Rối loạn tiêu hóa là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Phần lớn các trường hợp rối loạn tiêu hóa không đe dọa đến tính mạng, tuy nhiên, nếu phụ huynh không chú ý và không điều trị kịp thời, có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của bé. Vậy triệu chứng trẻ bị rối loạn tiêu hóa là gì và cần thực hiện những biện pháp gì để cải thiện tình trạng này cho trẻ? Dưới đây là một số gợi ý.
Menu xem nhanh:
1. Dấu hiệu nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa
1.1. Triệu chứng trẻ bị rối loạn tiêu hóa, cha mẹ đã biết chưa?
Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi, hệ tiêu hóa của họ chưa hoàn thiện, do đó khi thay đổi chế độ ăn uống không phù hợp, trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa. Để đưa ra phương án điều trị kịp thời, cha mẹ cần lưu ý các biểu hiện sau đây để nhận biết rối loạn tiêu hóa ở bé:
Táo bón: Táo bón là triệu chứng rất hay gặp ở trẻ nhỏ. Đây là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau hoặc chỉ là một rối loạn cơ năng. Khi thấy trẻ 2-3 ngày mới đi vệ sinh một lần. Phân cứng, khuôn phân to, thường có màu đen, đau bụng khi đi đại tiện và thậm chí có lẫn máu ở phân. Táo bón có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: viêm ruột, thủng ruột… Do đó, trẻ cần được khám và tìm nguyên nhân gây táo bón để có cách điều trị thích hợp. Khi trẻ bị táo bón nên hạn chế các thực phẩm nhiều dầu mỡ, quá nhiều đạm, không nên uống các loại sữa có nhiều chất béo.
Nôn trớ: Trẻ nhỏ thường hay nôn chớ vì thực quản của trẻ nhỏ không giống như người lớn, thực quản ngắn, phần dưới hơi nở rộng, lớp cơ chưa phát triển hoàn chỉnh và còn yếu, cơ tâm vị co thắt bất thường. Nếu trẻ 2-3 ngày bị một lần hoặc ăn no quá bị nôn thì không sao, nhưng nếu thấy trẻ nôn trớ thường xuyên, ăn vào lại nôn thì hệ tiêu hóa của trẻ có vấn đề.
Đi ngoài phân sống: Tiêu chảy là một triệu chứng thường gặp khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường có hiện tượn tiêu chảy cấp, phân lỏng như nước, đi trên 3 lần trong ngày, phân thường có mùi tanh, sống phân nên thường có màu trắng hay còn nguyên thức ăn chưa được tiêu hóa hoặc có bọt, đi nhiều thì có mũi. Với triệu chứng này, các mẹ nên chú ý bù nước và điện giản kịp thời, vì khi trẻ đi ngoài mất rất nhiều nước, suy nhược cơ thể
Đau bụng, đầy hơi, chướng bụng: Hiện tượng căng chướng bụng và ợ hơi cũng là những triệu chứng thường gặp khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, sờ thấy bụng trẻ căng to và có dấu hiệu ợ hơi liên tục. Vì bụng đầy và trướng nên trẻ đánh hơi nhiều hơn. Ngoài ra, trẻ còn có biểu hiện miệng hôi.
Chán ăn, ăn ít: Khi bị rối loạn tiêu hóa trẻ thường kém ăn, lười ăn do ăn vào lại nôn và hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả nên khả năng hấp thu và tiêu hóa kém. Nhiều trẻ chỉ uống nước sữa và không chịu ăn cháo, cơm.
1.2. Nguyên nhân trẻ hay bị rối loạn tiêu hóa
Trước khi tìm câu trả lời cho câu hỏi về cách xử lý khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, cha mẹ cần hiểu về các nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng này. Tiêu hóa là quá trình chuyển đổi thức ăn thành các chất có thể hấp thu thông qua hệ tiêu hóa từ miệng đến trực tràng. Mọi sự cản trở hoặc đảo lộn trong quá trình này được gọi là rối loạn tiêu hóa.
Một số nguyên nhân phổ biến gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ em bao gồm:
– Sức đề kháng yếu: Hệ tiêu hóa của trẻ từ 0 – 6 tuổi còn non nớt và kém phát triển, khi kết hợp với sức đề kháng yếu, trẻ dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng,…
– Sử dụng nhiều thuốc kháng sinh: Việc sử dụng nhiều thuốc kháng sinh có thể gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, vì thuốc không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn có thể tiêu diệt vi khuẩn có lợi, dẫn đến rối loạn tiêu hóa.
– Thói quen ăn uống và sinh hoạt: Môi trường sống bị ô nhiễm, tiêu thụ thực phẩm kém vệ sinh và thói quen sinh hoạt không tốt cũng có thể gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.
– Biến chứng từ một số bệnh: Mắc phải các bệnh như viêm tai giữa, viêm mũi họng cấp, viêm phổi, viêm phế quản,… có thể dẫn đến tiết ra đờm chứa vi khuẩn. Nếu trẻ nuốt đờm vào cơ thể thay vì khạc nhổ ra ngoài, nhiễm khuẩn đường ruột có thể xảy ra và gây rối loạn tiêu hóa.
– Dinh dưỡng không hợp lý: Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ và chất béo như xúc xích, bánh kẹo, lạp xưởng,… cũng có thể là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.
2. Nên cho trẻ ăn loại thực phẩm gì và kiêng gì khi bị rối loạn tiêu hóa?
Để giúp trẻ khi bị rối loạn tiêu hóa, các bậc phụ huynh có thể tham khảo các gợi ý sau đây:
2.1. Dưới đây là một số thực phẩm tốt cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa
– Chuối: Chuối chứa pectin giúp cải thiện quá trình tiêu hóa và hỗ trợ đại tiện. Ngoài ra, chuối cung cấp kali và nhiều dưỡng chất quan trọng.
– Sốt táo: Sốt táo giàu pectin, giúp giảm triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Nên ưu tiên sốt táo nấu chín thay vì táo tươi.
– Thức ăn từ gạo: Các món từ gạo như cơm trắng, cháo xay hay cháo hạt dễ tiêu hóa và kiểm soát tình trạng tiêu chảy.
– Rau xanh: Bổ sung rau xanh trong khẩu phần ăn giúp cải thiện tiêu hóa và tiêu thụ chất béo không lành mạnh.
– Thịt gà: Thịt gà có hàm lượng chất béo thấp, dễ tiêu hóa và giàu dinh dưỡng khi được chế biến đúng cách.
– Sữa chua: Cung cấp vi khuẩn có lợi giúp cải thiện rối loạn đường ruột và tiêu hóa. Lưu ý với trẻ không dung nạp lactose.
– Ngũ cốc nguyên hạt: Cung cấp chất đạm, dầu thực vật tự nhiên và tăng cường sức khỏe tiêu hóa.
Lưu ý rằng mỗi trẻ có thể có những yêu cầu dinh dưỡng riêng, vì vậy hãy tìm cách tương tác và theo dõi phản ứng của trẻ sau khi thêm các thực phẩm này vào chế độ ăn.
2.2. Những thực phẩm mà trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên kiêng
– Đồ ăn nhanh khó tiêu: Như thịt hộp, xúc xích, pizza, thịt xông khói, hamburger,… những loại thực phẩm này thường chứa nhiều chất béo và hợp chất khó tiêu hóa.
– Thực phẩm chứa đường nhiều: Kẹo, bánh, nước ngọt,… những thực phẩm này có thể gây tiêu chảy nên cần được hạn chế.
– Thực phẩm chứa chất xơ: Đậu và các loại thực phẩm giàu chất xơ có thể làm tăng tình trạng táo bón.
– Thực phẩm giàu tinh bột và chất béo: Đậu, bắp và các thực phẩm giàu chất béo có thể làm tăng tình trạng táo bón, gây khó khăn trong quá trình đi tiêu.
– Sữa chứa lactose: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa do bất dung nạp lactose trong sữa nên xem xét sử dụng loại sữa có hàm lượng lactose thấp hơn, dựa trên khuyến nghị của bác sĩ.
Lưu ý rằng từng trường hợp trẻ có thể có yêu cầu dinh dưỡng riêng, vì vậy cần tư vấn từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ ăn phù hợp cho trẻ.