Viêm loét dạ dày nên ăn gì và kiêng gì để bệnh nhanh khỏi?

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ 

Phí Thị Quang

Bác sĩ Tiêu hóa - Nội soi

Viêm loét dạ dày nên ăn gì và kiêng gì là câu hỏi của không ít người. Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng khá nhiều tới bệnh dạ dày. Vậy chúng ta nên ăn uống như thế nào để đảm bảo dinh dưỡng và không ảnh hưởng tới dạ dày? Hãy cùng tìm hiểu.

1. Bệnh viêm loét dạ dày là gì?

Trước khi tìm hiểu về viêm loét dạ dày nên ăn gì và kiêng gì chúng ta cần hiểu rõ hơn về bệnh lý này. Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh về đường tiêu hóa phổ biến nhất ở Việt Nam. Bệnh viêm loét dạ dày gây ra những thương tổn ở dạ dày. Những tổn thương này gây ra các vết loét, chảy máu ở dạ dày.

Bệnh viêm loét dạ dày có thể gặp ở mọi lứa tuổi và do nhiều nguyên nhân gây ra. Một trong số đó có nguyên nhân từ chế độ ăn uống không hợp lý. Bệnh viêm loét dạ dày nếu được phát hiện và chưa trị kịp thời thì hoàn toàn có thể được chữa khỏi.

Viêm loét dạ dày là bệnh lý tiêu hóa thường gặp

Viêm loét dạ dày là bệnh lý tiêu hóa thường gặp

2. Quy tắc ăn uống dành cho người bị viêm loét dạ dày

Chế độ ăn uống một cách khoa học là yếu tố rất quan trọng trong việc phòng, cũng như điều trị bệnh viêm loét dạ dày.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ chuyên khoa, chế độ ăn uống cần được thực hiện như sau:

– Thức ăn nên được thái nhỏ và nấu chín kỹ. Thức ăn chín mềm sẽ giúp dạ dày dễ tiêu hóa và dễ hấp thụ

– Cần thực hiện nguyên tắc “Ăn chậm và nhai kỹ”. Khi ăn chúng ta nên ăn thật chậm và nhai kỹ thức ăn. Khi ăn không được vừa ăn vừa đọc báo, xem phim. Khi ăn xong không được nằm hay vận động mạnh.

– Đối với người bị bệnh viêm loét dạ dày, cần chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Điều này giúp giảm gánh nặng cho dạ dày.

– Thức ăn đã nguội cần được hâm nóng trước khi ăn

– Chúng ta nên uống nước ấm thường xuyên để cơ thể được cung cấp đủ nước

– Không hút thuốc lá hay sử dụng các chất kích thích và các đồ uống có cồn

Người bị bệnh nên chia nhỏ bữa ăn để dễ tiêu hóa

Người bị bệnh nên chia nhỏ bữa ăn để dễ tiêu hóa

3. Khi bị viêm loét dạ dày nên ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?

Khi dạ dày gặp vấn đề chắc rằng nhiều người sẽ băn khoăn viêm loét dạ dày nên ăn gì và kiêng gì? Dưới đây là các gợi ý cụ thể

3.1 Viêm loét dạ dày nên ăn gì và kiêng gì? Các thực phẩm nên ăn

Một số thực phẩm phổ biến sau đây thường xuyên được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên sử dụng khi bị bệnh viêm loét dạ dày

3.1.1 Nghệ

Nghệ không chỉ là một gia vị trong bữa cơm hàng ngày. Trong đông y, nghệ còn là một vị thuốc rất tốt trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày. Thành phần hóa học chính quan trọng nhất của nghệ chính là curcuminoid. Hợp chất Curcuminoid là hợp chất mang lại nhiều công dụng nhất trong ngành y học thế giới.

Chế biến: Chúng ta có thể sử dụng nghệ làm gia vị trong các món ăn hàng ngày hoặc sử dụng tinh bột nghệ pha với mật ong để uống hàng ngày.

3.1.2  Hoa quả

Trong hoa quả còn chứa rất nhiều vitamin, kali và enzyme có lợi cho cơ thể. Ăn hoa quả mỗi ngày sẽ giúp cơ thể chuyển hóa thức ăn được nhanh hơn, hệ tiêu hóa được tốt hơn, từ đó mà giảm tải áp lực lên dạ dày.

Hoa quả nên gọt quả khi ăn hoặc có thể ép hoa quả làm sinh tố hoặc nước ép hoa quả. Một số loại hoa quả thường được sử dụng như: Bơ, táo, thanh long, ổi…

3.1.3 Rau xanh

Trong bữa ăn hàng ngày nên kết hợp đầy đủ giữa rau xanh với các thực phẩm khác. Trong rau xanh chứa rất nhiều viatamin, chất xơ… có tác dụng tốt trong việc làm giảm acid trong dạ dày và tốt cho hệ tiêu hóa của cơ thể. Rau xanh còn chứa các chất chống oxy hóa, tốt cho cơ thể.Các loại rau thường được sử dụng như: Súp lơ, rau cải…

3.1.4  Tinh bột

Các thực phẩm được chế biến từ tinh bột: Bánh mì, cơm,… cung cấp năng lượng hàng ngày cho cơ thể. Tinh bột còn giúp làm giảm acid trong dạ dày.

3.1.5 Sữa và sản phẩm chế biến từ sữa

Sữa chứa rất nhiều vitamin, protein và khoáng chất. Sữa có tác dụng tốt giúp ăn ngon miệng, tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng miễn dịch chơ cơ thể.

Sữa còn chứa axit lactic, giúp kích thích hoạt động của tiêu hóa và ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP trong dạ dày.

Protein và calo trong sữa có thể thúc đẩy quá trình chữa lành những vết loét dạ dày trong dạ dày.

Các sản phẩm làm từ sữa phổ biến như: phô mai, sữa chua… Chúng ta nên sử dụng các sản phẩm từ sữa nhưng ít đường để cơ thể được khỏe mạnh.

3.1.6 Cá

Cá có chứa nhiều Omega-3 giúp tăng khả năng kháng viêm, làm lành vết thương và hỗ trợ tiêu hóa. Rất tốt đối với nhưng người bị viêm loét dạ dày. Các loại cá thường được sử dụng như: Cá hồi, cá chim,…

3.1.7 Các loại củ

Các loại củ như: Khoai tây, củ cải,… giúp trung hòa acid trong dạ dày.  Ngoài ra, khoai tây cũng có khả năng ngăn táo bón, tiêu chảy, hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa. Khi chế biến khoai tây nên tránh chiên, rán, nhất là đối với người bị viêm loét dạ dày.

3.1.8 Ngũ cốc

Các loại ngũ cốc như: đậu, lúa mì, yến mạch… có chứa rất nhiều chất xơ. Từ đó giúp hỗ trợ tốt hệ tiêu hóa, đồng thời cân bằng acid dư thừa trong dạ dày.

Viêm loét dạ dày nên ăn gì và kiêng gì? Nên bổ sung nhiều rau quả

Viêm loét dạ dày nên ăn gì và kiêng gì? Nên bổ sung nhiều rau quả

3.2 Viêm loét dạ dày nên ăn gì và kiêng gì? Thực phẩm nên tránh

Ở trên chúng ta đã tìm hiểu các thực phẩm tốt cho người bị viêm loét dạ dày. Vậy những thực phẩm nào nên hạn chế ăn?

3.2.1 Thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ

Các thực phẩm này sẽ làm tăng lượng acid trong dạ dày. Khi sử dụng chúng nhiều sẽ làm dạ dày tổn thương thêm.

3.2.2 Các đồ uống chứa cồn

Sử dụng nhiều các đồ uống có cồn không có lợi cho sức khỏe, đặc biệt đối với dạ dày. Sử dụng nhiều đồ uống có cồn sẽ khiến tình trạng viêm loét dạ dày trở nên tồi tệ hơn.

3.2.3 Thựa phẩm lên men

Các thực phẩm lên men như: Dưa muối, kim chi… Các loại thực phẩm này không tốt và không nên sử dụng khi mắc bệnh viêm loét dạ dày.

3.2.4 Trái cây có vị chua

Trái cây rất tốt cho cơ thể, tuy nhiên trái cây có vị chua sẽ không tốt cho nhưng người bị viêm loét dạ dày. Những loại trái cây có vị chua: Cam, xoài… có thể gây kích ứng bao tử. Do đó người bị viêm loét dạ dày không nên ăn trái cây này.

3.2.5 Thực phẩm thừa để lâu

Các loại thực phẩm thừa để lâu nếu không được bảo quản đúng cách sẽ dễ bị vi khuẩn xâm nhập, gây ra các chất độc hại cho cơ thể. Vì vậy không nên sử dụng các thực phẩm thừa để quá 24h, nhất là đối với người bị viêm loét dạy dày.

3.2.6  Đồ ăn nhanh

Các loại đồ ăn nhanh rất nhiều chất béo và dầu mỡ: Khoai tây chiên, gà rán…Các loại thực phẩm này người bị bệnh viêm loét dạ dày không nên sử dụng. Đối với người khỏe mạnh cũng không nên sử dụng nhiều các loại thực phẩm này.

3.2.7 Thịt đỏ

Trong thịt đỏ có chứa nhiều các protein có hàm lượng acid cao. Vì vậy, khi tiêu hóa các loại thịt đỏ này, cơ thể chúng ta sẽ phải tăng sản xuất các loại acid trong dạ dày. Từ đó làm tăng acid trong dạ dày, gây tổn thương dạ dày.

3.2.8 Rau củ có vị đắng, hoặc quá nhiều xơ

Rau có vị đắng như: Khổ qua…tuy tốt cho sức khỏe nhưng có tính lạnh, có thể làm tổn thương dạ dày. Các loại củ quá nhiều xơ như: Su hào… nếu sử dụng nhiều sẽ gây khó tiêu.

Người bệnh nên hạn chế sử dụng đồ uống có cồn

Người bệnh nên hạn chế sử dụng đồ uống có cồn

Bài viết đã cung cấp chi tiết về bệnh viêm loét dạ dày nên ăn gì và kiêng gì. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích được cho mọi người trong quá trình điều trị bệnh viêm loét dạ dày.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital