Tư vấn: Tiêm vắc xin bạch hầu khi mang thai có an toàn không

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Nguyễn Trần Thanh

Phụ trách phòng khám Tai Mũi Họng Cơ sở 32 Đại Từ

“Tiêm vắc xin bạch hầu khi mang thai có an toàn không” là câu hỏi rất nhiều chị em đặt ra. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc chích ngừa bạch hầu khi mang bầu là an toàn và được khuyến khích. Vắc xin bạch hầu không chỉ bảo vệ mẹ mà còn truyền kháng thể đến bào thai, bảo vệ cho bé trong những tháng đầu đời.

1. Tiêm vắc xin bạch hầu khi mang thai an toàn không? Vì sao WHO khuyến khích?

1.1. Tiêm vắc xin bạch hầu khi mang thai an toàn không?

Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính có thể gây biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, tổn thương hệ thần kinh, viêm cơ tim, thậm chí gây tử vong. Mọi đối tượng đều có nguy cơ mắc bạch hầu, trong đó phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh là những người dễ bị tổn thương nặng nhất.

Thống kê cho thấy ở thời kỳ mang thai, 3 – 5% chị em có nguy cơ lây nhiễm. Mẹ bầu bị nhiễm khuẩn bạch hầu có thể bị đe dọa tính mạng, hoặc sinh non, lưu thai.

Tiêm vắc xin bạch hầu khi mang thai có an toàn không

Tiêm vắc xin bạch hầu khi mang thai có được không, an toàn không

Trong khi đó, tiêm vắc xin là cách phòng bệnh hiệu quả nhất cho mẹ và bé trong thai kỳ. Mẹ bầu được khuyến cáo tiêm vắc xin TDap (phòng bệnh uốn ván, bạch hầu, ho gà). Vắc xin TDap đã được chứng minh là không gây bất kỳ hệ quả nào cho thai nếu tiêm trong thai kỳ.

– TDap không gây sảy thai hay sinh non, không làm tăng nguy cơ nhiễm trùng thai, lưu thai.

– Sản phẩm này cũng không làm tăng nguy cơ tiền sản giật ở mẹ và không ảnh hưởng xấu đến trẻ sơ sinh.

12. Lý do WHO khuyến khích tiêm vắc xin bạch hầu khi mang thai

Mục đích sâu xa của việc chích ngừa TDap khi mang thai không chỉ là bảo vệ mẹ bầu. Việc làm này còn nhằm truyền kháng thể vào bào thai, giúp bảo vệ trẻ sơ sinh trong giai đoạn hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Mỗi thai kỳ mẹ nên tiêm phòng một mũi TDap duy nhất. Mũi chích ngừa này sẽ đem lại khả năng “bảo vệ kép” như sau:

– Bảo vệ mẹ: Bổ sung miễn dịch cho mẹ, giảm nguy cơ mắc bệnh bạch hầu (và ho gà, uốn ván) khi mang thai.

– Bảo vệ thai nhi: Kháng thể từ mẹ thông qua bánh nhau sẽ được truyền vào bào thai, giúp bảo vệ con từ trong bụng mẹ.

– Bảo vệ trẻ sơ sinh: Trong những năm tháng đầu đời, hệ miễn dịch của con còn yếu, kháng thể con nhận từ mẹ tiếp tục bảo vệ con trước sự tấn công của khuẩn bạch hầu. Hiệu quả ngừa bệnh trong 3 tháng đầu đời nhờ kháng thể từ mẹ được chứng minh lên đến 78%. Từ tháng thứ 2 sau sinh, trẻ nên tiêm vắc xin 6 trong 1 đầu tiên để giúp cơ thể tự tạo kháng thể, bảo vệ bản thân trong thời gian tiếp theo.

– Giảm biến chứng: Vắc xin TDap cho hiệu quả ngừa bệnh vượt 95%. Bên cạnh đó, nếu không may mắc phải, mẹ bầu đã tiêm vắc xin hầu như không bị biến chứng nghiêm trọng.

Vắc xin bạch hầu mang lại tác dụng "bảo vệ kép" cho mẹ và bé đến tận sau sinh

Vắc xin bạch hầu mang lại tác dụng “bảo vệ kép” cho mẹ và bé đến tận sau sinh

2. Thời điểm tốt nhất để chích ngừa bạch hầu khi mang thai

Theo WHO và CDC Hoa Kỳ, từ tuần thứ 27 đến trước tuần 36 của thai kỳ là thời điểm tốt nhất chị em nên tiêm vắc xin bạch hầu uốn ván. Lý do là vì giai đoạn này thai nhi đang phát triển nhanh và cơ thể của mẹ có thể tạo đủ kháng thể để truyền cho con.

Tuy nhiên, nếu trong khoảng thời gian này mẹ bầu chưa tiêm phòng được thì vẫn có thể bổ sung vắc xin bạch hầu vào bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ. Việc tiêm sớm hoặc muộn hơn vẫn đem lại hiệu quả bảo vệ cho cả hai mẹ con.

Mỗi lần mang bầu mẹ đều nên tiêm phòng bạch hầu 1 lần theo lịch tiêm chủng, kể cả khi đã chích ngừa trước lúc có bầu.

Mặc dù vắc xin phòng bạch hầu đã được chứng minh là an toàn với mẹ và bé trong thai kỳ nhưng khi tiêm chủng, chị em cần lưu ý một số vấn đề sau:

– Cần trao đổi với bác sĩ sản khoa để được đảm bảo không có chống chỉ định.

– Sau khi tiêm chị em cần được theo dõi các phản ứng như sốt nhẹ, hơi sưng, đau ở vị trí tiêm tại nhà. Chú ý không chạm vào vị trí tiêm và cần báo ngay với bác sĩ nếu sốt kéo dài hoặc vị trí tiêm sưng, cứng to bất thường.

– Cần tuân thủ đúng lịch tiêm chủng và liều lượng mà bác sĩ chỉ định.

– Bên cạnh việc tiêm chủng, mẹ bầu vẫn cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa như hạn chế tiếp xúc với người bệnh, vệ sinh cá nhân khoa học.

Mẹ bầu nên chích ngừa bạch hầu từ tuần 27 đến trước tuần 36 của thai kỳ

Mẹ bầu nên chích ngừa bạch hầu từ tuần 27 đến trước tuần 36 của thai kỳ

3. Những trường hợp mẹ bầu nên thận trọng khi tiêm vắc xin bạch hầu

Việc tiêm vắc xin bạch hầu trong thai kỳ được khuyến khích nhưng có một số trường hợp cần thận trọng, tránh tiêm:

– Mẹ bầu phản ứng dị ứng nghiêm trọng với thành phần có trong loại vắc xin này.

– Chị em có tiền sử phản ứng nghiêm trọng với vắc xin bạch hầu trong lần tiêm chủng trước đó.

– Mẹ bầu đang sốt cao hoặc mắc bệnh cấp tính.

Nếu thuộc một trong số những trường hợp này, chị em cần trao đổi với bác sĩ để có hướng xử lý phù hợp.

Ở Phòng tiêm chủng TCI, vắc xin phòng bệnh bạch hầu dành cho mẹ bầu được nhập khẩu chính hãng từ Bỉ, Pháp. Thu Cúc TCI xây dựng hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, bảo vệ mọi loại vắc xin trong điều kiện tốt nhất nhằm giữ tối đa hiệu quả phòng bệnh. Các bước tiêm chủng được xây dựng theo đúng quy chuẩn của Bộ Y tế. Mẹ bầu được thăm khám sức khỏe với bác sĩ giàu chuyên môn, kiểm tra thông tin vắc xin đầy đủ trước khi tiêm và được theo dõi sau tiêm chu đáo, xử lý khẩn cấp tại chỗ (nếu có) ngay khi có bất thường xảy ra.

Thai phụ có thể đăng ký tiêm phòng bất kỳ ngày nào trong tuần, bao gồm cả thứ 7, chủ nhật.

Tiêm vắc xin bạch hầu khi mang thai là biện pháp tối ưu bảo vệ mẹ và bé trước sự tấn công của khuẩn Corynebacterium diphtheriae. Mẹ bầu đừng quên, bảo vệ sức khỏe của mình chính là bảo vệ tương lai của con. Hãy trao đổi với bác sĩ về tình trạng sức khỏe cụ thể của mình trước khi tiêm vắc xin.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital