Trẻ thiếu vitamin D là tình trạng phổ biến và thường gặp nhưng lại hay bị các mẹ bỏ qua. Bài viết sau, chúng tôi sẽ gợi ý cho mẹ các biểu hiện thiếu vitamin D ở trẻ, cũng như các cách phòng ngừa và điều trị.
Menu xem nhanh:
1. Vai trò của vitamin D đối với trẻ?
1.1. Vitamin D là gì?
Vitamin D gồm một nhóm secosteroid tan trong chất béo. Trong thức ăn tự nhiên chứa rất ít vitamin D mà chủ yếu nằm ở da động vật có xương sống, nhờ quá trình quang hợp nhờ từ động bức xạ UVB của tia tử ngoại.
Vitamin D có rất nhiều cấu trúc sinh lý nhưng phổ biến nhất là vitamin D2 và vitamin D3.
– Vitamin D2 (ergocalciferol) có nguồn gốc từ sterol thực vật, ergosterol và men nấm.
– Vitamin D3 (cholecalciferol) thì được tổng hợp từ 7-dehydrocholesterol ở da.
Xét về mặt dinh dưỡng thì hai loại này có giá trị sinh lý như nhau.
1.2. Vai trò của Vitamin D
Đối với trẻ em đang trong giai đoạn phát triển, vitamin D có vai trò đặc biệt quan trọng. cụ thể:
– Cân bằng nội mô canxi và phốt-pho trong cơ thể.
– Hình thành và phát triển cấu trúc xương, răng:
Vitamin D có nhiệm vụ làm tăng khả năng hấp thu và phân phối canxi, phốt-pho trong cơ thể. Trẻ được bổ sung đầy đủ vitamin D sẽ làm tăng khả năng
giúp canxi và phốt-pho được gắn vào mô xương. Từ đó, hình thành cấu trúc xương và răng vững chắc.
– Phân chia tế bào và chuyển hóa các hormone
Một số nghiên cứu khoa học đã chứng minh người được cung cấp đủ vitamin D sẽ có khả năng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư, như ung thư da, ung thư vú và ung thư xương. Bởi lẽ, vitamin D tham gia và có vai trò rất lớn trong quá trình phân chia, biệt hóa các tế bào, bài tiết và chuyển hoá các hormone.
2. Nguyên nhân và nguy cơ nào khiến trẻ thiếu vitamin D?
Một số nguyên nhân và nguy cơ phổ biến khiến trẻ bị thiếu vitamin D mà mẹ hay bỏ qua:
– Mẹ không bổ sung đủ vitamin D trong giai đoạn mang thai và cho con bú;
– Mẹ cho bé bú quá lâu vì càng về sau, lượng vitamin D trong sữa mẹ càng giảm;
– Bé ít được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời do ít được ra ngoài hoặc ra ngoài nhưng thoa quá nhiều sản phẩm chống nắng và được mẹ che chắn quá kín;
– Bé có làn da sẫm màu hoặc mắc các bệnh rối loạn xử lý vitamin;
– Bé lười ăn cá hoặc ăn chay nghiêm ngặt;
3. Nhận biết các biểu hiện trẻ thiếu vitamin D
Mẹ có thể dễ dàng nhận ra tình trạng trẻ bị thiếu vitamin D nhờ các biểu hiện sau:
3.1. Sọ mềm – Biểu hiện trẻ thiếu vitamin D nguy hiểm
Xương sọ của trẻ mới sinh rất mềm, mục đích là để bé dễ dàng đi qua ngả sinh âm đạo của người mẹ. Thường sau khoảng 19 tuần, xương sọ của bé sẽ bắt đầu cứng lại. Quá trình này sẽ bị cản trở nếu trẻ không được cung cấp đầy đủ vitamin D.
Do đó, nếu bé yêu đã đủ 19 tuần tuổi mà hộp sọ của bé vẫn chưa cứng lại thì mẹ cần đặc biệt lưu ý. Bởi đây là tình trạng vô cùng nguy hiểm, khiến bé có nguy cơ cao bị chấn thương sọ não.
3.2. Chậm phát triển – Biểu hiện trẻ thiếu vitamin D thường gặp
Không chỉ có hộp sọ, trẻ bị thiếu hụt vitamin D còn gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ, xương và khớp. Trẻ thiếu vitamin D sẽ chậm biết lẫy, chậm biết ngồi, chậm biết bò và chậm biết đi… hơn bình thường.
– Xương phát triển bất thường, có thể bị dị dạng, như: Cột sống bị cong, xương ức và chân kém phát triển…
– Các cơ, tứ chi của trẻ cũng yếu hơn bình thường, dẫn tới việc bé chậm phát triển theo đúng các cột mốc.
– Dễ mắc các bệnh răng miệng như sâu răng, sún răng, mủn răng…
3.3. Thường xuyên đổ mồ hôi đầu
Phần lớn các mẹ đều nhầm lẫn, cho rằng trẻ bị đổ mồ hôi vùng đầu là do quá nóng. Tuy nhiên, khi quá nóng, con chỉ đổ một chút mồ hôi đầu. Trong trường hợp đầu trẻ đổ quá nhiều mồ hôi thì có thể trẻ đã bị viêm xương sọ do thiếu vitamin D.
Khi đó, mẹ cần đưa con đi khám sớm để có thể điều trị kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc. Bởi lẽ, tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ sơ sinh nếu được phát hiện sớm thì rất dễ điều trị.
3.4 Dễ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp
Thiếu vitamin D khiến hệ miễn dịch của trẻ bị suy yếu. Do đó, con dễ mắc các bệnh cảm lạnh hoặc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.
3.5. Thường xuyên gặp các vấn đề về tiêu hóa
Không phải tất cả các bệnh hay các vấn đề về dạ dày, tiêu hóa đều do thiếu vitamin D nhưng các chuyên gia đã chỉ ra trẻ thiếu vitamin D có nguy cơ cao mắc các bệnh về dạ dày và ruột. Biểu hiện rõ nhất là con thường xuyên đau bụng.
4. Điều trị và phòng ngừa tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ
4.1. Cho trẻ thiếu vitamin D tắm nắng đúng cách
Việc tắm nắng có thể cung cấp đến 90 – 95% vitamin D cho trẻ. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý cho trẻ tắm nắng đúng cách để tránh nguy cơ bỏng và ung thư da.
– Trẻ có thể tắm nắng hằng ngày từ tháng đầu tiên sau sinh;
– Mẹ để lộ tay, chân, ngực, lưng và bụng trong thời gian tắm nắng;
– Mẹ cho bé đội mũ và đeo kính râm để bảo vệ đầu và mắt cho bé nhưng không được sử dụng kem chống nắng các loại;
– Cho bé tắm nắng trước 8 giờ sáng và sau 4 giờ chiều, mỗi lần chỉ từ 15 – 20 phút.
4.2. Bổ sung thực phẩm giàu vitamin D
Bên cạnh việc cho bé tăng cường tiếp xúc với ánh nắng, mẹ nên bổ sung vào thực đơn hằng ngày của bé các loại thực phẩm giàu vitamin D.
– Cung cấp cho trẻ đa dạng đủ 4 nhóm thực phẩm, ưu tiên các loại thực phẩm giàu vitamin D như:
+ Các loại cá béo: Cá ngừ, cá hồi, cá trích, cá mòi…;
+ Dầu gan cá tuyết;
+ Lòng đỏ trứng;
+ Sữa và các sản phẩm từ sữa như váng sữa, phô mai, sữa chua…
+ Bột mì, bánh quy, ngũ cốc…
– Bổ sung các thực phẩm giàu canxi như: Cua, cá, tôm, sữa chua, phomai…
– Cung cấp đủ dầu mỡ và chất béo trong mỗi bữa ăn để tăng khả năng hấp thu vitamin D;
– Đảm bảo chế độ ăn đủ chất: Chất đạm, vitamin và các khoáng chất như kẽm, magie…
4.3. Khám dinh dưỡng cho trẻ bị thiếu hụt vitamin D
Một chế độ dinh dưỡng khoa học và cân bằng là yếu tố vô cùng quan trọng giúp cung cấp và bổ sung đầy đủ vitamin D cho nhu cầu của cơ thể trẻ. Khoa Dinh dưỡng – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trang thiết bị tân tiến, phác đồ điều trị chuyên biệt… chắc chắn sẽ giúp mẹ khắc phục tình trạng thiếu hụt vitamin D ở trẻ.
Nhanh tay liên hệ với chúng tôi theo số 1900558892 để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ đặt lịch khám miễn phí!