấy. Nếu không được điều trị, trẻ có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như sâu răng, viêm tủy, viêm cuống răng…
3. Điều trị viêm lợi cho trẻ thế nào?
3.1. Vệ sinh sạch sẽ răng miệng, ngăn ngừa tình trạng tích tụ mảng bám và hình thành cao răng.
Việc lấy cao răng định kỳ tại các cơ sở nha khoa là điều cần thiết để có thể giúp khoang miệng của trẻ luôn đảm bảo sự sạch sẽ tối đa. Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể hướng dẫn cho trẻ cách vệ sinh đúng cách bằng việc chải răng và sử dụng chỉ nha khoa.
3.2. Dùng thuốc kháng sinh
Nếu tình trạng viêm của trẻ trở nặng, lợi chảy máu nhiều thì ngoài việc vệ sinh mảng bám kỹ càng, các bác sĩ sẽ kê thêm một vài loại thuốc kháng sinh cho trẻ để hạn chế và ngăn ngừa tình trạng lây nhiễm lan rộng.
Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể cho trẻ súc miệng bằng các loại dung dịch có chứa hydrogen peroxide, xylocaine hoặc nước muối để có thể tiêu diệt hoàn toàn các loại vi khuẩn có hại trong khoang miệng, đẩy nhanh quá trình chữa lành nướu.
3.3. Phẫu thuật
Nếu viêm lợi biến chứng thành viêm nha chu thì trẻ có thể sẽ cần can thiệp phẫu thuật để loại bỏ cao răng sâu bên trong túi nha chu.
3.4. Ghép nướu
Nếu viêm là mô nướu của trẻ bị tổn thương nghiêm trọng mà không có cách nào điều trị dứt điểm, bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp ghép nướu để cải thiện tình trạng viêm nhiễm cho trẻ. Đây là phương pháp lấy một mô nướu từ một phần khác còn khỏe mạnh để đắp vào phần mô đã bị viêm nhiễm nặng. Điều này sẽ giúp trẻ không còn ê buốt khi ăn uống cũng như ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như mô nướu bị phá hủy, phá hủy xương,…
4. Bảo vệ trẻ khỏi bệnh lý viêm lợi
Để ngăn ngừa bệnh viêm lợi có thể xảy ra ở trẻ em, cha mẹ cần nắm rõ các phương pháp phòng ngừa cơ bản sau đây:
– Hãy tập cho trẻ thói quen đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, đặc biệt là sau khi ăn sáng và trước khi đi ngủ.
– Khi đánh răng, cần hướng dẫn cho trẻ cách chải răng đúng cách và không bỏ sót bất kỳ ngóc ngách nào trong khoang miệng.
– Sử dụng các loại bàn chải trẻ em, phù hợp với độ lớn của hàm răng và có bộ lông mềm, thường xuyên thay bàn chải theo định kỳ 2-3 lần/tháng để đảm bảo vệ sinh
– Sau khi ăn, cần phải lấy thức ăn thừa, vụn thực phẩm ra khỏi các kẽ răng một cách triệt để.
– Trẻ nên sử dụng những loại kem đánh răng có chứa flour cũng như bao gồm các hoạt chất có lợi cho răng miệng.
– Không nên cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt có ga,.. và hạn chế cho trẻ ăn trước khi đi ngủ.
– Cha mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ, ít nhất 2 lần/năm.
Tại Thu Cúc TCI, chúng tôi có đầy đủ các dịch vụ thăm khám cho trẻ, đặc biệt là Răng hàm mặt. Với phác đồ điều trị hiệu quả, nhanh chóng, đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ với phương châm “không lạm dụng kháng sinh”. Ngoài ra, Thu Cúc TCI còn có đội ngũ y bác sĩ Răng hàm mặt đầu ngành, có nhiều kinh nghiệm điều trị các ca bệnh khó thành công, đảm bảo xử lý triệt để viêm lợi cho trẻ hoàn toàn. Các trang thiết bị máy móc, công nghệ cũng được Thu Cúc TCI cập nhật liên tục để quá trình thăm khám và điều trị của bệnh nhân đạt kết quả tốt.
Nếu có vấn đề cần được giải đáp, hãy gọi cho chúng tôi qua tổng đài để được hỗ trợ nhanh chóng và thuận tiện nhất!