Viêm Amidan mạn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tham vấn bác sĩ
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ

Dương Văn Tiến

Trưởng phòng khám Tai mũi họng Cơ sở 286 Thụy Khuê

Viêm Amidan mạn tính là một tình trạng thường gặp và dễ biến chứng thành các bệnh lý nguy hiểm như viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm cầu thận. Vậy làm sao để điều trị được bệnh lý này?

1. Tổng quan về Amidan mạn tính

1.1 Thông tin về viêm Amidan

Amidan là tổ chức có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây hại cho cơ thể như vi khuẩn, virus tấn công vào vòm họng. Tuy nhiên, nếu một lượng lớn tác nhân có hại xâm nhập đồng loạt vào sẽ khiến cho Amidan gặp tình trạng nhiễm trùng và mất đi chức năng vốn có. Lúc này, Amidan sẽ trở thành ổ trú ngụ cho vi khuẩn.

Viêm Amidan

Khi bị vi khuẩn xâm nhập ồ ạt vào, Amidan sẽ không phản ứng kịp và xảy ra hiện tượng viêm nhiễm

1.2 Thông tin về Amidan mạn tính

Amidan gồm có 2 loại: Amidan cấp tính và Amidan mạn tính. Amidan mạn tính là tình trạng viêm nhiễm thường xuyên của Amidan khẩu cái. Khi chuyển sang giai đoạn này, người bệnh rất dễ gặp phải những biến chứng nguy hiểm đến vùng tai mũi họng cũng như toàn thân.

2. Nguyên nhân gây Amidan

Những tác nhân gây nên Amidan phải kể đến như:

– Một số loại vi khuẩn và virus xâm nhập vào cơ thể gây bệnh.

– Cơ thể bị suy giảm sức đề kháng, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có sẵn trong cơ thể phát triển và gây nên bệnh lý.

– Người bệnh có nền bệnh về hô hấp như ho gà, cúm, sởi….

– Cơ thể bị nhiễm lạnh như uống nước lạnh, ăn kem, uống bia lạnh…

– Amidan có nhiều khe hốc khiến vi khuẩn dễ dàng trú ngụ.

– Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ.

– Do thời tiết thay đổi đột ngột.

Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ là một trong những nguyên nhân gây viêm Amidan

Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ là một trong những nguyên nhân gây viêm Amidan

3. Triệu chứng Amidan mạn tính

Ngoài có những triệu chứng của Amidan cấp tính (sốt nhẹ hoặc không sốt, không rét run hay ớn lạnh), viêm Amidan mạn tính sẽ có những triệu chứng đặc trưng như:

– Cơ thể mệt mỏi, gầy yếu và ngây ngấy sốt về chiều.

– Cổ họng nuốt vướng.

– Bị ho khan từng cơn kéo dài vào buổi sáng khi mới ngủ dậy.

– Họng rát và giọng nói thay đổi.

– Hơi thở có mùi hôi.

– Thỉnh thoảng bị ho và khàn tiếng, nếu ở trẻ em thì bị thở khò khè và ngủ ngáy to.

4. Điều trị Amidan mạn tính bằng cách nào?

Đề điều trị hiệu quả được Amidan mạn tính thì phẫu thuật được coi là một phương pháp phổ biến. Tuy nhiên, cần phải được thăm khám kỹ lưỡng và có quyết định chặt chẽ của bác sĩ để xác định bệnh nhân đủ điều kiện thực hiện mổ.

4.1 Trường hợp phẫu thuật cắt Amidan

Cắt Amidan sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện trong các trường hợp sau:

– Viêm Amidan tái nhiễm 5 – 6 lần/năm.

– Khi bị viêm Amidan, người bệnh gặp những biến chứng như viêm mũi, viêm xoang, viêm màng trong tim, viêm khớp, viêm cầu thận….

– Viêm Amidan quá phát khiến người bệnh khó thở, khó nuốt và khó nói.

viêm Amidan mạn

Để biết chính xác có cần cắt Amidan không, bạn cần đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ kiểm tra kỹ lưỡng

4.2 Phương pháp điều trị viêm Amidan mạn tính

Hiện nay phương pháp hiện đại để điều trị viêm Amidan mạn tính chính là Plasma Plus. Công nghệ này đang được áp dụng tại các cơ sở y tế hàng đầu và bệnh nhân hoàn toàn hài lòng sau khi trải nghiệm. Plasma Plus có những điểm nổi bật như:

– Được sản xuất tại Mỹ, một trong những đất nước có nền y học tân tiến.

– Có khả năng hàn gắn mạch máu dưới 1mm, giúp ngăn chặn được khả năng chảy máu khi phẫu thuật.

– Lưỡi dao chỉ dùng 1 lần duy nhất và có thể tự huỷ sau khi ca mổ kết thúc.

– Thiết diện dao Plasma mỏng, có thể uốn cong linh hoạt giúp cho bác sĩ dễ dàng thực hiện các thao tác và đồng thời không gây tổn thương đến những mô xung quanh.

– Phẫu thuật diễn ra trong thời gian ngắn, chỉ khoảng 30 – 45 phút.

– Bệnh nhân chỉ lưu viện trong vòng 24h và có thể hồi phục nhanh chóng sau phẫu thuật.

Mong rằng bài viết trên của chúng tôi đã cung cấp những thông tin hữu ích cho các bạn xoay quanh chủ đề “viêm Amidan mạn tính”. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về hiện tượng này, bạn có thể liên hệ với bác sĩ tại các cơ sở y tế uy tín để được giải đáp chi tiết và chính xác nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital