Vì sao đột quỵ xảy ra ở người trẻ và cách khắc phục

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Văn Doanh

Trưởng khoa Khám bệnh

Đột quỵ có xu hướng trẻ hóa khi độ tuổi người bệnh ở ngưỡng 18-30 đang gia tăng trong thời gian gần đây. Vì sao đột quỵ xảy ra ở người trẻ, biến chứng và phương pháp ngăn ngừa sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây.

1. Giải đáp vì sao đột quỵ xảy ra ở người trẻ?

Tình trạng trẻ hóa độ tuổi người bị đột quỵ là hồi chuông cảnh tỉnh về lối sống, cách sinh hoạt, ăn uống của người trẻ hiện nay. Chính cách sống đó đã ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, kéo theo nhiều hệ lụy trong đó có nguy cơ đột quỵ cao. Một số nguyên nhân lý giải vì sao đột quỵ gia tăng ở người trẻ như sau:

1.1. Vì sao đột quỵ xảy ra? – Do mắc các bệnh mạn tính

Người trẻ mắc các bệnh mạn tính bao gồm: tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch, xơ vữa động mạch, … và không điều trị tích cực hoặc không có biện pháp kiểm soát hợp lý tạo điều kiện cho cục máu đông hình thành. Cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu, nguy hiểm nhất là làm tắc nghẽn mạch máu não gây đột quỵ. Theo một số thống kê cho thấy số người trẻ tuổi bị đột quỵ có tiền sử tiểu đường chiếm 30%, có tiền sử cao huyết áp khoảng 10% và đang tiếp tục gia tăng.

Vì sao đột quỵ xảy ra? - Do bệnh tim mạch, tiểu đường tác động

Những người mắc bệnh lý tim mạch cần quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn để ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ

1.2. Ngủ muộn, thiếu ngủ, rối loạn giấc ngủ

Ngủ không đủ giấc, thức khuya, mất ngủ, rối loạn giấc ngủ thường xuyên ở người trẻ gây căng thẳng, mệt mỏi. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, nhóm người từ 18-35 nếu mất ngủ, làm việc quá sức về đêm sẽ có nguy cơ đột quỵ cao gấp 8 lần bình thường.

1.3. Vì sao đột quỵ xảy ra ở người trẻ tuổi? – Do chịu nhiều áp lực, căng thẳng quá mức

Chịu nhiều stress, áp lực trong thời gian dài mà không có biện pháp khắc phục ảnh hưởng lớn đến sức khỏe đồng thời làm tăng nguy cơ đột quỵ. Áp lực công việc cộng thêm làm việc quá sức, không nghỉ ngơi khiến hệ thần kinh bị quá tải, kiệt sức và tiết ra nhiều hormone adrenaline. Tình trạng này khiến hệ thần kinh rối loạn thực vật rối loạn, gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu lên não từ đó tăng nguy cơ đột quỵ.

1.4. Thừa cân, béo phì, ngồi nhiều, lười vận động

Việc giới trẻ lạm dụng đồ ăn nhanh, các món chiên rán nhiều dầu mỡ, uống nhiều đồ uống có gas khiến tăng cân khó kiểm soát, gây thừa cân, béo phì. Lối sống ít vận động, ngồi nhiều khiến mỡ thừa tích tụ ngày càng nhiều làm tăng nguy cơ mắc bệnh liên quan đến chuyển hóa như mỡ máu. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng 10% người trẻ bị đột quỵ có yếu tố thừa cân béo phì tác động.

1.5. Lạm dụng chất kích thích

Theo thống kê, trung bình một người trưởng thành tiêu thụ khoảng 8,3 lít cồn trong 1 năm. Con số này báo động về tình trạng lạm dụng rượu bia của giới trẻ hiện nay. Việc uống quá nhiều bia rượu làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Trong đó, điển hình là xơ vữa động mạch hình thành các mảng xơ vữa, làm tắc nghẽn mạch máu não và dẫn đến đột quỵ.

1.6. Hút thuốc lá

Đáng báo động, thuốc lá chứa đến 7000 loại chất độc hại trong đó có đến 69 hoạt chất gây ung thư. Khí CO trong thuốc lá khiến khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu suy giảm. Điều này khiến nồng độ oxy máu giảm, làm máu cô đặc hơn. Bên cạnh đó, tình trạng này đồng thời gia tăng nguy cơ mắc bệnh lý nguy hiểm điển hình như nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Thống kê cho thấy có đến 50% số người bệnh đột quỵ trẻ tuổi có tiền sử hút thuốc lá nhiều năm.

