Vì sao mất ngủ thiếu máu não nên đo lưu huyết não?

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Văn Doanh

Trưởng khoa Khám bệnh

Tình trạng mất ngủ thiếu máu não thường gặp ở nhiều người, đặc biệt là người cao tuổi. Hiện nay, người bệnh đi khám với biểu hiện đau đầu nghi ngờ do thiếu máu não thường được chỉ định đo lưu huyết não (ghi lưu huyết não) để kiểm tra. Cùng tìm hiểu phương pháp này có vai trò như thế nào trong chẩn đoán bệnh lý đau đầu thiếu máu não?

1. Đo lưu huyết não là gì? Vai trò và Ưu điểm của đo lưu huyết não

1.1 Đo lưu huyết não là gì?

Đo lưu huyết não là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh được sử dụng rộng rãi hiện nay. Giúp kiểm tra tình trạng lưu lượng tuần hoàn máu qua bán cầu não, cường độ và tốc độ dòng máu lên não được gọi chung là huyết động của não và trạng thái thay đổi chức năng của mạch máu não còn gọi là tình trạng trương mạch.

Đo lưu huyết não giúp kiểm tra xem bạn có bị thiếu máu não hay không

Đo lưu huyết não giúp chẩn đoán xem có bị thiếu máu não hay không.

1.2 Vai trò của đo lưu huyết não khi bị mất ngủ thiếu máu não

Giúp bác sĩ đánh giá xem có phải người bệnh bị thiếu máu não hay không, hay do rối loạn mạch máu não.

Đo lưu huyết não giúp tầm soát, phát hiện nhiều vấn đề ở mạch máu não như:

– Rối loạn tuần hoàn máu não

– Thiếu máu não

Đột quỵ do thiếu máu não, …

Khi nghi ngờ hoặc người bệnh có các biểu hiện thiểu năng tuần hoàn não như:

– Chóng mặt

– Đau đầu

– Dị cảm

– Rối loạn về giấc ngủ (mất ngủ)

– Rối loạn về sự chú ý

– Rối loạn về tri giác

– Rối loạn về trí nhớ

1.3 Ưu điểm của đo lưu huyết não khi bị mất ngủ thiếu máu não

Đây là phương pháp thăm dò tuần hoàn não không xâm nhập, không gây nguy hại, an toàn cho người bệnh. Có thể đo được nhiều lần trong thời gian dài và có thể thực hiện trong trường hợp bệnh nhân đang ở trạng thái nặng như: hôn mê, sốt cao, tăng áp lực sọ. Thậm chí vẫn có thể đo lưu huyết não ngay cả khi bệnh nhân trong quá trình tiến hành phẫu thuật.

2. Vì sao mất ngủ thiếu máu não lại đo lưu huyết não?

Mất ngủ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như bệnh lý, tâm lý (lo lắng, căng thẳng) hoặc do môi trường sống tác động.

Bệnh lý thì có rất nhiều bệnh có thể gây rối loạn giấc ngủ (mất ngủ), một trong những bệnh lý phổ biến nhất hiện nay gây mất ngủ là do thiếu máu não.

Để chẩn đoán xem tình trạng mất ngủ có phải do thiếu máu não hay không, các bác sĩ thường chỉ định người bệnh thực hiện ghi lưu huyết não (đo lưu huyết não). Đây là kỹ thuật chẩn đoán cơ bản, giúp đánh giá huyết động của não và tình trạng trương mạch như đã phân tích ở trên.

Tuy nhiên, một số trường hợp có biểu hiện đau đầu nghi ngờ thiếu máu não nhưng chưa thể khẳng định chính xác đo kết quả đo lưu huyết não do còn phụ thuộc vào: nhịp tim, huyết áp, độ nhớt của máu, tác dụng của các loại thuốc vận mạch; tác động của môi trường xung quanh đến kết quả đo lưu huyết não; sai số giữa hai lần đo thì khi đó có thể chỉ định phối hợp thêm một số phương pháp khác để có kết quả chẩn đoán chính xác như:

– Điện não đồ

– Chụp X quang cột sống thẳng, nghiêng

Chụp cắt lớp vi tính MSCT đã dãy

Chụp cộng hưởng từ MRI

Điều này sẽ giúp việc chẩn đoán các bệnh lý thần kinh (não bộ) và mạch máu được chính xác nhất và loại trừ được các bệnh lý có liên quan gây triệu chứng mất ngủ để khẳng định mất ngủ do thiếu máu não hay mất ngủ do nguyên nhân nào khác.

kết quả đo lưu huyết não

Kết quả đo lưu huyết não được phản ảnh trên máy vi tính dưới dạng biểu đồ.

3. Mất ngủ thiếu máu não có nguy hiểm không?

Tình trạng thiếu máu lên não nếu để lâu có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Một trong những biến chứng nguy hiểm thường gặp nhất mà thiếu máu não gây ra là nguy cơ đột quỵ (tai biến mạch máu não).

Ngoài ra, thiếu máu não gây tình trạng mất ngủ kéo dài dễ khiến người bệnh bị mất ngủ mạn tính, suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh, rối loạn tâm thần, trầm cảm, mắc các bệnh lý về tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp, rối loạn nội tiết, bệnh lý đường tiêu hóa, suy nhược cơ thể, nặng có thể dẫn đến tử vong.

Mất ngủ thiếu máu não có nguy hiểm không?

Thiếu máu não nếu không điều trị và phòng ngừa kịp thời có thể dẫn đến đột quỵ não.

4. Một số biện pháp hỗ trợ không dùng thuốc

Nếu có biểu hiện mất ngủ, thiếu máu não, bạn nên đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh để được kiểm tra và tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả. Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây để điều trị, các bác sĩ cũng khuyến khích người bệnh thực hiện thêm một số biện pháp hỗ trợ không dùng thuốc như sau:

–  Ngâm chân bằng nước ấm, có cho một ít muối và/hoặc gừng kèm xoa bóp nhẹ nhàng giúp kích thích tuần hoàn máu, lưu thông khí huyết, giúp cân bằng cơ thể và cải thiện giấc ngủ.

– Xoa bóp, bấm huyệt vùng đầu – mặt – cổ, massage cổ vai gáy và toàn thân.

– Bổ sung thêm vào thực đơn ăn uống hàng ngày các loại thực phẩm giúp dễ ngủ như: hạt sen, hoa thiên lý, …

– Tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày

– Tắm nước ấm vào buổi tối trước khi đi ngủ

– Tạo thói quen đi ngủ đúng giờ và thức vào một giờ cố định mỗi ngày, đảm bảo ngủ đủ giấc và giấc ngủ có chất lượng.

– Vệ sinh phòng ngủ sạch sẽ, yên tĩnh, thoáng mát.

– Không nên sử dụng các chất kích thích vào buổi tối như bia, rượu, cafe, thuốc lá,…

– Tắt hết các thiết bị điện tử như máy tính, tivi, điện thoại,… ít nhất một giờ trước khi đi ngủ.

Đừng để mất ngủ kéo dài vì điều này không chỉ khiến cơ thể bạn mệt mỏi, uể oải, mà còn kéo theo nhiều bệnh lý nguy hiểm sau này.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital