Viêm amidan là gì? Bé bị viêm amidan có biểu hiện như thế nào?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Viêm amidan là bệnh lý thường xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào nhưng thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Bệnh nếu không được phát hiện và chữa trị đúng cách có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Vậy bệnh viêm amidan là gì? Bé bị viêm amidan có biểu hiện như thế nào?

1. Tìm hiểu về bệnh viêm amidan

1.1 Bé bị viêm amidan là gì?

Amidan tổ chức lympho nằm sâu trong cổ họng và có chức năng chính là ngăn chặn các loại vi khuẩn, virus có hại, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân xấu, gây bệnh. Tuy nhiên, khi mà các vi khuẩn, các virus xuất hiện và tấn công ồ ạt mà amidan lại không thể làm được đúng chức năng của nó thì sẽ dẫn đến tình trạng viêm amidan.

Nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng viêm amidan chính là do vi rút gây ra cảm lạnh và cảm cúm, nhưng trong một số trường hợp, viêm amidan là do nguyên nhân nhiễm trùng do vi khuẩn.

Viêm amidan thường gặp nhất là ở trẻ nhỏ và thường hiếm gặp ở trẻ em trước 2 tuổi, bệnh sẽ tự khỏi sau 3–4 ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp viêm amidan có thể biến chứng nặng nề và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

1.2 Bé bị viêm amidan nguyên nhân do đâu?

Trẻ nhỏ chính là đối tượng hay mắc viêm amidan nhất. Nguyên nhân là do hoạt động miễn dịch, đề kháng của amidan mạnh nhất ở nhóm trẻ từ 4 đến 10 tuổi, sau đó sẽ giảm rõ rệt.

Viêm amidan thường gặp nhất là ở trẻ nhỏ và thường hiếm gặp ở trẻ em trước 2 tuổi, bệnh sẽ tự khỏi sau 3–4 ngày mà không cần điều trị.

Viêm amidan thường gặp nhất là ở trẻ nhỏ và thường hiếm gặp ở trẻ em trước 2 tuổi, bệnh sẽ tự khỏi sau 3–4 ngày mà không cần điều trị.

2. Những dấu hiệu nhận biết bé bị viêm amidan?

Có nhiều loại nguyên nhân gây ra viêm amidan, tùy theo từng tác nhân gây bệnh là virus hay vi khuẩn mà trẻ sẽ có các biểu hiện, triệu chứng đặc trưng riêng. Dưới đây là các biểu hiện mà cha mẹ cần lưu ý:

– Khi trẻ bị viêm amidan, amidan của trẻ sẽ sưng to gây đau họng khó nuốt và đôi khi bị khàn tiếng mất tiếng.

– Trẻ có thể sốt (nhiệt độ trên 38 °C) kèm theo các triệu chứng chung như: ho, đau đầu, đau tai, đau bụng, buồn nôn và mệt mỏi.

– Ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, các dấu hiệu của viêm amidan có thể bao gồm như: trẻ chảy nước dãi và bỏ ăn, bỏ bú, trẻ có thể khóc, quấy.

– Ở một số trường hợp nghiêm trọng hơn, thường là do nhiễm vi khuẩn gây ra, trẻ bị viêm amidan có thể bị sưng hạch ở cổ, có những chấm mủ trắng trên amidan và hơi thở có mùi hôi.

Lúc này, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị, đặc biệt khi nhìn thấy các đốm trắng trên amidan của trẻ, cổ họng trẻ đau và gây ảnh hưởng đến việc ăn, uống, nước nước bọt, hoặc trẻ vẫn có các triệu chứng của viêm amidan sau 4 ngày.

Viêm amidan ở trẻ nhỏ thường không liên quan đến bất kỳ biến chứng nào khác,tuy nhiên nhưng trong một số ít trường hợp viêm amidan do vi khuẩn tấn công, một tình trạng gọi là quinsy, chúng có thể phát triển, khi một áp xe hình thành giữa amidan và thành họng của trẻ.

Theo các chuyên gia y tế, quinsy hiếm gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng khi nó phát triển thì có nhiều khả năng là ở trẻ nhỏ từ độ tuổi từ 2–4 tuổi.

– Các dấu hiệu cho thấy con bạn bị quinsy bao gồm như sau: trẻ đau họng dữ dội, sưng tấy trong miệng và vùng cổ họng, đau khi nói, nuốt, thở, ăn.

Bệnh viêm amidan ở trẻ thường được chẩn đoán từ mô tả các triệu chứng của trẻ và tìm kiếm amidan sưng đỏ ở phía sau cổ họng của trẻ. Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng có thể xét nghiệm tăm bông sau cổ họng hoặc xét nghiệm máu để kiểm tra nhiễm trùng do vi khuẩn, những điều này thường không phổ biến.

Khi bé bị viêm amidan, amidan của trẻ sẽ sưng to gây đau họng khó nuốt và đôi khi bị khàn tiếng mất tiếng.

Khi bé bị viêm amidan, amidan của trẻ sẽ sưng to gây đau họng khó nuốt và đôi khi bị khàn tiếng mất tiếng.

3. Tìm hiểu phương pháp điều trị viêm amidan ở trẻ nhỏ?

Hầu hết, viêm amidan ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là do virus gây ra do đó, nó không có phương pháp điều trị đặc hiệu, vì vậy cha mẹ chỉ chỉ cần theo dõi và giúp trẻ giảm bớt các triệu chứng khó chịu cho đến khi con bạn cảm thấy tốt hơn.

– Để giảm các triệu chứng của viêm amidan ở trẻ nhỏ, cha mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi nhiều và ăn uống bình thường nhất có thể, kể cả khi trẻ bị đau khi nuốt.

–  Cha mẹ cũng có thể sử dụng thuốc giảm đau có chứa paracetamol hoặc ibuprofen, liều lượng và phương pháp nên theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

– Thông thường tình trạng trẻ bị viêm amidan cấp tính thường kéo dài khoảng 7 đến 10 ngày. Trong trường hợp nghi ngờ nhiễm khuẩn hoặc có nguy cơ biến chứng, lúc này các bác sĩ có thể chỉ định dùng kháng sinh để điều trị.

– Bệnh viêm amidan ở trẻ, nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh sẽ có những biến chứng phức tạp như: bệnh tái phát nhiều lần, sốt kéo dài, tái sốt,… lâu dần sẽ dẫn tới viêm amidan mạn tính và rất khó để có thể điều trị dứt điểm.

Nếu trẻ nhỏ có dấu hiệu của bệnh viêm amidan, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín, chất lượng để được thăm khám và điều trị

Nếu trẻ nhỏ có dấu hiệu của bệnh viêm amidan, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín, chất lượng để được thăm khám và điều trị

Với những thông tin chúng tôi vừa chia sẻ, hy vọng các bậc phụ huynh đã nắm được các thông tin về bệnh viêm amidan. Nếu trẻ nhỏ có dấu hiệu của bệnh viêm amidan, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín, chất lượng để được thăm khám và điều trị bởi trong một số trường hợp viêm amidan còn gây ảnh hưởng đến chất lượng sống của trẻ và có thể gây ra những biến chứng như: gây viêm xung quanh amidan, viêm loét thành họng, viêm họng mạn tính, viêm hạch… thậm chí là nhiễm trùng máu vô cùng nguy hiểm.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital