Trẻ tăng động giảm chú ý: Những kiến thức ba mẹ cần biết

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ CKI

Trần Thị Huân

Trưởng Khoa Dinh dưỡng

Trẻ tăng động giảm chú ý có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Đây là một chứng rối loạn hành vi gây ảnh hưởng rất lớn đến giao tiếp, hành động, học tập… của trẻ. Cha mẹ cần quan tâm nhiều đến con và có những kiến thức nhất định để nhận biết, và cho con thăm khám, điều trị sớm để can thiệp.

1. Tìm hiểu khái niệm về trẻ tăng động giảm chú ý

Trẻ tăng động giảm chú ý thường hoạt động quá mức, không lúc nào dừng lại.

Attention Deficit/Hyperactivity Disorder- ADHD là tên gọi của chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý. Trẻ gặp tình trạng này thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc điều chỉnh sự tập trung, khó kiểm soát hành động, thường xuyên bị kích động, phấn khích… gây trở ngại trong giao tiếp, mối quan hệ, và đặc biệt là trong việc học tập của trẻ. 

Đối với trẻ mắc ADHD, cha mẹ cần quan tâm nhiều hơn đến con. Đầu tiên là nhận biết dấu hiệu sớm, kiên trì thăm khám và điều trị nhằm giúp cải thiện bệnh, giúp con hòa nhập cuộc sống. 

Tăng động giảm chú ý được chia làm 3 loại:

ADHD, tăng động. Đây là loại ADHD ít phổ biến nhất. Trẻ thuộc nhóm này thường hiếu động/tăng động quá mức, nhưng trẻ không gặp khó khăn về chú ý. 

ADHD, không chú ý và mất tập trung. Trẻ thuộc nhóm này hầu hết không chú ý, dễ bị phân tâm.

ADHD kết hợp tăng động và giảm chú ý. Đây là loại phổ biến nhất. Ở nhóm này, trẻ tăng động quá mức và khó tập trung, chú ý.

2. Nguyên nhân gây ra ADHD ở trẻ?

Nguyên nhân chính xác của ADHD vẫn chưa được biết rõ. Nhưng nhiều nghiên cứu cho rằng nó có tính chất di truyền. Đó là một vấn đề dựa trên não bộ. Trẻ em bị ADHD thường có mức độ thấp dopamine – một chất hóa học trong não. Các nghiên cứu cho thấy sự trao đổi chất của não ở trẻ ADHD thấp hơn ở các phần não kiểm soát sự chú ý, phán đoán xã hội và chuyển động.

2.1 Những trẻ nào có nguy cơ mắc ADHD?

ADHD có xu hướng xảy ra trong gia đình. Cha mẹ đã từng có triệu chứng của rối loạn tăng động giảm chú ý lúc nhỏ, có nhiều nguy cơ có con bị bệnh này. ADHD cũng thường xảy ra ở các anh chị em trong một gia đình. Bé trai có nguy cơ mắc chứng ADHD thuộc loại hiếu động hoặc kết hợp nhiều hơn bé gái. 

2.2 Các yếu tố gia tăng rủi ro

– Mẹ bầu hút thuốc lá và uống rượu khi mang thai

– Trẻ tiếp xúc với chì khi còn nhỏ

– Trẻ bị chấn thương não

– Cân nặng khi sinh của trẻ thấp

3. Các triệu chứng của trẻ tăng động giảm chú ý

Trẻ rối loạn tăng động, giảm chú ý thường rất khó tập trung, chú ý điều gì, dẫn tới ảnh hưởng nghiêm trọng trong học tập, sinh hoạt…

Mỗi trẻ ADHD có thể có các triệu chứng khác nhau. Có trẻ gặp khó khăn khi chú ý, có trẻ bị tăng động, hoặc có trẻ kết hợp các triệu chứng này. 

Dưới đây là các triệu chứng phổ biến nhất của ADHD.

+ Không chú ý

– Thời gian chú ý rất ngắn, gặp khó khăn khi lắng nghe người khác, gặp khó khăn khi phải chú ý, quan sát một cách chi tiết 

– Dễ bị phân tâm, không tập trung

+ Hay quên mọi thứ nhiều lần, và thường xuyên

+ Kỹ năng tổ chức kém, học tập kém so với lứa tuổi. Không thể tiếp tục làm nhiệm vụ hoặc không hoàn thành bất kỳ nhiệm vụ nào 

+ Bốc đồng, tăng động

– Thường làm gián đoạn hoạt động của người khác

– Gặp khó khăn khi chờ đợi đến lượt khi phải xếp hàng ở trường hay tham gia các trò chơi  

– Trẻ thường thốt ra câu trả lời trước khi được gọi đến lượt 

– Không suy nghĩ trước khi hành động

– Hiếu động thái quá

– Tay chân dường như luôn chuyển động, hoạt động liên tục mà đôi khi không có mục tiêu rõ ràng

– Gặp khó khăn khi phải ngồi yên một chỗ hoặc khi phải thực hiện các hoạt động cần im lặng

– Sử dụng tay hoặc vặn người khi ngồi trên ghế

+ Nói nhiều

Những triệu chứng này có thể giống như các vấn đề sức khỏe hoặc hành vi khác. Do đó, khi con có triệu chứng này, phụ huynh cũng không nên lo lắng quá, bởi nó có thể gặp ở nhiều trẻ em không mắc bệnh. Tuy nhiên, điều quan trọng là cần cho bé đi khám để xác định chính xác cũng như được điều trị kịp thời. 

4. Trẻ tăng động giảm chú ý được điều trị như thế nào?

Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào các triệu chứng, sổ tuổi và sức khỏe chung của trẻ cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh. 

Điều trị ADHD có thể bao gồm:

– Thuốc kích thích tâm thần. Những loại thuốc này giúp cân bằng hóa chất trong não. Chúng giúp não tập trung và có thể làm giảm các triệu chứng chính của ADHD.

– Thuốc không chất kích thích. Những chất này có thể giúp giảm các triệu chứng của ADHD và thường được sử dụng cùng với các loại thuốc kích thích để có kết quả tốt hơn.

– Điều trị với chuyên gia tâm lý: Các chuyên gia có chuyên môn sẽ giúp xây dựng kế hoạch can thiệp cho trẻ một cách toàn diện và cụ thể, kết hợp với sử dụng thuốc sẽ mang lại hiệu quả tích cực cho trẻ. 

– Đào tạo quản lý hành vi cho phụ huynh. Nuôi dạy trẻ ADHD có thể khó khăn. Nó có thể gây ra những thách thức tạo ra căng thẳng trong gia đình. Do vậy, các lớp học kỹ năng quản lý hành vi cho cha mẹ có thể giúp giảm bớt căng thẳng, giúp ba mẹ có kinh nghiệm chăm sóc trẻ ADHD. 

– Yoga hoặc thiền: giúp trẻ rèn được tính kỷ luật, đồng thời trẻ tập thư giãn và bình tĩnh hơn.  

Theo các chuyên gia, tất cả những thực phẩm tốt cho não bộ thì đều là những thực phẩm trẻ ADHD nên bổ sung.

– Chế độ dinh dưỡng đặc biệt: Dinh dưỡng đóng góp vai trò quan trọng trong hỗ trợ điều trị tăng động, giảm chú ý ở trẻ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các thực phẩm tốt cho não bộ đều có lợi cho trẻ ADHD. Trẻ nên ăn những thực phẩm giàu Axit béo Omega 3, 6 như hồi, cá ngừ, một số cá thịt trắng, hạt óc chó, dầu ô liu và dầu hạt cải… hoặc thực phẩm bổ sung. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng của trẻ nên tăng cường protein, đồng thời nên tránh những thực phẩm chứa chất tạo màu, chất phụ gia, đường, tránh caffein…

Để đạt được hiệu quả tốt nhất trong điều trị chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý, ba mẹ nên đưa con đi thăm khám để được tư vấn điều trị với chuyên gia tâm lý kết hợp với thăm khám dinh dưỡng để được chuyên gia lên phác đồ dinh dưỡng hợp lý nhất cho bé.

Thạc sĩ, bác sĩ Trần Thị Huân – Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc đã có 30 năm kinh nghiệm, đã từng tư vấn dinh dưỡng cho nhiều trẻ ADHD.

Khoa Dinh dưỡng – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc hiện nay đang thăm khám và tư vấn dinh dưỡng cho nhiều trường hợp, trong đó có trẻ em tăng động, giảm chú ý. Trực tiếp tư vấn là thạc sĩ, bác sĩ Trần Thị Huân – bác sĩ hơn 30 năm kinh nghiệm công tác tại Viện dinh dưỡng Quốc gia, và đã từng có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp Quốc tế về hiệu quả của vi chất dinh dưỡng lên sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ.

Đối với mỗi trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng, chỉ định thực hiện các xét nghiệm và đánh giá về tình trạng dinh dưỡng của trẻ, từ đó lên kế hoạch về dinh dưỡng, thực đơn tốt cho trí não của bé. Kết hợp với các bài tập vận động, đây sẽ là một trong những phương pháp điều trị có hiệu quả cho trẻ gặp chứng ADHD.

Để đặt lịch tư vấn và thăm khám dinh dưỡng tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc hoặc cần hỗ trợ thông tin, khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài 1900 55 88 92.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital