Ung thư thực quản có di truyền không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Ung thư thực quản ngày càng phổ biến ở cả những người trẻ tuổi. Có nhiều gia đình không may cả bố mẹ và con cái đều mắc bệnh ung thư thực quản khiến nhiều người đặt ra câu hỏi, ung thư thực quản có di truyền không?

Thực quản là ống cơ lớn nằm bên trong ổ bụng, dài khoảng 25 – 30 cm nối miệng với dạ dày. Thực quản được chia làm 3 đoạn là 1/3 thực quản trên, 1/3 thực quản giữa và 1/3 thực quản dưới. Ung thực quản là bệnh bắt nguồn từ sự xuất hiện của tế bào ác tính tại bất kì vị trí thực quản nào.

Ung thư thực quản giai đoạn đầu ít có biểu hiện rõ ràng. Một số triệu chứng bệnh ung thư thực quản có thể gặp ở giai đoạn tiến triển bệnh là khó nuốt, tiết nước bọt nhiều, giảm cân không rõ nguyên nhân, đau ngực…

Bệnh ung thư thực quản có di truyền không?

Ung thư thực quản không di truyền nhưng đột biến gen gây ung thư có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác

Bệnh ung thư thực quản có di truyền không là quan tâm của nhiều bạn đọc. Bệnh ung thư thực quản không di truyền nhưng một số yếu tố đột biến gen gây ung thư thực quản có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tỷ lệ mắc các bệnh ung thư do di truyền không cao, chỉ chiếm khoảng 5 – 10% tỷ lệ mắc bệnh.

Ai dễ mắc ung thư thực quản?

Ngoài di truyền, có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản.

  • Tuổi tác, giới tính: nguy cơ mắc ung thư thực quản tăng theo độ tuổi, phổ biến nhất là ở độ tuổi trên 55 tuổi, chỉ khoảng dưới 15% bệnh nhân được phát hiện ở độ tuổi trước 55 tuổi. Bệnh phổ biến ở nam giới hơn nữ giới.
  • Trào ngược dạ dày thực quản: dạ dày có nhiệm vụ tiết acid và enzyme để tiêu hóa thức ăn. Một số trường hợp acid có thể bị đẩy từ dạ dày lên phần dưới của thực quản gây nên chứng trào ngược dạ dày – thực quản. Nếu không điều trị dứt điểm, chúng sẽ biến chứng thành Barrett dạ dày thực quản, gây tổn thương thực quản và biến chứng thành ung thư. Trào ngược dạ dày thực quản thường có biểu hiện như ợ nóng, ợ chua, đau tức ngực. Cũng có trường hợp không có triệu chứng gì cho đến khi tiến triển nặng.
  • Barrett thực quản: là tình trạng các lớp tế bào lót thực quản tại vùng thực quản dưới bị thay đổi do tiếp xúc nhiều với acid. Tiếp xúc với acid trong thời gian dài có thể làm cho lớp lót của thực quản bị tổn thương khó hồi phục dẫn đến chứng loạn sản và dễ dẫn đến sai sót trong quá trình sản sinh tế bào mới để thay thế tế bào đã chết làm biến đổi cấu trúc gen, tăng nguy cơ mắc bệnh.

Thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản

  • Hút thuốc lá, uống rượu bia: khói thuốc lá có chứa hàng nghìn chất độc hóa học và gần 70 chất có khả năng gây ung thư. Khói thuốc đi vào cơ thể bỏ qua quá trình lọc ở mũi dễ gây biến đổi cấu trúc gen tế bào thực quản. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư biểu mô thực quản cao gấp khoảng 2 lần so với những người bình thường. Rượu tuy không trực tiếp gây ung thư nhưng rượu có khả năng kết hợp với một số enzyme, kích thích sự phát triển của khối u thực quản.
  • Béo phì: béo phì làm tăng nguy cơ mắc ung thư biểu mô tuyến thực quản.
  • Chế độ ăn uống không khoa học: chế độ ăn nhiều thịt đỏ, thiếu rau xanh, hoa quả tươi kết hợp với lười vận động cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • HPV: HPV được tìm thấy trong khoảng 1/3 bệnh nhân ung thư thực quản ở châu Á và Nam Phi. Dù chưa rõ ràng ở các khu vực khác nhưng đây cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Khám sức khỏe, tầm soát ung thư định kì để phòng bệnh

Để không bỏ sót bất kì yếu tố gây bệnh nào, khi khám sức khỏe bạn nên thông báo với bác sĩ nếu có người nhà mắc bệnh lý thực quản, dù không liên quan đến ung thư.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital