Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ, phân biệt với sốt rét

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Trong những ngày đầu, triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ tương đối giống các bệnh truyền nhiễm cấp tính phát sinh do virus khác, nên bố mẹ dễ nhầm lẫn, không điều trị kịp thời sốt xuất huyết cho trẻ. Trong bài viết sau, Thu Cúc TCI xin hướng dẫn bố mẹ cách phân biệt sốt xuất huyết với sốt rét – bệnh truyền nhiễm cấp tính có triệu chứng giống sốt xuất huyết nhất, đọc ngay bố mẹ nhé!

Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm đến tuần 37/2023, toàn quốc có 87.719 bệnh nhân sốt xuất huyết. Riêng tuần 37/2023 số bệnh nhân sốt xuất huyết trên toàn quốc là 5.616; tăng 1,7% so với tuần 36/2023. Trong đó, có tới 4.219 bệnh nhân phải điều trị nội trú, tăng 2,1% so với tuần 36/2023.

Cũng riêng tuần 37/2023, tại Hà Nội, có thêm 2.400 bệnh nhân sốt xuất huyết được ghi nhận, nâng tổng số bệnh nhân tại thành phố cộng dồn từ đầu năm đến nay lên 12.776, tăng 3,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Theo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh (CDC) Hà Nội, các tuần tới là giai đoạn cao điểm của dịch sốt xuất huyết.

1. Tổng hợp toàn bộ triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ

Biểu hiện lâm sàng của sốt xuất huyết vô cùng đa dạng. Một số trẻ sốt xuất huyết không biểu hiện. Một số trẻ biểu hiện nhẹ. Một số trẻ lại biểu hiện nặng, thậm chí là nguy kịch. Cụ thể, về cơ bản, sốt xuất huyết có ba giai đoạn: Giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục.

– Giai đoạn sốt: Trẻ sốt cao đột ngột, liên tục từ 2 đến 7 ngày; đau đầu, đau hốc mắt, đau cơ xương khớp; buồn nôn và nôn; nổi hạch; phát ban;…

Tổng hợp toàn bộ triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ.

Ở giai đoạn đầu, trẻ sốt xuất huyết thường sốt cao đột ngột, liên tục từ 2 đến 7 ngày.

– Giai đoạn nguy hiểm: Trẻ đau bụng dữ dội, xuất huyết da, xuất huyết niêm mạc như chảy máu mũi, chảy máu chân răng, nôn ra máu, chảy máu âm đạo, tiểu máu, đi ngoài phân máu; vật vờ, lơ mơ, li bì;….

– Giai đoạn hồi phục: Trẻ phát ban, ngứa, tiểu nhiều,…

2. Hai đặc điểm giúp phân biệt sốt xuất huyết với sốt rét

Sốt xuất huyết với sốt rét có biểu hiện lâm sàng tương đối giống nhau. Để phân biệt hai bệnh truyền nhiễm này, bố mẹ hãy lưu ý thời gian ủ bệnh và triệu chứng sốt – xuất huyết dưới da cụ thể của chúng.

2.1. Thời gian ủ bệnh

– Sốt xuất huyết: Các triệu chứng khác của bệnh truyền nhiễm cấp tính này sẽ xuất hiện sau triệu chứng sốt 4 – 5 ngày. Từ triệu chứng sốt, 7 – 10 ngày sau, các triệu chứng của sốt xuất huyết sẽ thuyên giảm và biến mất.

– Sốt rét: Triệu chứng của sốt rét cần nhiều thời gian hơn để xuất hiện. Cụ thể, chúng cần 10 – 15 để xuất hiện toàn bộ.

2.2. Triệu chứng sốt – xuất huyết dưới da cụ thể

Khi xem xét cẩn thận, chúng ta sẽ thấy triệu chứng sốt – xuất huyết dưới da của sốt xuất huyết và sốt rét vẫn có điểm khác nhau.

– Sốt xuất huyết: Biểu hiện khởi phát của sốt xuất huyết là những cơn sốt cao đột ngột, liên tục trong 3 – 4 ngày. Sốt có thể từ 39 độ C hoặc hơn 40 độ C, đi kèm với đó là đau đầu, đau hốc mắt, đau cơ xương khớp kéo dài. Khi sốt hạ là đến các triệu chứng chảy máu mũi, chảy máu chân răng,…

– Sốt rét: Biểu hiện khởi phát của sốt rét là cảm giác lạnh, kéo dài 30 phút – 2 giờ. Sau triệu chứng này, mới đến triệu chứng sốt. Sốt do sốt rét cũng là sốt cao nhưng không kéo dài, chỉ 1 – 3 giờ. Cuối cùng là triệu chứng vã mồ hôi.

Biểu hiện khởi phát của sốt rét là cảm giác lạnh, kéo dài 30 phút – 2 giờ.

Cảm giác lạnh, kéo dài 30 phút – 2 giờ là biểu hiện khởi phát của sốt rét.

Lưu ý đến những điểm khác nhau phía trên, bố mẹ có thể phân biệt sốt xuất huyết với sốt rét. Tuy nhiên, để chắc chắn trẻ có hay không mắc sốt xuất huyết, bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín gần nhất để thăm khám. Sau thăm khám, hầu hết các trường hợp sốt xuất huyết có thể điều trị ngoại trú.

Để việc điều trị ngoại trú đạt hiệu quả cao, bố mẹ nên ghi nhớ và thực hiện một số nội dung chăm sóc trẻ sốt xuất huyết tại nhà như sau:

– Hạ sốt: Paracetamol là thuốc hạ sốt được chỉ định trong điều trị sốt xuất huyết. Tuy nhiên, sử dụng thuốc này vẫn cần thận trọng, bởi chúng có thể gây hại trên gan và thận người sử dụng. Theo chuyên gia, trong điều trị sốt xuất huyết, Paracetamol nên được sử dụng với liều lượng 15mg/kg/lần, 4 – 6 giờ/lần, một ngày không dùng quá 4 lần. Bố mẹ không sử dụng Aspirin và Ibuprofen để hạ sốt cho trẻ trong trường hợp này, bởi hai thuốc này có thể làm tăng nguy cơ sốt xuất huyết biến chứng.

– Bù dịch và điện giải: Bù dịch và điện giải cho trẻ bằng dung dịch Oresol, nước trái cây, nước lọc, thông qua đường uống. Việc bù dịch và điện giải thông qua đường tĩnh mạch chỉ thực hiện khi huyết tương thoát nhiều qua thành mạch, máu cô đặc, huyết áp tụt, nhịp tim nhanh, trụy mạch. Tuy nhiên, bù dịch đường tĩnh mạch không được thực hiện tại nhà. Bởi khi sốt xuất huyết, cơ thể trẻ rất nhạy cảm, dễ sốc. Ngoài ra, bù dịch đường tĩnh mạch tại nhà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai hại khác như rối loạn cân bằng muối – nước, ứ đọng nước trong mô và tổ chức, dẫn đến tràn dịch màng phổi,…

Bù dịch và điện giải cho trẻ bằng dung dịch Oresol, nước trái cây, nước lọc.

Cho trẻ uống dung dịch Oresol, nước trái cây, nước lọc để bù dịch và điện giải.

Phía trên là triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ và cách phân biệt sốt xuất huyết với sốt rét. Hy vọng rằng với chúng, bố mẹ có thể chăm sóc trẻ hiệu quả hơn trong giai đoạn cao điểm của dịch sốt xuất huyết năm 2023. Để biết các thông tin khác về vấn đề này, liên hệ ngay Thu Cúc TCI, bố mẹ nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital