Trị dứt điểm bệnh trĩ với phác đồ điều trị toàn diện – không đau

Tham vấn bác sĩ
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII

Lê Ngọc Thương

Phó Giám đốc Bệnh viện, Phụ trách Ngoại tổng hợp, kiêm Trưởng khoa Ngoại

Trị dứt điểm bệnh trĩ, thoát khỏi những cơn đau hành hạ cùng nỗi ám ảnh trĩ tái phát là điều mà tất cả người bệnh đều mong muốn. Trĩ có thể được chữa khỏi nếu chữa đúng cách, tuân thủ đúng chỉ định điều trị, tái khám để tìm đúng căn nguyên và xử lý tận gốc bệnh. Đây cũng chính là nội dung trong phác đồ điều trị trĩ toàn diện – không đau, hãy cùng tìm hiểu ngay.

1. Những điều cần biết về trĩ

1.1. Bệnh trĩ và phân loại

Bệnh trĩ là một loại bệnh lý rất phổ biến, xảy ra khi các tĩnh mạch thuộc vùng hậu môn – trực tràng bị giãn ra quá mức do tình trạng gia tăng áp lực thường xuyên dẫn tới hình thành các búi trĩ bên ngoài hậu môn (trĩ ngoại) hoặc bên trong thành trực tràng (trĩ nội) hoặc cả hai (trĩ hỗn hợp).

Như vậy, bệnh trĩ được chia thành 3 loại dựa theo vị trí hình thành búi trĩ và bệnh sẽ diễn biến theo các cấp độ/giai đoạn với mức độ nặng dần.

4 cấp độ của trĩ nội:

– Độ 1: Đi ngoài ra máu, búi trĩ nằm bên trong hậu môn.

– Độ 2: Búi trĩ sẽ sa ra ngoài khi rặn mạnh mỗi lần đi đại tiện và có thể tự co lên.

– Độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài nhiều hơn và không tự co lên mà phải dùng tay đẩy mới lên.

– Độ 4: Búi trĩ sa ra ngoài mất kiểm soát, lúc này dùng tay đẩy cũng không lên.

4 giai đoạn của trĩ ngoại:

– Giai đoạn 1: Búi trĩ hình thành ngoài hậu môn.

– Giai đoạn 2: Búi trĩ lòi hẳn ra ngoài cùng các búi tĩnh mạch ngoằn ngoèo.

– Giai đoạn 3: Trĩ bị tắc, có tình trạng xuất huyết và gây nhiều đau đớn cho người bệnh.

– Giai đoạn 4: Búi trĩ sưng đau nghiêm trọng, thậm chí còn bị nhiễm trùng.

Bệnh trĩ và phân loại trĩ

Bệnh trĩ được chia thành 3 loại dựa theo vị trí hình thành búi trĩ: Trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.

1.2. Bệnh trĩ có nguy hiểm không?

Bệnh trĩ không quá nguy hiểm và hầu như không gây ra những biến chứng đe dọa tới tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, bệnh trĩ gây ra những cơn đau đớn, ngứa rát vô cùng. Trường hợp trĩ trở nặng, búi trĩ sưng to, chảy máu và ra mủ cùng mùi hôi khó chịu, ảnh hưởng tới mọi hoạt động của người bệnh, làm suy giảm chất lượng cuộc sống.

Không chỉ vậy, nếu không được tiến hành điều trị đúng cách, triệt để trĩ thì bệnh sẽ tái đi tái lại, tốn nhiều thời gian, công sức, người bệnh thêm mệt mỏi và ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý. Chính vì thế, dù không phải bệnh quá nguy hiểm thì việc điều trị cũng cần được tiến hành sớm, dứt điểm trĩ hoàn toàn.

1.3. Có thể điều trị dứt điểm bệnh trĩ không?

Câu trả lời là có. Bệnh trĩ có thể được điều trị dứt điểm khi chữa đúng cách, tuân thủ đúng các chỉ định điều trị, tìm đúng căn nguyên để xử lý tận gốc bệnh.

Một lưu ý rằng, việc điều trị trĩ nên được thực hiện càng sớm càng tốt vì điều trị sớm sẽ đơn giản hơn, cho hiệu quả tốt, tỷ lệ thoát trĩ cao, tránh được nguy cơ biến chứng và hạn chế thấp nhất khả năng tái trĩ.

Trên thực tế, nhiều người bệnh vẫn còn tâm lý chủ quan, “nước đến chân mới nhảy” mà trì hoãn việc điều trị, khiến bệnh trở nặng cùng triệu chứng nghiêm trọng. Tới khi không thể chịu thêm đau đớn và những phiền toái do trĩ gây ra mới bắt đầu tìm đến bác sĩ, điều này sẽ khiến việc điều trị phức tạp, tốn kém hơn. Thay vào đó, người bệnh nên chủ động thăm khám sớm để bác sĩ đánh giá chính xác tình trạng bệnh và chỉ định phương pháp điều trị đúng cách.

Có thể điều trị dứt điểm bệnh trĩ không?

Bệnh trĩ hoàn toàn có thể được điều trị dứt điểm khi thực hiện đúng phương pháp và các chỉ định từ bác sĩ.

2. Phác đồ điều trị dứt điểm bệnh trĩ toàn diện – không đau

Điều trị dứt điểm trĩ không đơn giản chỉ là dừng lại ở việc triệt tiêu búi trĩ mà còn cả một quá trình sau đó bao gồm việc tái khám để xác định đúng căn nguyên bệnh, từ đó xử lý tận gốc để trĩ không còn tái phát, giúp người bệnh thoát trĩ toàn diện.

Quy trình áp dụng phác đồ điều trị dứt điểm bệnh trĩ

– Đầu tiên, người bệnh được tiến hành thăm khám với bác sĩ chuyên khoa hậu môn – trực tràng để biết chính xác tình trạng búi trĩ.

– Chỉ định phương pháp điều trị:

Trĩ nhẹ ưu tiên điều trị nội khoa kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt đúng cách.

Trĩ nặng cần tiến hành phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ.

– Trường hợp phải mổ trĩ, người bệnh có thể lựa chọn các phương pháp mổ ít xâm lấn, ít đau, êm ái và mau lành (thường được áp dụng nhất là phương pháp mổ trĩ Longo).

– Thực hiện chế độ chăm sóc hậu phẫu đúng cách bao gồm xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng phù hợp, thay đổi thói quen sinh hoạt đúng cách, vệ sinh và theo dõi vết mổ cẩn thận.

– Thực hiện tái khám để tìm đúng căn nguyên bệnh, điều trị dứt điểm, chặn đứng cơ hội trĩ tái phát.

Kết luận: Điều trị trĩ nên được tiến hành sớm, tuân thủ nghiêm túc chỉ định của bác sĩ và trên hết là cần tìm đúng căn nguyên để điều trị triệt để bệnh, thoát trĩ toàn diện giúp người bệnh trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường.

Phác đồ điều trị dứt điểm bệnh trĩ

Áp dụng phác đồ điều trị dứt điểm trĩ – không đau cho hiệu quả thoát trĩ toàn diện.

3. Lời khuyên phòng ngừa trĩ hiệu quả

Nguyên nhân lớn nhất gây ra trĩ thường là táo bón, chính vì thế để phòng trĩ hiệu quả cần bắt đầu từ việc tránh táo bón bằng cách thực hiện chế độ ăn uống hợp lý kết hợp vận động điều độ và thay đổi lối sống sinh hoạt tích cực. Cụ thể như sau:

– Bổ sung trong thực đơn mỗi ngày nhiều rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc,… đây là nguồn thực phẩm cung cấp chất xơ dồi dào giúp ngăn ngừa táo bón.

– Ăn các thức ăn dễ tiêu hóa, thực phẩm giúp nhuận tràng và tránh đồ cay nóng, đồ ăn nhanh và đồ ăn nhiều dầu mỡ.

– Uống nhiều nước vì nước sẽ giúp mềm phân nhờ đó sẽ dễ dàng hơn khi đi đại tiện.

– Bỏ thói quen lười vận động, đi bộ nhiều hơn, không đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu nhưng cũng đừng vận động quá sức hoặc chơi các môn thể thao cường độ mạnh như gym, cử tạ, cưỡi ngựa,..

– Một số thói quen tốt giúp phòng tránh trĩ như: Đi vệ sinh đều đặn mỗi ngày, ngồi xổm khi đi đại tiện, không ngồi quá lâu và không nên rặn mạnh, lau rửa sạch sẽ vùng hậu môn nhất là sau mỗi lần đi đại tiện,…

– Tiến hành thăm khám ngay khi nghi ngờ dấu hiệu của trĩ.

Trị dứt điểm bệnh trĩ không khó nhưng đòi hỏi sự kiên trì cùng phương pháp điều trị đúng cách. Người bệnh trĩ không nên chủ quan mà cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa, tiến hành điều trị theo chỉ định, dứt điểm bệnh sớm để không ảnh hưởng tới cuộc sống hằng ngày.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital