Tuổi nào nên tầm soát ung thư đại tràng- và thực hiện thế nào?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Với tỉ lệ tử vong lên đến 70%, ung thư đại tràng là 1 trong 4 loại ung thư có tỉ lệ tử vong cao nhất. Tầm soát ung thư đại tràng là cách tốt nhất giúp phòng và phát hiện sớm bệnh. Vậy tuổi nào nên tầm soát ung thư đại tràng- Quy trình thực hiện thế nào?

Tầm soát ung thư đại tràng là gì?

Tầm soát ung thư đại tràng là việc thực hiện các xét nghiệm đặc biệt nhằm tìm kiếm sự hiện diện của ung thư khi các triệu chứng chưa xuất hiện. Nếu phát hiện sớm, ung thư đại tràng có thể điều trị dễ dàng hơn, thậm chí khỏi bệnh và hạn chế tối đa các biến chứng. Tỉ lệ sống sau 5 năm của bệnh nhân lên đến 92%.

Tầm soát ung thư đại tràng là việc thực hiện các xét nghiệm đặc biệt nhằm tìm kiếm sự hiện diện của ung thư khi các triệu chứng chưa xuất hiện.

Đặc biệt, đối với ung thư đại tràng, tầm soát ung thư còn giúp phát hiện tổn thương tiền ung thư, từ đó điều trị ngăn ngừa bệnh phát triển thành ung thư. Khi các triệu chứng của ung thư xuất hiện, thường bệnh đã lan rộng và điều trị khó khăn.

Tuổi nào nên tầm soát ung thư đại tràng?

Tất cả những người trưởng thành đều nên tầm soát ung thư đại tràng. Đặc biệt là:

  • Những người trên 40 tuổi
  • Người dưới 40 tuổi nếu có các yếu tố nguy cơ như: bị bệnh viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn; có người thân cấp độ 1 (cha mẹ, anh chị em, con cái) có polyp u tuyến hoặc ung thư đại trực tràng; đã có polyp u tuyến và được loại bỏ. Đây là loại polyp có nhiều khả năng trở thành ung thư.

Những người trên 40 tuổi nên tầm soát ung thư đại tràng

  • Người có một hội chứng polyp di truyền hiếm gặp, như FAP hoặc hội chứng Lynch (HNPCC)
  • Người đã từng điều trị bức xạ vào bụng hoặc khung xương chậu.
  • Người đã từng bị chẩn đoán ung thư đại trực tràng trong quá khứ

Tầm soát ung thư đại tràng được thực hiện thế nào?

Tầm soát ung thư đại trực tràng bao gồm các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng như:

Tầm soát ung thư đại tràng thế nào

Sau khi khám lâm sàng, các bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm cần thiết

  • Khám lâm sàng: bác sĩ sẽ hỏi về bệnh sử của bản thân (có gặp các vấn đề về rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy kéo dài, phân có lẫn máu hoặc màu đen, vv… , có polyp hay không vv), tiền sử bệnh gia đình (gia đình có ai bị ung thư đại trực tràng hay ung thư vú, buồng trứng không, gia đình có hội chứng đa polyp tuyến di truyền hay không, vv…). Sau khi đánh giá các yếu tố nguy cơ, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm tầm soát ung thư đại tràng cần thiết.
  • Xét nghiệm máu CEA, CA 19-9: tìm chất chỉ điểm ung thư đường tiêu hóa.
Tầm soát ung thư đại tràng thế nào

Xét nghiệm máu CA 19_9 hoặc CEA có giá trị gợi ý ung thư đại tràng.

  • Xét nghiệm tìm máu trong phân: tìm kiếm dấu hiệu của máu trong phân do chảy máu khối u và polyp. Phương pháp này không xâm lấn, rủi ro thấp nhất; mẫu phân có thể được lấy từ nhà. Nếu có bất thường, bệnh nhân cần nội soi đại tràng.
  • Nội soi đại trực tràng: giúp phát hiện được ung thư và cả những tiền ung thư, thậm chí tổn thương và có cách điều trị kịp thời. Phương pháp này giúp quan sát toàn bộ đại tràng và trực tràng, giúp phát hiện polyp, bệnh trĩ, khối u, hoặc các tổn thương ở đại trực tràng. Trong quá trình nội soi có thể loại bỏ các polyp hoặc sinh thiết.

Xem chi tiết danh mục khám tại đây.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital