Viêm bờ mi mắt: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Xuân Loan

Phó khoa Khám bệnh phụ trách chuyên khoa Mắt

Viêm bờ mi mắt là bệnh lý nhãn khoa nguy hiểm thường gặp ở rất nhiều người hiện nay. Bệnh ảnh hưởng lớn tới sức khỏe thị lực và gây ra nhiều khó khăn, bất tiện trong quá trình sinh hoạt của mọi người nên cần được điều trị sớm và đúng cách.

1. Viêm bờ mi mắt là gì?

Viêm bờ mi là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở bờ tự do của mi mắt. Bệnh liên quan tới một phần của mí mắt và sự phát triển của lông mi. Bệnh thường hình thành do sự tăng tiết bã nhờn, liên quan tới các vảy ra chết ở vùng mắt.

Khi các tuyến bã nhờn này bị bít tắc, bị tấn công bởi các vi khuẩn có hại thì sẽ dẫn tới tình trạng bít tắc, gây kích ứng và ngứa mắt. Ngoài ra, nhiễm khuẩn Staphylococcus cũng có thể gây nên tình trạng viêm bờ mi ở mắt của nhiều người.

Tình trạng viêm nhiễm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe đôi mắt và gây khó khăn trong việc sinh hoạt của mọi người. Nếu tổ chức viêm sưng to, thì sẽ làm mất thẩm mỹ khuôn mặt, khiến mọi người tự ti khi giao tiếp.

Viêm bờ mi là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở bờ tự do của mi mắt

Viêm bờ mi là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở bờ tự do của mi mắt

2. Nguyên nhân gây viêm bờ mi

Về cơ bản, nguyên nhân gây nên tình trạng viêm bờ mi được xác định là do một số yếu tố như vi khuẩn, tình trạng khô mắt hoặc do rối loạn chức năng tuyến nhờn ở mắt.

– Vi khuẩn: Các loại vi khuẩn (thường là Staphylococcus), virus (herpes simplex, varicella zoster) có hại dễ dàng tấn công khi gặp điều kiện thuận lợi như sức đề kháng yếu, vệ sinh vùng mắt không sạch sẽ. Chúng xâm nhập vào tổ chức niêm mặc ở bờ mi mắt, trú ngụ và gây viêm nhiễm ở khu vực này. Tình trạng viêm sẽ khiến mí mắt sưng to, đỏ tấy. Nếu không xử trí kịp thời, bệnh có thể dẫn tới những nguy hiểm khôn lường, thậm chí có thể ảnh hưởng tới thị lực nếu vi khuẩn xâm nhập và tấn công vào mắt.

– Rối loạn chức năng tuyến nhờn: Các tuyến Meibomian – tuyến bã nhờn – nằm ở trong các tấm sụn mi của mí mắt, đảm nhiệm vai tro tiết dầu của màng trước mắt. Lớp dầu này giúp ngăn cản nước mắt bay hơi và làm giảm sức căng bề mặt của nước mắt. Chúng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bôi trơn mắt mình thường. Rối loạn tuyến nhờn sẽ gây nên tình trạng viêm nhiễm ở bờ mi của mắt.

– Bệnh cũng có thể hình thành do dị ứng với một số thành phần của mỹ phẩm, đặc biệt là mỹ phẩm ở vùng mắt bởi đây là khu vực rất nhạy cảm.

– Một số loại thuốc điều trị bệnh cũng có thể gây ra phản ứng phụ, tác dụng phụ khiến bờ mi mắt bị viêm nhiễm.

Các loại vi khuẩn (thường là Staphylococcus) có thể gây nên tình trạng viêm nhiễm ở bờ mi mắt

Các loại vi khuẩn (thường là Staphylococcus) có thể gây nên tình trạng viêm nhiễm ở bờ mi mắt

3. Dấu hiệu nhận biết viêm bờ mi

Người mắc viêm bờ mi mắt thường gặp phải tình trạng:

– Đau, rát ở vùng mí mắt, cơn đau có thể lan sang khắp cả mắt gây khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt.

– Mắt bị cộm, đóng vảy ở mí mắt hoặc ở dưới lông mi, có cảm giác như có dị vật trong mắt.

– Thường xuyên có cảm giác ngứa mắt, muốn gãi và dụi mắt.

– Bờ mi sưng to, cộm cấn sẽ khiến mọi người nhìn mờ, khó nhìn.

– Nhạy cảm với ánh sáng, ngại nhìn, tiếp xúc với ánh sáng đèn, mặt trời.

– Thường xuyên chảy nước mắt kèm theo tình trạng đỏ ở trong mắt.

– Lông mi dễ bị gãy, rụng và khó mọc lại ở vị trí bờ mi bị viêm.

Đau, rát, sưng tấy ở vùng mí mắt là những dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh

Đau, rát, sưng tấy ở vùng mí mắt là những dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh

Để chẩn đoán bệnh, các bác sĩ nhãn khoa sẽ kiểm tra vùng mí mắt và lông mi của người bệnh. Một số trường hợp, viêm bờ mi có thể là bệnh mãn tính và tiến triển nặng khiến việc điều trị trở nên vô cùng khó khăn. Do đó, khi phát hiện các yếu tố bất thường ở vùng mí mắt thì hãy tới ngay các cơ sở y tế để được thăm khám sớm, điều trị kịp thời nhằm ngăn chặn biến chứng của bệnh.

4. Điều trị viêm bờ mi mắt

4.1. Viêm bờ mi mắt nhẹ

– Vệ sinh mắt: Dùng miếng gạch mềm, sạch, thấm nước muối sinh lý 0,9% và lau nhẹ ở vùng bờ mi từ trong gốc mắt đến đuôi mắt để loại bỏ bụi bẩn tích tụ trên mi mắt.

– Massage: Chườm ấm và xoa bóp mí mắt nhẹ nhàng bằng đầu ngón tay để tăng lưu thông, tăng bài tiết vùng mí mắt giúp ngăn ngừa viêm nhiễm xảy ra.

– Nước mắt nhân tạo: Nhỏ nước mắt nhân tạo để cải thiện tình trạng khô mắt, giảm triệu chứng nóng rát, chảy nước mắt do viêm bờ mi. Nước mắt nhân tạo được sử dụng cần theo chỉ định của bác sĩ. Nếu nhỏ mà vẫn không cải thiện thì cần tới ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ xử trí kịp thời.

4.2. Viêm bờ mi trung bình – nặng

Nếu vệ sinh và nhỏ nước mắt nhân tạo tại nhà không cải thiện tình trạng viêm nhiễm, mọi người cần sử dụng thuốc với phác đồ theo chỉ định của bác sĩ.

Một số loại thuốc có thể được sử dụng như là:

– Thuốc mỡ kháng sinh dùng để bôi: Erythromycin, bacitracin…

– Kháng sinh đường uống: Doxycycline, tetracycline, azithromycin…

– Thuốc chống viêm glucocorticoid: Rimexolone, loteprednol etabonate, fluorometholone…

– Thuốc nhỏ mắt kê đơn: Azithromycin, Cyclosporine…

Thuốc được kê đơn dựa trên thể trạng cũng như mức độ viêm nhiễm của từng người. Do đó, mọi người không tự ý mua và sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Điều trị mắt bị viêm bờ mi với phác đồ theo chỉ định của bác sĩ nhãn khoa có chuyên môn

Điều trị mắt bị viêm bờ mi với phác đồ theo chỉ định của bác sĩ nhãn khoa có chuyên môn

Bệnh viêm bờ mi mắt ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt và sức khỏe nhãn khoa nên cần được điều trị kịp thời với phác đồ phù hợp của bác sĩ có chuyên môn. Do vậy, thăm khám sớm tại các cơ sở y tế uy tín là cách tốt để bạn có thể bảo vệ sức khỏe đôi mắt toàn diện.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital