Tiêm vacxin cho trẻ đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ sức khỏe của trẻ nhỏ, giúp kích thích hệ miễn dịch của trẻ, giúp chống lại các loại vi khuẩn và virus gây bệnh. Vacxin Rota là một trong các loại vacxin quan trọng mà bố mẹ cần chủng ngừa cho trẻ. Để có thêm nhiều thông tin hữu ích, hãy cùng tìm hiểu về vacxin Rota trong bài viết này nhé!
Menu xem nhanh:
1. Virus Rota và sự ảnh hưởng đến trẻ nhỏ
Virus Rota là một loại virus thuộc họ Reoviridae, có hình khối, không bao màng lipid và có gai trên bề mặt, tạo nên hình dáng như bánh xe. Virus Rota gồm có 7 nhóm, trong đó có 3 nhóm chủng chính (A, B, C) là gây bệnh cho người và nhóm A phổ biến nhất và gây ra hầu hết các trường hợp nặng. Virus có khả năng sống lâu trong môi trường nước, dễ tấn công vào hệ tiêu hóa của trẻ, gây ra tiêu chảy nặng và có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Đây là một trong những nguyên nhân chính gây tiêu chảy cấp tính ở trẻ em. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hàng năm có khoảng trên 125 triệu ca tiêu chảy do virus Rota ở trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Trẻ em mắc virus Rota do tiếp xúc với chất nhiễm virus này qua các nguồn lây nhiễm:
– Tiếp xúc trực tiếp: Virus Rota lây lan chủ yếu thông qua việc trẻ tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc vật nhiễm virus, đặc biệt là qua tiếp xúc với phân bệnh nhân. Điều này thường xảy ra ở môi trường trẻ em, như trường học và nhóm chăm sóc trẻ.
– Nước và thức ăn bị nhiễm virus: Trẻ có thể mắc virus Rota thông qua đặc biệt là nước không uống được và thức ăn chưa được chế biến sạch.
– Chất lây truyền qua không khí: Virus Rota cũng có thể lây truyền qua không khí khi trẻ hít phải giọt nước bọt hoặc dịch tiêu hóa từ người nhiễm bệnh.
– Môi trường ô nhiễm: Các môi trường có độ ô nhiễm cao, đặc biệt là trong những khu vực có điều kiện vệ sinh kém, cũng là nguyên nhân gây ra sự lây lan của virus Rota.
Sau khi tiếp xúc với virus Rota, triệu chứng thường xuất hiện nhanh chóng, thường trong vòng 1-2 ngày. Các triệu chứng khi trẻ tiêu chảy do virus Rota gây ra:
– Tiêu chảy: Trẻ thường trải qua tiêu chảy cấp, có thể kéo dài và gây mất nước nhanh chóng. Phân có thể màu xanh, vàng nhạt hoặc màu trắng.
– Buồn nôn là một trong những triệu chứng thường gặp và có thể xảy ra trước hoặc sau tiêu chảy.
– Trẻ có thể gặp phải đau bụng, khó chịu, mệt mỏi và có thể sốt nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng.
Bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus phổ biến quanh năm ở các nước nhiệt đới, dễ lây. Trẻ em chỉ cần một lượng nhỏ virus để mắc bệnh, nhưng có thể đào thải ra ngoài lượng virus lớn đến khoảng 10 ngàn tỷ mỗi lần.
2. Phòng ngừa virus Rota cho trẻ
2.1 Các loại vacxin Rota cho trẻ
Hiện nay, tại phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI đang cung cấp các loại vacxin Rota cho trẻ gồm: Rotarix, Rotateq và Rotavin
– Rotarix (Bỉ/GSK): Vacxin sống giảm độc lực, khuyến cáo cho trẻ từ 6 tuần trở lên. Phòng ngừa viêm dạ dày – ruột do virus Rota G1 và các tuýp khác. Mặc dù chỉ chứa tuýp G1P, nhưng tạo bảo vệ chéo cho G1 và khác G1 (G2, G3, G4, G9). Nguồn gốc từ tế bào virus sống, bám vào ruột kích thích miễn dịch. An toàn khi bé trớ vì hầu hết thành phần đã được hấp thụ. Bố mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bé trớ nhiều.
Trẻ cần uống 2 liều và hoàn thành trước 24 tuần tuổi: Liều 1 khi trẻ đủ 6 tuần tuổi. Liều 2 sau liều đầu 1 tháng
– Rotateq (Merck & Co)
Sử dụng virus Rota sống, không gây bệnh. Chứa G1, G2, G3, G4, và P1 – chủng virus gây bệnh ở trẻ. Dành cho trẻ >= 7,5 tuần đến < 32 tuần tuổi, không dùng cho người lớn.
Trẻ cần uống 3 liều và hoàn thành trước 32 tuần tuổi:
Liều 1 khi trẻ từ 7.5 đến 12 tuần tuổi
Liều 2 sau liều đầu 4 tuần
Liều 3 sau liều thứ hai 4 tuần
– Rotavin – M1 (Polyvac, Việt Nam): Vacxin sống giảm độc lực, dạng uống, phòng ngừa tiêu chảy do virus Rota cho trẻ từ đủ 6 tuần đến < 6 tháng tuổi.
Chứa chủng virus Rota G1P8, nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy ở trẻ.
Trẻ cần hoàn thành 2 liều uống trước 6 tháng tuổi cụ thể:
Liều 1 cho trẻ từ đủ 6 tuần tuổi
Liều 2 uống cách liều đầu tiên từ 1-2 tháng
2.2 Lưu ý quan trọng về vacxin Rota cho trẻ
Khi cho trẻ uống vacxin Rota, không nên thay thế giữa các loại vacxin Rota khác nhau. Nhưng tình huống bất khả kháng thì có thể đổi loại vacxin nhưng cần đảm bảo trẻ uống đủ tối thiểu 2 liều Rotateq.
– Không cho trẻ uống bù nếu sau khi uống trẻ bị nôn trớ
– Trẻ có tiền sử bị lồng ruột hoặc bị suy giảm miễn dịch nặng thì không được uống vacxin Rota.
– Vacxin Rota cho trẻ có thể uống cùng thời điểm với các vacxin khác như: bại liệt, uống, bại liệt tiêm, 5in1, 6in1) hoặc khác thời điểm mà không cần chú ý đến khoảng cách.
2.3 Các biện pháp phòng ngừa virus Rota ở trẻ
Để phòng ngừa bệnh tiêu chảy do virus Rota gây nên, bên cạnh chủng ngừa vacxin cho trẻ thì bố mẹ cần:
– Tránh tiếp xúc với người mắc bệnh và nơi có nhiều trẻ nhỏ để giảm nguy cơ lây nhiễm.
– Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước ấm, đặc biệt sau khi tiếp xúc với trẻ nhỏ và sau khi thay tã.
– Sử dụng dung dịch sát khuẩn nếu như không có nước và xà phòng.
– Đảm bảo thực phẩm an toàn, đặc biệt là thực phẩm cho trẻ. Tránh sử dụng thực phẩm sống hoặc chưa được nấu chín.
– Sử dụng nước sạch và an toàn để uống và đảm bảo vệ sinh an toàn của nước sử dụng.
– Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.
– Trong trường hợp trẻ mắc bệnh, nên thực hiện cách ly để ngăn chặn sự lây lan.
Trên đây là những thông tin hữu ích liên quan đến vacxin cho trẻ phòng ngừa virus Rota. Liên hệ đặt lịch tiêm vacxin cho trẻ tại phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI hoặc cần giải đáp các thông tin tiêm chủng liên quan