Chào bác sĩ, tôi năm nay 45 tuổi, bị đau dạ dày và được chẩn đoán là có vi khuẩn HP trong dạ dày. Tôi nghe nói vi khuẩn HP có thể lây nhiễm, vậy bác sĩ cho tôi hỏi vi khuẩn HP có thể lây nhiễm qua đường nào? Và làm cách nào để phòng tránh lây nhiễm vi khuẩn HP cho các thành viên khác trong gia đình? Mong bác sĩ giải đáp giúp tôi. Tôi xin cảm ơn!
(Trần Đức Long – Long Biên, Hà Nội)
Trả lời:
Cảm ơn bạn Long đã gửi câu hỏi tới hòm thư contact@thucuchospital.vn của chúng tôi. Với vấn đề của bạn: Vi khuẩn HP lây qua đường nào? Và làm thế nào để phòng tránh các thành viên khác trong gia đình không bị nhiễm vi khuẩn? Tôi xin phép được giải đáp như sau.
Menu xem nhanh:
Vi khuẩn HP là gì?
Vi khuẩn HP là một loại vi khuẩn phổ biến, chúng sống ký sinh trên niêm mạc dạ dày và có thể tồn tại, phát triển mạnh trong môi trường hiếm khi như bên trong dạ dày. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về dạ dày như viêm dạ dày- tá tràng, viêm loét dạ dày và còn có thể gây nên bệnh ung thư dạ dày.
Vi khuẩn HP có nhiều ở niêm mạc dạ dày, tuy nhiên chúng có thể tồn tại trong nước bọt, trong mảng cao răng, trong phân người và bên ngoài môi trường tự nhiên như nguồn nước, đất bị ô nhiễm, các loại đồ ăn không đảm bảo vệ sinh và tồn tại trong không khí từ 1-4 giờ sau khi ra khỏi ngoài cơ thể người bệnh.
Sở dĩ tỷ lệ nhiễm vi khuẩn HP tăng cao như hiện nay là do chúng có tỷ lệ lây nhiễm cao và dễ dàng lây nhiễm qua nhiều con đường khác nhau.
Nếu bản thân đã được chẩn đoán là mắc vi khuẩn HP và có các vấn đề về bệnh lý dạ dày thì tốt nhất là anh Long nên đến các cơ sở y tế uy tín như tại Thu Cúc để thăm khám và điều trị với bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa. Tại đây các bác sĩ sẽ tìm cách ngăn chặn hay tiêu diệt loại vi khuẩn này, đồng thời cần chú ý đến các con đường lây nhiễm của vi khuẩn HP sau đây để giúp phòng tránh cho các thành viên khác trong gia đình.
Vi khuẩn HP lây qua đường nào?
Vi khuẩn HP lây qua đường miệng – miệng
Đây là con đường chủ yếu dẫn đến lây nhiễm vi khuẩn HP, thói quen ăn uống mớm thức ăn cho trẻ, hút mũi bằng miệng, dùng chung đồ dùng ăn uống, sinh hoạt với người nhiễm HP, hay các hoạt động tiếp xúc nước bọt như hôn,…sẽ có nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn HP rất cao.
Thông thường nếu trong gia đình có người nhiễm HP thì khả năng những thành viên khác cũng có nguy cơ bị nhiễm rất cao vì thường dùng chung các đồ dùng sinh hoạt như bát, đũa, hôn trực tiếp. Bên cạnh đó vi khuẩn dễ dàng lây lan theo đường môi trường do vệ sinh ăn uống kém, ô nhiễm môi trường, nguồn nước nhiễm bẩn.
Vi khuẩn HP lây qua đường phân – miệng
Khi tiếp xúc với phân của người bị nhiễm vi khuẩn HP khi đi vệ sinh không sạch sẽ hoặc nhiễm qua thức ăn, các vật trung gian như côn trùng ruồi, gián, chuột,… mang vi khuẩn HP từ phân của người bệnh truyền vào thức ăn nếu như không được đậy kín.
Vi khuẩn HP lây qua dạ dày – miệng
Nếu người có nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày khi bị trào ngược dạ dày, ợ hơi, nôn có thể đẩy vi khuẩn HP lên trên miệng cùng với dịch dạ dày khi đó vi khuẩn HP có thể đi ra ngoài không khí và có thể lây nhiễm sang người khác qua đường miệng.
Vi khuẩn HP lây nhiễm qua dạ dày – dạ dày
Các dụng cụ y tế được sử dụng như thiết bị nội soi dạ dày – đại tràng, thiết bị nha khoa,…nếu không được khử trùng cẩn thận sẽ có thể lây nhiễm vi khuẩn HP từ người bị bệnh sang người lành tính. Chính vì vậy việc khử trùng các dụng cụ thăm khám đường tiêu hóa là vô cùng quan trọng và hết sức cấn thiết. Do đó bạn và gia đình cần lựa chọn một cơ sở y tế có uy tín để kiểm tra cũng như thăm khám sức khỏe của mình ngay cả khi chưa nhiễm vi khuẩn HP.
Phòng ngừa nhiễm vi khuẩn HP bằng cách nào?
Hiện nay gia đình là môi trường thuận lợi dễ lây nhiễm vi khuẩn HP nếu như cha, mẹ bị nhiễm vi khuẩn HP thì con cái cũng dễ bị nhiễm vi khuẩn HP, đặc biệt là giữa vợ và chồng tỷ lệ lây nhiễm vi khuẩn HP rất cao nếu như bạn không chủ động phòng ngừa cho bản thân và gia đình.
Một số biện pháp giúp phòng ngừa vi khuẩn HP
- Không dùng chung các dụng cụ ăn uống trong gia đình như chung bát nước chấm, gắp thức ăn cho nhau
- Cẩn thân khi ăn uống tại các hàng quán ven đường vì vệ sinh dụng cụ ăn uống rất kém không loại bỏ hết được vi khuẩn Hp.
- Diệt trừ ruồi muỗi, giữ gìn vệ sinh bát đũa sạch sẽ, tráng nước sôi vào các dụng cụ ăn uống dùng chung trong gia đình.
- Không hôn miệng trẻ, không cho trẻ ăn bằng cách nhai đút mớm nếu nghi ngờ có nhiễm Hp là cách tốt nhất để tránh lây nhiễm vi khuẩn Hp chéo trong gia đình.
- Tránh thói quen chọc ngoáy thức ăn bằng đũa của mình, hoặc làm đảo lộn thức ăn của trẻ nhỏ trong bữa cơm gia đình.
- Các vật nuôi như chó mèo cũng được xác định là nguồn lây nhiễm vi khuẩn HP vì vậy hãy có những biện pháp vệ sinh sạch sẽ cho vật nuôi.
- Hạn chế ăn các loại đồ ăn sống như rau sống, gỏi, ngoài ra các loại thức ăn lên men như mắm tôm, mắm ruốc cũng nên hạn chế ăn vì đa số loại thực phẩm này không được vệ sinh sạch sẽ dễ gây các bệnh đường tiêu hóa trong đó có nhiễm khuẩn HP.
Đặc biệt, để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn HP tốt nhất trong gia đình, bạn nên tiêu diệt chúng sớm bằng cách đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa tại Thu Cúc để được tư vấn và có biện pháp điều trị triệt loại vi khuẩn này, tránh để chúng lây lan sang các thành viên khác và bản thân bạn Long cùng các thành viên trong gia đình cũng nên đi thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên để phát hiện sớm và có biện pháp điều trị triệt để loại vi khuẩn này.
Cảm ơn bạn Long đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Hệ thống y tế Thu cúc, hy vọng những giải đáp trên có thể giúp bạn Long hiểu hơn về vi khuẩn HP và các con đường lây nhiễm của vi khuẩn HP. Mọi thắc mắc hay muốn đăng kí khám tại Thu Cúc bạn vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 để được tư vấn và kiểm tra vi khuẩn HP sớm nhất.
Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!