Triệu chứng mất ngủ đêm cảnh báo bệnh lý gì?

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Văn Doanh

Trưởng khoa Khám bệnh

Mất ngủ đêm kéo dài không chỉ gây ra tình trạng mệt mỏi, cơ thể suy nhược, thiếu tập trung mà còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Đó là những bệnh gì, có nguy hiểm không, cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây. 

1. Mất ngủ đêm báo hiệu cảnh báo bệnh gì?

Mất ngủ gồm 2 dạng là mất ngủ cấp tính và mất ngủ mạn tính.
– Mất ngủ cấp tính là mất ngủ ngắn hạn, là tình trạng mất ngủ không kéo dài quá 1 tháng.
– Mất ngủ mạn tính là dạng mất ngủ kinh niên, mất ngủ lâu năm. Đây là tình trạng mất ngủ kéo dài lâu năm và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tinh thần và thể chất.
Mất ngủ đêm kéo dài thường là biểu hiện của một số bệnh lý sau đây:

1.1. Thiếu máu lên não

Tình trạng thiếu máu não khiến cơ thể mệt mỏi, đau đầu và hay bị mất ngủ. Thiếu máu não là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai biến mạch máu não. Do đó, khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ thì cần đi khám sớm để có biện pháp điều trị hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

1.2. Rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình cũng có một số triệu chứng tương đồng với thiếu máu lên não như đau đầu, chóng mặt, ù tai, buồn nôn … các triệu chứng này gây ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ người bệnh. Do đó khi thấy mất ngủ về đêm trong thời gian dài cũng báo có thể bạn đang bị rối loạn tiền đình.

1.3. Bệnh tim mạch gây triệu chứng mất ngủ đêm

Khi mắc các bệnh lý tim mạch như hở van tim, suy tim, rối loạn nhịp tim … bệnh nhân thường gặp các triệu chứng khó thở, mệt mỏi và gây khó ngủ, ngủ không sâu giấc. Người bệnh nên đi thăm khám sớm với bác sĩ để được chẩn đoán đúng, có biện pháp điều trị phù hợp và cải thiện bệnh sớm.

1.4. Trào ngược dạ dày

Cơn trào ngược dạ dày thực quản khiến bạn ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, tức ngực vô cùng khó chịu gây cản trở giấc ngủ của bạn. Không nên để tình trạng này kéo dài vì trào ngược khiến cơ vòng thực quản co thắt không linh hoạt dễ gây trào ngược mạn tính.Trào ngược kéo dài khiến người bệnh chán ăn, mệt mỏi, sút cân.

1.5. Tình trạng hen suyễn gây mất ngủ đêm

Các vấn đề hô hấp cũng ảnh hưởng tới giấc ngủ do cảm giác tức ngực, khó thở xảy ra thường xuyên.

1.6. Huyết áp cao

Mỗi khi huyết áp tăng cao, người bệnh có thể gặp tình trạng khó thở, mệt mỏi. Huyết áp tăng cao không được kiểm soát kịp thời có thể gây đột quỵ. Người có huyết áp cao thường khó ngủ hơn so với người bình thường.

1.7. Các vấn đề tâm lý như căng thẳng, trầm cảm, rối loạn lo âu

Trầm cảm, lo lắng kéo dài khiến hệ thần kinh luôn bị căng thẳng, khiến người bệnh khó vào giấc ngủ, ngủ không sâu.

1.8. Thay đổi nội tiết tố

Khi bước vào giai đoạn mãn kinh (khoảng từ 50 tuổi), phụ nữ thường thay đổi nội tiết tố, khiến cơ thể dễ bốc hỏa và xuất hiện tình trạng ngủ không ngon.

Mất ngủ đêm là nỗi ám ảnh của rất nhiều người

Mất ngủ về đêm là nỗi ám ảnh của rất nhiều người

2. Tác hại khi mất ngủ về đêm kéo dài

Tình trạng mất ngủ đêm trong một thời gian dài mà không được khắc phục sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống và sức khỏe của người bệnh.

2.1. Ảnh hưởng đến sức khỏe

– Tăng nguy cơ đột quỵ: tình trạng mất ngủ kéo dài làm cho cơ thể tăng sinh vượt quá mức các gốc tự do. Các gốc tự do tấn công và gây tổn thương đến mạch não, tạo nên các mảng xơ vữa cùng các huyết khối làm tăng nguy cơ đột quỵ.
– Những vấn đề tim mạch: khi ngủ không đủ giấc sẽ làm cho tim phải hoạt động nhiều hơn dẫn đến tình trạng tăng huyết áp hoặc nhịp tim rối loạn.
– Dễ mắc các bệnh về thần kinh: khi giấc ngủ không đảm bảo thời gian, chất lượng sẽ khiến cho người bệnh xuất hiện các suy nghĩ tiêu cực, lo âu. Tình trạng kéo dài làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, rối loạn cảm xúc, tệ nhất có thể khiến người bệnh phẫn uất và tự tử.
– Nguy cơ bị ung thư cao: tình trạng mất ngủ làm các cơ quan bị suy giảm chức năng, suy giảm khả năng tự chữa lành gen của cơ thể. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đặc biệt là ung thư vú.

Đến bệnh viện kiểm tra khi bạn đã bị mất ngủ hơn 1 tháng và không có dấu hiệu cải thiện

Đến bệnh viện kiểm tra khi bạn đã bị mất ngủ hơn 1 tháng và không có dấu hiệu cải thiện

2.2. Ảnh hưởng đối với sắc đẹp

– Tăng cân: hệ tiêu hóa không thể chuyển hóa hoàn toàn thức ăn khi cơ thể mất ngủ, gây nên tình trạng tích trữ mỡ thừa. Khi mất ngủ cơ thể lại có cảm giác thèm ăn, đặc biệt là đồ ngọt. Từ đó làm tăng nguy cơ béo phì, mỡ máu, tiểu đường …
– Lão hóa sớm: ngủ không đủ giấc tác động đến nồng độ collagen trong cơ thể, khiến cho da sạm, mụn, mắt thâm quầng …

2.3. Ảnh hưởng đến cuộc sống thường nhật

Tình trạng mất ngủ khiến mất tập trung, suy giảm trí nhớ nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến học tập, công việc.

3. Điều trị tình trạng mất ngủ về đêm

Để cải thiện tình trạng mất ngủ đêm, cần kết hợp nhiều phương pháp. Trước tiên người bị mất ngủ cần đi khám để xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ, sau đó sẽ được gợi ý cách điều trị phù hợp. Hiện nay thường kết hợp cả hai phương pháp và điều trị bằng thuốc và thay đổi lối sống để có kết quả tốt.

3.1. Điều trị mất ngủ kéo dài bằng các loại thuốc

– Một số loại thuốc có tác dụng an thần, thư giãn, làm giảm triệu chứng sẽ được kê đơn.
– Các loại thuốc điều trị bệnh lý gây mất ngủ: tình trạng mất ngủ có thể xuất phát từ các bệnh lý khác. Tùy vào từng trường hợp mất ngủ mà bác sĩ sẽ kê các loại thuốc phù hợp.

Tất cả các loại thuốc phải có sự chỉ định của bác sĩ. Người bệnh không tự ý sử dụng bất kì loại thuốc nào vì có thể làm chứng mất ngủ về đêm trầm trọng hơn.

Người bệnh cần tuân thủ chỉ định điều trị chứng mất ngủ về đêm từ bác sĩ

Người bệnh cần tuân thủ chỉ định điều trị chứng mất ngủ từ bác sĩ

3.2. Thay đổi lối sống giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ

– Cân bằng giữa thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi. Người bị mất ngủ về đêm tránh làm việc quá sức để cơ thể có thời gian thư giãn.
– Duy trì thói quen ngủ và dậy cùng một khung giờ.
– Trước khi ngủ nên nghe nhạc không lời, đọc sách phù hợp để đầu óc được thư thái.
– Xây dựng chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, tăng cường các món giúp ngủ ngon.
– Vận động mỗi ngày để khí huyết lưu thông, đầu óc thoải mái để dễ đi vào giấc ngủ hơn.
– Chọn nơi ngủ thoáng mát, nhiệt độ phù hợp, hạn chế ánh sáng để giấc ngủ được trọn vẹn.

Mất ngủ đêm là triệu chứng cảnh báo rất nhiều bệnh lý. Người bị mất ngủ không nên chủ quan mà cần theo dõi và đi khám chuyên khoa Nội thần kinh nếu tình hình không cải thiện.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital