Ung thư lưỡi có chữa khỏi được không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Ung thư lưỡi là bệnh ung thư phổ biến nhất vùng khoang miệng. Ung thư lưỡi có chữa khỏi được không là vấn đề được nhiều độc giả quan tâm. Cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây.

1. Ung thư lưỡi là gì?

Ung thư lưỡi là bệnh lý ác tính xảy ra ở lưỡi. Bệnh ung thư lưỡi xảy ra do nhiều nguyên nhân, trong đó có vấn đề vệ sinh răng miệng không sạch sẽ khiến lưỡi bị nhiễm khuẩn dẫn đến viêm nhiễm. Ngoài ra, thói quen uống rượu bia, hút thuốc lá, ăn trầu, ăn nhiều dưa muối, cà muối, cá muối… được xem là những yếu tố nguy cơ. Các tổn thương này tiến triển đến một mức độ nào đó sẽ trở thành ung thư

Ung thư lưỡi có chữa khỏi được không?

Ung thư lưỡi là bệnh lý ác tính xảy ra ở lưỡi.

Tuy là loại ung thư dễ dàng quan sát được nhưng phần lớn bệnh nhân đến khám ở giai đoạn tổn thương ung thư đã lan rộng. Bệnh dễ bị bỏ qua bởi những tổn thương khiến người bệnh lầm tưởng họ chỉ bị những viêm nhiễm vùng miệng đơn giản.
Khi người bệnh thấy trên lưỡi mình xuất hiện các mảng đốm trắng hay đỏ thì thường nghĩ là do nóng trong người sinh nhiệt miệng nên chữa bằng các cách thông thường. Lâu dần, các đốm trắng này xuất hiện càng nhiều gây trở ngại lớn cho việc sinh hoạt, ăn uống thì người bệnh mới đi chữa trị.

2. Bệnh ung thư lưỡi có chữa khỏi được không?

Điều trị ung thư lưỡi giai đoạn đầu, tỉ lệ sống khỏe sau 5 năm lên đến 85%; còn khi khối u đã xâm lấn, lan rộng thì tỉ lệ sống chỉ còn dưới 50%. Tuy nhiên, hầu hết các ca ung thư lưỡi đều nhập viện muộn, khối u xâm lấn gần hết lưỡi và khoang miệng đến mức không nói, không ăn được. Lúc đó, phải cắt lưỡi, sàn miệng, nhiều trường hợp phải cắt cả xương hàm, răng, nạo vét họng… với rất nhiều tổn thương, tiên lượng sống thấp.

Ung thu luoi co chua khoi duoc khong

Điều trị ung thư lưỡi giai đoạn đầu, tỉ lệ sống khỏe sau 5 năm lên đến 85%

3. Phương pháp điều trị ung thư lưỡi

  • Phẫu thuật và xạ trị

Nếu khối u ở lưỡi rất nhỏ, phẫu thuật để loại bỏ u và các khu vực bị ảnh hưởng là lựa chọn tốt nhất.
Đối với các khối u lớn hơn, khi đã lan ra các hạch bạch huyết ở cổ, phẫu thuật và xạ trị được chỉ định.

  • Hóa trị

Hóa trị có thể dùng đường toàn thân hoặc đường động mạch lưỡi, có thể đơn hóa chất hoặc phối hợp đa hóa chất. Hóa chất có thể dùng trước, sau phẫu thuật – xạ trị hoặc hóa chất điều trị triệu chứng. Điều trị hóa chất trước phẫu thuật hoặc xạ trị nhằm mục đích giảm thể tích khối u, ngăn chặn sự phát triển của khối u, khu trú tổn thương để phẫu thuật và xạ trị thuận lợi hơn.

hóa trị ung thư lưỡi

Hóa trị có thể dùng đường toàn thân hoặc đường động mạch lưỡi, có thể đơn hóa chất hoặc phối hợp đa hóa chất

Hóa trị cũng có thể được chỉ định trước phẫu thuật để làm thu nhỏ khối u. Hai loại thuốc hóa trị liệu phổ biến được sử dụng là cisplatin và fluorouracil.
Các bác sĩ khuyến cáo, nếu thấy đau đầu, xuất hiện hạch ở cổ, vết loét lâu ngày, màu trắng hoặc đỏ ở hai bên lưỡi (có thể hơi đau hoặc không đau), khó khăn khi nói, nhai, chảy máu lưỡi, đau tai…  bạn cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín thăm khám và điều trị kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital