Giờ đây, việc sàng lọc và phát hiện ung thư vú đã dễ dàng hơn bao giờ hết nhờ công nghệ y học hiện đại. Với phương pháp chẩn đoán hình ảnh cận lâm sàng hiện đại, chụp cộng hưởng từ MRI mang đến hình ảnh rõ nét giúp chẩn đoán chính xác các tổn thương ở tuyến vú. Vậy chụp MRI vú có vai trò như thế nào trong tầm soát và điều trị ung thư. Để hiểu hơn về phương pháp, bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây này nhé!
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu về phương pháp chụp cộng hưởng từ (MRI) tuyến vú
1.1. Chụp MRI vú là gì?
Chụp MRI vú hay còn gọi là chụp cộng hưởng từ tuyến vú là phương pháp sử dụng từ trường mạnh và sóng vô tuyến để tái tạo ra các hình ảnh chi tiết về cấu trúc bên trong vú trên máy vi tính.
1.2. Ưu điểm của chụp MRI vú
– Là phương pháp chẩn đoán hình ảnh an toàn cho người chụp do không xâm lấn và không sử dụng tia xạ (tia X) trong quá trình thực hiện.
– Tư thế chụp thoải mái, quá trình chụp nhẹ nhàng, không gây chèn ép, không đau như phương pháp chụp X-quang tuyến vú (nhũ ảnh).
– Giúp tầm soát sớm các bệnh lý lành tính và ác tính trong đó có ung thư tuyến vú.
– Giúp chẩn đoán sớm giai đoạn ung thư khi chưa khẳng định được tổn thương bằng phương pháp siêu âm hoặc nhũ ảnh.
– Có độ nhạy cao đến 80% đem lại hình ảnh cấu trúc tuyến vú chi tiết, sắc nét giúp hạn chế việc bỏ sót các tổn thương nhỏ nhất.
– Là giải pháp tầm soát sớm cho chị em phẫu thuật đặt túi ngực, giúp phát hiện sớm tình trạng ung thư vú.
1.3. Các trường hợp chỉ định chụp MRI tuyến vú
Với những trường hợp sau, người khám sẽ được bác sĩ chỉ định chụp MRI để tầm soát ung thư vú:
– Chưa kết luận được bệnh sau khi thực hiện khám lâm sàng, siêu âm và chụp X-quang tuyến vú.
– Khảo sát người bệnh có tuyến vú quá cỡ có hoặc chị em đã phẫu thuật đặt túi ngực.
– Tầm soát ung thư vú đối với những người có nguy cơ cao mắc bệnh như có người thân đã từng mắc ung thư vú, đột biến gen BRCA1, BRCA2,…
– Khảo sát người bệnh có tổn thương hạch nách ác tính mà khối u nguyên phát chưa được phát hiện.
Ngoài ra chụp MRI vú còn được chỉ định để hỗ trợ chẩn đoán và điều trị ung thư vú:
– Đánh giá mức độ lan rộng của ung thư vú và kiểm tra vú đối bên cho những bệnh nhân bị ung thư vú.
– Đánh giá những tổn thương còn sót lại sau khi phẫu thuật cắt bỏ khối u.
– Đánh giá trước, trong và sau đợt hóa trị của bệnh nhân ung thư vú.
1.4. Các trường hợp chống chỉ định chụp MRI tuyến vú
Chống chỉ định tuyệt đối với:
– Người đặt các thiết bị hỗ trợ như: máy điều hóa nhịp tim, máy chống rung, thiết bị bơm thuốc tự động dưới da, cấy ghép ốc tai,…
– Chứa các kẹp phẫu thuật kim loại nội sọ, hốc mắt, mạch máu dưới 6 tháng sau phẫu thuật
– Người bệnh cần phải có thiết bị hồi sức cạnh người.
Chống chỉ định tương đối với:
– Chứa các kẹp phẫu thuật kim loại nội sọ, hốc mắt, mạch máu trên 6 tháng sau phẫu thuật
– Nguời bệnh sợ bóng tối hay có hội chứng sợ không gian hẹp
– Suy thận
2. Vai trò của chụp MRI vú trong tầm soát & điều trị ung thư
2.1. Sàng lọc và phát hiện ung thư vú
– Phát hiện sớm những tổn thương ở những bệnh nhân có nguy cơ cao hoặc trường hợp người bệnh có hạch nách ác tính mà khối u nguyên phát chưa biết.
– Phát hiện khối u đa ổ hay đa trung tâm tiềm ẩn hoặc khối u tiềm ẩn ở vú đối bên.
– Sàng lọc và phát hiện ung thư ở những người bệnh có mô tuyến vú bị ẩn lấp. phẫu thuật ngực hoặc bơm silicon ngực trực tiếp mà X-quang tuyến vú và siêu âm không thực hiện được.
– Xác định các tổn thương nghi ngờ mà chụp X-quang tuyến vú, siêu âm và khám lâm sàng chưa phát hiện ra được.
2.2. Đánh giá giai đoạn ung thư vú
– Đánh giá tổn thương nguyên phát khu trú ở bệnh nhân có di căn hạch nách.
– Phát hiện u xâm lấn thành ngực.
– Đánh giá độ lan rộng, xâm lấn của ung thư ở bệnh nhân kể cả bệnh nhân có mô tuyến vú khó đánh giá (như mô vú dày đặc, vú đã cấy túi tạo hình hay bơm silicon trực tiếp) trên nhũ ảnh.
2.3. Hỗ trợ điều trị ung thư vú
– Phát hiện khối u còn sót lại, nghi ngờ u tái phát sau phẫu thuật bảo tồn ung thư vú.
– Đo đạc mô bệnh trước khi thực hiện hóa trị và đánh giá đáp ứng điều trị sau đợt hóa trị đầu tiên.
3. Lưu ý cần biết trước khi chụp MRI tuyến vú
– Không cần nhịn ăn trước khi thực hiện chụp MRI tuyến vú
– Có giấy xác nhận chụp của bác sỹ với chẩn đoán rõ ràng hoặc có hồ sơ bệnh án đầy đủ.
– Không chụp cộng hưởng từ tuyến vú trong kỳ kinh nguyệt, chị em nên thực hiện vào khoảng 7 đến 10 ngày sau khi hết kỳ kinh.
– Kiểm tra các trường hợp chống chỉ định và điền đầy đủ vào biểu mẫu kiểm tra an toàn MRI.
– Bệnh nhân cần khai báo tiền sử bệnh cá nhân liên quan đến bệnh lý tuyến vú như gia đình đã có ai từng mắc ung thư, các chẩn đoán nghi ngờ bệnh trước đó, việc sử dụng thuốc điều trị nội tiết, chu kỳ kinh nguyệt và các yếu tố nguy cơ khác.
Ngày nay, có rất nhiều cơ sở y tế cung cấp dịch vụ chụp MRI vú, tuy nhiên, chị em nên tìm hiểu và lựa chọn đơn vị uy tín, có nhiều kinh nghiệm trong việc sàng lọc ung thư để có kết quả khám chính xác và nhanh chóng nhất.
Một gợi ý mà bài viết dành cho chị em đó là Hệ thống y tế Thu Cúc TCI. Với hệ thống máy chụp MRI hiện đại cùng các phương tiện chẩn đoán hình ảnh khác như máy X-quang, máy chụp cắt lớp vi tính,… cùng đội ngũ y bác sĩ y bác sĩ đầu ngành ung bướu, chị em hoàn toàn có thể an tâm rằng kết quả khám bệnh tại đây chính xác và hiệu quả.
Trên đây là những thông tin về phương pháp chụp MRI vú, mong rằng những thông tin trên sẽ hữu ích cho chị em trong việc tầm soát ung thư vú.