1.7. Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh

Chế độ ăn sử dụng nhiều dầu mỡ, lạm dụng đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều cholesterol xấu, đồ uống có gas trong thời gian dài gia tăng khả năng mắc các bệnh về mỡ máu, xơ vữa động mạch, béo phì. Do vậy, nguy cơ bị đột quỵ cũng tăng cao.

Vì sao đột quỵ xảy ra? - Do chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất, không cân bằng

Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh khiến cơ thể không được cung cấp đủ dinh dưỡng, tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh nghiêm trọng

1.8. Tâm lý chủ quan

Không thường xuyên thăm khám hay tầm soát đột quỵ sớm, thờ ơ với triệu chứng cảnh báo là nguyên nhân khiến đột quỵ xảy ra. Người trẻ thường có suy nghĩ mình có sức đề kháng tốt, còn trẻ nên ít quan tâm đến sức khỏe bản thân. Điều này vô tình tạo điều kiện cho các bệnh lý nguy hiểm diễn tiến nặng, khó kiểm soát. Do đó, việc nhận thấy các dấu hiệu bất thường hoặc thăm khám định kỳ là việc vô cùng quan trọng.

2. Những biến chứng nguy hiểm cần lưu ý sau đột quỵ

– Sưng, phù nề não sau đột quỵ là biến chứng khá phổ biến và gây ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

– Liệt vận động khiến người bệnh mất khả năng đi lại, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

– Rối loạn ngôn ngữ làm bệnh nhân không thể nói, nói khó, không thể biểu đạt suy nghĩ, gây khó khăn trong quá trình chăm sóc.

Suy giảm trí nhớ khiến trí nhớ rối loạn, mất trí nhớ, không nhận thức được mọi việc xung quanh.

– Tắc nghẽn tĩnh mạch xảy ra khi bệnh nhân hạn chế vận động khiến các cục máu đông dễ dàng hình thành.

– Co giật, động kinh là các bất thường não bộ sau đột quỵ.

– Rối loạn cảm xúc, trầm cảm do sức khỏe người bệnh suy yếu, họ thường cảm thấy tự ti, chán nản, tuyệt vọng.

3. Phòng tránh đột quỵ sớm với các biện pháp hiệu quả

3.1. Chế độ dinh dưỡng

– Ăn nhiều rau củ quả, các loại hạt, đậu, ngũ cốc, …

– Ăn nhiều thịt trắng, hải sản, trứng; hạn chế thịt đỏ.

– Hạn chế thực phẩm giàu chất béo, đồ chiên rán xào, đồ ăn nhanh, đồ chế biến sẵn.

– Hạn chế nước ngọt, bánh kẹo, thực phẩm nhiều đường.

– Uống nhiều nước lọc, nước ép hoa quả nguyên chất, sữa hạt, sữa không đường, …

3.2. Tập thể dục hàng ngày

Nên tập thể dục 30 phút mỗi ngày, ít nhất 4 lần/tuần để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch – nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ.

Vì sao đột quỵ xảy ra? Do lối sống ít vận động, ngồi nhiều, nằm nhiều

Tập thể dục, rèn luyện đều đặn là cách tăng cường sức đề kháng, cải thiện tinh thần hiệu quả mà người trẻ nên thực hiện

3.3. Giữ ấm cơ thể

Nhiễm lạnh tạo điều kiện cho huyết áp tăng cao, tăng áp lực khiến mạch máu bị vỡ. Mọi người cần giữ ấm cơ thể đặc biệt với người cao tuổi trong thời điểm trời chuyển lạnh.

3.4. Thăm khám sức khỏe đều đặn và tầm soát nguy cơ định kỳ

Kiểm tra sức khỏe, tầm soát nguy cơ đột định kỳ sớm giúp phát hiện các yếu tố gây đột quỵ để có biện pháp ngăn ngừa, dự phòng hiệu quả. Thu Cúc TCI đang triển khai gói tầm soát nguy cơ đột quỵ đầy đủ cấp độ, cơ bản đến mở rộng và nâng cao. Nội dung gói tầm soát được đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm xây dựng các danh mục cần thiết, phù hợp với nhu cầu từng cá nhân

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital