Triệu chứng bệnh sán lá gan như thế nào mà nhiều người bệnh xem thường? Bệnh sán lá gan được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp vào danh sách 20 bệnh nhiệt đới ít được người bệnh quan tâm. Tuy nhiên, dấu hiệu của bệnh lại cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm như ung thư, xơ gan do sán.
Menu xem nhanh:
1. Bệnh sán lá gan là như thế nào?
Bệnh sán lá gan là tình trạng người bệnh nhiễm ký sinh trùng mãn tính ở đường mật. Bệnh phát sinh khi vật chủ ăn, uống thực phẩm nhiễm sán. Vật chủ ở đây có thể là động vật ăn cỏ như bò, trâu, lợn, người ăn động vật nhiễm sán…
Người ta chia làm 2 loại sán lá gan: Sán lá gan nhỏ và sán lá gan lớn. Sán lá gan lớn thường bị nhiễm ở khu vực miền Bắc, sán lá gan nhỏ thường tập trung ở khu vực miền Trung và miền nam.
2. Nguyên nhân nào dẫn đến sán lá gan
2.1 Thói quen ăn rau sống
Thói quen ăn sống các loại rau mọc dưới nước như rau cần, rau nhút, cải xoong… khiến các loại sán di chuyển 1 cách dễ dàng vào người bệnh. Nước bẩn có chứa ấu trùng sán, khi không rửa kỹ, chưa nấu chín khiến ấu trùng sán vẫn tiếp tục phát triển khi vào cơ thể người. Sán lá gan có thể đi khắp cơ thể, xuyên qua mạch máu, vào trong ổ bụng, xuyên qua bao gan, tấn công tế bào nhu mô gan.
2.2 Ăn thịt số, sashimi, sushi
Sở thích ăn đồ sống, tái như thịt bò tái, thịt lợn, tôm, cá sống… Đặc biệt là truyền thống ăn Sushi, sashimi… cũng khiến cho sán từ những loài động vật này tấn công vào cơ thể con người.
2.3 Ô nhiễm nguồn nước, phóng uế bừa bãi
Phóng uế bừa bãi, vứt bỏ chất thải ra ngoài môi trường… cũng khiến cho sán sinh sôi phát triển mạnh mẽ hơn, tăng nguy cơ xâm nhập vào cơ thể con người. Xây dựng chuồng trại động vật bên cạnh nhà ở, đồ ăn thức uống của người dân, dễ lây nhiễm chéo sán.
2.4 Thực phẩm hết hạn sử dụng
Vì lợi nhuận, một số đối tượng nhập khẩu trái phép thịt nhiễm khuẩn, thịt ôi thiu từ những chợ đầu mối, quốc gia đang có dịch. Đem loại thịt ô nhiễm này đem về xử lý hóa chất để tiếp tục cung ứng ra thịt trường, qua mặt lực lượng chức năng kiểm soát phòng dịch.
3. Đường lây nhiễm của sán lá gan
3.1 Ăn phải ấu trùng, trứng sán
Sán lá gan với cơ chế lây bệnh qua vật chủ trung gian. Chúng ta chỉ khi ăn phải trứng hay ấu trùng của sán thì mới có khả năng nhiễm bệnh. Bệnh này không lây từ người sang người, nhưng có thể lây từ chất thải sang con người.
3.2 Vật chủ trung gian nhiễm sán
Chất thải của người nhiễm bệnh, phóng uế bừa bãi ra môi trường chưa qua xử lý, nhiễm vào nguồn nước. Những động vật như ốc, cá, cua, tôm… khi ăn phải những thức ăn dưới nước có chứa sán, sẽ bị lây nhiễm bệnh. Con người ăn phải những vật chủ trung gian này chưa vệ sinh kỹ, chưa nấu chín hoặc những người thích ăn đồ sống có thể bị nhiễm sán lá gan.
3.3 Truyền chéo từ loài này sang loài khác
Những con động vật bị nhiễm sán, chúng đào thải trứng chưa trưởng thành qua phân. Trứng này phát triển trong nước ngọt, chui vào trong con ốc. Ốc là vật chủ tiếp theo, tiếp tục trải qua những giai đoạn phát triển, đẻ trứng vào rau, lá dưới nước. Động vật ăn cỏ ăn phải ốc con chứa sán, nhiễm sán. Tiếp tục con người ăn động vật có sán, chưa được nấu chín, tiếp tục bị sán, thành một vòng tuần hoàn.
3.4 Truyền từ thực vật nhiễm sán
Những rau mọc dưới nước có tỉ lệ nhiễm sán cao, con người với thói quen ăn rau sống chưa rửa kỹ có thể dễ dàng nhiễm sán.
4. Triệu chứng sán lá gan thường gặp
Một số trường hợp nhiễm sán lá gan nhưng không có triệu chứng gì điển hình. Một số người có triệu chứng khi sán di chuyển vào trong ruột, gan, khoang bụng. Có người chỉ phát hiện ra khi sán đã chui ống mật. Một số trường hợp sẽ thấy triệu chứng sau:
4.1 Đau bụng là một trong những triệu chứng bệnh sán lá gan
Đây là biểu hiện dễ nhận biết nhất khi ăn phải đồ nhiễm sán. Bệnh nhân sẽ có triệu chứng đau bụng vùng thượng vị hoặc ở vùng hạ sườn phải. Khi có triệu chứng đau ở vùng hạ sườn phải thì có thể bệnh nhân mắc sán lá gan lớn, gan to dần. Còn trường hợp đau bụng nhiều, có thể là mắc sán lá gan nhỏ.
4.2 Tắc nghẽn, viêm ống mật
Sán phát triển, di chuyển khắp cơ thể, chui vào khu vực ống mật gây tắc mật, viêm ống dẫn mật.
4.3 Gan to
Sờ ở phía hạ sườn phải thấy gan to, sờ thấy được.
4.4 Ngứa, sốt, ớn lạnh, khó chịu là một trong những triệu chứng bệnh sán lá gan
Một số triệu chứng khác khi sán tấn công vào cơ thể, gây viêm túi mật, viêm gan: Ngứa, sốt, ớn lạnh…
5. Biến chứng nguy hiểm khi mắc sán lá gan
5.1 Sán gây phá hủy nhu mô gan, gây áp xe gan
Sán di chuyển vào cơ thể, di chuyển từ dạ dày vào tá tràng. Vỏ nang trùng của sán sẽ giải phóng các ấu trùng, di chuyển xuyên qua thành tá tràng, đi vào ổ bụng, sinh trưởng và phát triển ở gan. Sán lá gan tiết ra chất độc, gây phá hủy nhu mô gan, gây áp xe gan.
5.2 Tắc đường dẫn mật
Sau 2 – 3 tháng, sán chui được từ dạ dày vào đường mật đẻ trứng, gây ung thư đường mật. Sán lá gan nhỏ di chuyển vào nhu mô gan, sán non phát triển thành sán trưởng thành có khả năng đẻ trứng chỉ sau 1 tháng. Sán non trưởng thành, đẻ trứng trong đường dẫn mật, dẫn đến tắc mật.
5.3 Tấn công các cơ quan khác
Sán lá gan lớn di chuyển lạc chỗ, phát triển rầm rộ ở các cơ quan khác như da, cơ, khớp, dạ dày, đại tràng, vú… gây nên nhiều bệnh nguy hiểm.
5.4 Xơ gan, xơ cứng ống mật
Sán sống ký sinh trong ống dẫn mật. Chúng dùng hai mồm hút, bám chặt trong gan để lấy thức ăn. Tạo nên những tổn thương nghiêm trọng ở gan và ống mật, điển hình như xơ gan, tắc mật, xơ cứng ống dẫn mật,… Tình trạng này có thể gây xơ gan cổ trướng, áp xe gan thoái hóa, tăng nguy cơ tử vong.
Sán lá gan là bệnh lý diễn biến âm thầm. Nhiễm sán do thói quen ăn uống mất vệ sinh, ăn rau sống, đồ tái, sashimi, sushi… Bệnh này có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như tắc mật, xơ gan, xơ cứng ống mật… Thậm chí nhiễm sán nặng có thể gây tử vong. Hãy ăn chín uống sôi, vệ sinh sạch sẽ, hạn chế nguy cơ nhiễm sán.