Viêm amidan hốc mủ điều trị thế nào?

Tham vấn bác sĩ
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ

Dương Văn Tiến

Trưởng phòng khám Tai mũi họng Cơ sở 286 Thụy Khuê

Viêm amidan hốc mủ là một bệnh lý nguy hiểm, thường gặp ở nhiều đối tượng, đặc biệt là trẻ em. Các triệu chứng bệnh không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn có thể dẫn tới biến chứng nếu không điều trị kịp thời. Tìm hiểu ngay viêm amidan hốc mủ điều trị thế nào, chăm sóc làm sao… ngay sau đây.

1. Tìm hiểu bệnh viêm amidan hốc mủ

1.1. Dấu hiệu

Viêm amidan hốc mủ là tình trạng viêm nhiễm amidan cấp tính hoặc mạn tính do tác nhân là vi khuẩn hoặc virus gây ra. Đây là một thể viêm amidan thường gặp với đặc trưng là các cục mủ màu trắng xanh hoặc vệt mủ như bã đậu ở khe, hốc của amidan. Ngoài ra, người bệnh có thể nhận biết bản thân đang mắc viêm amidan hốc mủ thông qua một số triệu chứng như:

– Đau rát họng

– Amidan đỏ tấy

– Có vết loét ở cổ họng

– Nuốt vướng

– Hơi thở có mùi

– Sốt nhẹ

– Người mệt mỏi

– Khô miệng…

Bệnh lý này ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, do đó, người bệnh nên chủ động đi khám và điều trị sớm theo phác đồ của bác sĩ để nhanh chóng hồi phục.
Viêm amidan hốc mủ là một thể viêm amidan nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của người bệnh

Viêm amidan hốc mủ là một thể viêm amidan nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của người bệnh

1.2. Nguyên nhân

Amidan có cấu tạo đặc biệt với rất nhiều khe, hốc nên đây thường là môi trường lý tưởng để các tác nhân có hại trú ngụ và tấn công. Trong điều kiện thuận lợi, các tác nhân là vi khuẩn, virus, nấm hay ký sinh trùng… sẽ bùng phát mạnh mẽ và gây bệnh ở mọi người.

Ngoài ra, một số yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ viêm amidan hốc mủ như:

– Sức đề kháng của người bệnh giảm sút do đang mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, bệnh viêm nhiễm toàn thân, bệnh ung thư…

– Không khí ô nhiễm, nguồn nước sinh hoạt kém vệ sinh.

– Cơ thể thiếu chất do suy dinh dưỡng hoặc thừa cân, béo phì.

– Mọi người không vệ sinh răng miệng, mũi họng khoa học hằng ngày.

– Thường xuyên hút thuốc, uống rượu bia hoặc sử dụng các chất kích thích, ăn quá nhiều đồ cay nóng…

1.3. Biến chứng

Viêm amidan hốc mủ tiềm ẩn nguy cơ gây biến chứng nặng nề đối với sức khỏe người bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Các biến chứng viêm amidan hốc mủ thường gặp ở người bệnh hiện nay như là:

– Biến chứng tại chỗ: Viêm tấy niêm mạc họng nặng nề hoặc dẫn tới áp xe quanh amidan.

– Biến chứng kế cận: Tổn thương các cơ quan thuộc hệ hô hấp trên như viêm tai ngoài, viêm tai giữa, viêm mũi, viêm xoang, viêm họng hạt, viêm thanh quản, viêm phế quản

– Biến chứng toàn thân: Viêm nhiễm nặng và lan rộng, tổn thương tới các cơ quan khác, gây ra bệnh viêm cầu thận, viêm cơ tim, viêm phổi, viêm màng não…

Nếu điều trị chậm trễ hoặc sai cách, viêm amidan có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm

Nếu điều trị chậm trễ hoặc sai cách, viêm amidan có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm

Do đó, người bệnh cần được điều trị viêm amidan kịp thời để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm đe dọa tới sức khỏe và tính mạng.

2. Bệnh viêm amidan hốc mủ điều trị thế nào?

Để bảo toàn sức khỏe tối ưu, người bệnh mắc viêm amidan cần được thăm khám và điều trị sớm. Mục đích của điều trị là cải thiện tình trạng viêm nhiễm, giúp bảo toàn sức khỏe vùng họng và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm. Nguyên tắc điều trị viêm amidan hốc mủ hiện nay thường được chỉ định điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật. Cụ thể:

2.1. Dùng thuốc

Đối với tình trạng viêm amidan mức độ nhẹ hoặc trung bình, người mới mắc viêm amidan thì bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng việc sử dụng một số loại thuốc như:

– Kháng sinh: Áp dụng trong trường hợp viêm amidan do vi khuẩn gây ra, điều trị không quá 14 ngày và tránh lạm dụng.

– Kháng viêm: Thuốc có tác dụng hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm nhiễm cho người bệnh.

– Giảm đau: Thuốc làm giảm sự khó chịu do viêm amidan thường gây ra các triệu chứng đau rát họng.

– Giảm xung huyết: Giảm cảm giác sưng nề, đỏ tấy niêm mạc họng để người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn trong quá trình điều trị.

– Nước vệ sinh, súc họng: Giúp làm sạch môi trường cổ họng, loại bỏ bớt các vi khuẩn, virus có hại để thúc đẩy quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn.

Đối với điều trị nội khoa bằng thuốc, người bệnh cần tránh tự ý sử dụng hoặc thay đổi liều lượng, thời gian dùng để tránh gây ra các hậu quả đáng tiếc. Trong quá trình điều trị, nếu thấy bệnh không có dấu hiệu cải thiện hoặc gặp phải các vấn đề bất thường thì người bệnh nên thông báo ngay cho bác sĩ để được xử trí đúng cách.

3.2. Phẫu thuật

Đối với người bệnh bị viêm amidan hốc mủ nặng, bệnh tái diễn nhiều lần, điều trị nội khoa không hiệu quả hoặc cần phải giải phẫu bệnh học… thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cho người bệnh. Đây là một phương pháp điều trị viêm amidan được đánh giá cao về tính hiệu quả. Mục đích của phẫu thuật là loại bỏ tổ chức amidan viêm nhiễm nặng một cách triệt để để cải thiện hoàn toàn tình trạng viêm, giúp bảo toàn sức khỏe cho người bệnh.

Hiện nay, cắt amidan bằng công nghệ Plasma Plus được ứng dụng rộng rãi nhờ rất nhiều ưu điểm vượt trội như dễ dàng thao tác trong môi trường cổ họng hẹp do lưỡi dao mỏng dẹt, nhiệt lượng thấp giúp bảo toàn niêm mạc khỏe mạnh tối ưu, giảm đau, giảm chảy máu, thời gian phẫu thuật diễn ra nhanh, hiệu quả vượt trội dài lâu…

Sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật là cách điều trị thường được áp dụng, trả lời cho câu hỏi viêm amidan hốc mủ điều trị thế nào 

Sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật là cách điều trị thường được áp dụng, trả lời cho câu hỏi viêm amidan hốc mủ điều trị thế nào 

3. Chăm sóc sau điều trị

Theo các chuyên gia, người bệnh sau khi điều trị viêm amidan hốc mủ cần xây dựng một chế độ sinh hoạt khoa học, vệ sinh tai mũi họng đúng cách để nhanh hồi phục và phòng ngừa một số bệnh lý nguy hiểm. Theo đó:

– Vệ sinh mũi họng bằng dung dịch chuyên dụng hoặc nước muối sinh lý theo khuyến cáo của bác sĩ để làm sạch mũi họng, loại bỏ các tác nhân gây bệnh trú ngụ.

– Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng thông qua những thực phẩm tươi xanh, được chế biến vệ sinh.

– Bổ sung vitamin cho cơ thể bằng rau củ và trái cây tươi xanh, uống nhiều nước.

– Đeo khẩu trang khi tới những nơi đông người, sát khuẩn tay sạch sẽ sau khi về nhà.

– Nên hạn chế tiếp xúc với người bệnh đang mắc các bệnh lý có khả năng lây truyền cao.

– Uống nước ấm, giữ ấm cơ thể để phòng ngừa cảm lạnh và các bệnh về đường hô hấp.

– Tập thể dục nhẹ nhàng, tiêm chủng đầy đủ để nâng cao đề kháng cho cơ thể.

– Trong quá trình điều trị, nếu phát hiện bản thân có các dấu hiệu bất thường thì mọi người nên đi tái khám ngay để được xử trí kịp thời.

Vệ sinh mũi họng và nghỉ ngơi khoa học để phòng ngừa mắc viêm amidan

Vệ sinh mũi họng và nghỉ ngơi khoa học để phòng ngừa mắc viêm amidan

Hy vọng, những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về viêm amidan hốc mủ điều trị thế nào. Nếu thấy bản thân có các dấu hiệu mắc bệnh, mọi người nên chủ động đi khám để được bác sĩ điều trị nhanh chóng, đúng cách.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital