Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh lý ác tính phổ biến ở phụ nữ, đặc biệt thường gặp ở những người trong độ tuổi sinh sản. Đây là căn bệnh nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa và phát hiện sớm nhờ các biện pháp sàng lọc định kỳ. Đáng tiếc, nhiều người chỉ nhận ra bệnh khi đã ở giai đoạn muộn, do các triệu chứng ban đầu thường không rõ ràng. Việc tầm soát tế bào ung thư cổ tử cung sớm giúp bạn chủ động bảo vệ sức khỏe và tăng cơ hội điều trị thành công. Hãy cùng Thu Cúc TCI hiểu rõ hơn vấn đề này qua bài viết dưới đây!
Menu xem nhanh:
1. Nguyên nhân ung thư cổ tử cung
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiễm virus HPV là nguyên nhân chính dẫn đến ung thư cổ tử cung, với khoảng 90 – 100% trường hợp mắc bệnh có kết quả dương tính với HPV. Dù có hơn 200 chủng HPV khác nhau, nhưng chỉ khoảng 40 chủng có khả năng lây nhiễm qua đường sinh dục, trong đó ít nhất 15 chủng có liên quan trực tiếp đến ung thư. Đặc biệt, các nhóm 16, 18, 45, 56 thường liên quan đến tổn thương tiền ung thư nghiêm trọng và ung thư cổ tử cung xâm lấn.
Cụ thể, HPV nhóm 18 có mối liên hệ mật thiết với ung thư biểu mô tuyến và ung thư biểu mô kém biệt hóa cổ tử cung, đồng thời làm tăng nguy cơ di căn hạch và tái phát bệnh. Trong khi đó, HPV nhóm 16 lại liên quan chủ yếu đến ung thư biểu mô vảy sừng hóa nhưng có tỷ lệ tái phát thấp hơn.
Bên cạnh nhiễm HPV – yếu tố nguy cơ hàng đầu, ung thư cổ tử cung còn có thể khởi phát do nhiều nguyên nhân khác.
Các yếu tố nguy cơ bao gồm: quan hệ tình dục sớm, có nhiều bạn tình, nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục (như Herpes virus), tiếp xúc kéo dài với tinh dịch, suy giảm hệ miễn dịch, hút thuốc lá, chế độ dinh dưỡng kém. Những yếu tố này có thể làm gia tăng nguy cơ biến đổi bất thường ở tế bào của cổ tử cung, dẫn tới thúc đẩy sự phát triển của ung thư.

Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn tới bệnh mà chị em cần lưu ý
2. Các dấu hiệu thường gặp của bệnh ung thư cổ tử cung
2.1. Chảy máu âm đạo bất thường
Chảy máu ngoài chu kỳ kinh, sau khi quan hệ, mãn kinh hoặc đi vệ sinh có thể là dấu hiệu cảnh báo. Máu thường đỏ tươi, lượng ít hoặc nhiều, tự ngưng nhưng có thể tái phát với tần suất tăng dần.
Ban đầu, dịch âm đạo có thể ra ít nhưng tăng dần, có thể loãng hoặc nhầy, trắng đục, xanh mủ hoặc lẫn máu. Nếu dịch có mùi hôi kéo dài, cần thăm khám sớm.
2.3. Đau khi quan hệ tình dục
Cơn đau trong hoặc sau quan hệ có thể là dấu hiệu tổn thương ở đường sinh dục, bao gồm ung thư cổ tử cung.
3.4. Đau lưng, đau vùng chậu
Cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng chậu, lưng dưới có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm. Nếu đau kéo dài không rõ nguyên nhân, bạn nên kiểm tra sức khỏe.
3.5. Rối loạn tiểu tiện
Khó chịu, châm chích khi đi tiểu, tiểu nhiều, mất kiểm soát, nước tiểu đổi màu, có mùi bất thường hoặc tiểu ra máu có thể liên quan đến ung thư cổ tử cung.

Chị em phụ nữ hãy chú ý tới một số bất thường trên cơ thể để thăm khám sớm
3. Một số phương pháp tầm soát tế bào ung thư cổ tử cung
3.1. Khám lâm sàng
Bác sĩ sẽ thu thập thông tin về triệu chứng mà bạn gặp phải, tiền sử bệnh lý và tư vấn cụ thể dựa trên tình trạng sức khỏe của từng cá nhân.
3.2. Siêu âm
Siêu âm là phương pháp quan trọng trong tầm soát và chẩn đoán ung thư cổ tử cung. Kỹ thuật này giúp phát hiện:
– Sự di căn hạch chậu và hạch chủ bụng
– Tổn thương chèn ép vùng tiểu khung (giãn đài bể thận…)
– Mức độ xâm lấn và kích thước tổn thương (qua siêu âm đường âm đạo hoặc trực tràng)
– Sự xuất hiện của dịch ổ bụng
3.3. Chụp CT hoặc chụp MRI trong tầm soát tế bào ung thư cổ tử cung
Giúp đánh giá mức độ xâm lấn ngoài cổ tử cung, xác định di căn ở gan, phổi, xương, hạch. Đồng thời, phương pháp này còn hỗ trợ xác định tổn thương ở dây chằng tử cung và parametre hai bên để xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.
3.4. Soi cổ tử cung
Bác sĩ sử dụng máy soi có độ phóng đại 10-20 lần để quan sát chi tiết cổ tử cung, bao gồm:
– Xác định kích thước và ranh giới vùng tổn thương
– Đánh giá mức độ lan rộng vào ống cổ tử cung
– Hỗ trợ quyết định các xét nghiệm chuyên sâu nếu có dấu hiệu nghi ngờ
3.5. Xét nghiệm chuyên sâu trong tầm soát tế bào ung thư cổ tử cung
Nếu có dấu hiệu bất thường sau thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm sau:
– Xét nghiệm tế bào học (PAP test): Mẫu bệnh phẩm được lấy ngoài kỳ kinh nguyệt, phết lên lam kính và cố định bằng cồn tuyệt đối. Các chuyên gia tế bào học sẽ phân tích để phát hiện tổn thương tiền ung thư hoặc ung thư.
– Sinh thiết cổ tử cung: Lấy một mảnh mô từ cổ tử cung hoặc nạo ống cổ tử cung dưới sự hướng dẫn của máy soi để chẩn đoán chính xác trước khi điều trị. Sinh thiết thường được thực hiện tại nhiều vị trí, đặc biệt ở các vùng không bắt màu hoặc tại các góc của cổ tử cung.
– Xét nghiệm mô bệnh học: Khi kết quả tế bào nghi ngờ, sinh thiết mô sẽ giúp xác định chính xác loại và mức độ bệnh lý. Trong một số trường hợp, cổ tử cung có thể trông bình thường trên lâm sàng, nhưng vẫn tồn tại tổn thương trên vi thể hoặc ung thư nội ống cổ tử cung. Do đó, xét nghiệm tế bào học (PAP test) đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện sớm.

Căn cứ vào tình trạng của người thăm khám mà bác sĩ sẽ có những tư vấn phù hợp
Với hệ thống máy móc y tế hiện đại, đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm và quy trình thăm khám khoa học, Thu Cúc TCI tự hào là địa chỉ tầm soát ung thư cổ tử cung được nhiều khách hàng tin tưởng, giúp phát hiện sớm những bất thường ngay cả khi chưa có triệu chứng rõ ràng. Không chỉ vậy, khi đến với Thu Cúc TCI, khách hàng được trải nghiệm dịch vụ chuyên nghiệp, không phải chờ đợi lâu, đảm bảo sự thoải mái và yên tâm trong suốt quá trình thăm khám. Hãy chủ động tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ để bảo vệ chính mình và những người thân yêu.