Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn quanh miệng là triệu chứng bệnh gì?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn quanh miệng là bệnh gì? Liệu có cách nào để giúp bé loại bỏ các nốt mẩn này hay không? Để tìm hiểu về vấn đề này, ba mẹ hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

1. Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn xung quanh miệng là bệnh gì?

1.1 Viêm da

Nhiều trẻ sơ sinh bị nổi mẩn quanh miệng là do viêm da khi các nước bọt, dãi dây ra miệng trẻ khiến da trẻ bị nhiễm vi khuẩn gây viêm da. (ảnh minh họa)

Nhiều trẻ bị nổi mẩn quanh miệng là do viêm da khi các nước bọt, dãi dây ra miệng trẻ khiến da trẻ bị nhiễm vi khuẩn gây viêm da. (ảnh minh họa)

Phần lớn trẻ bị viêm da vùng quanh miệng của bé. Nguyên nhân chính là do nước dãi của trẻ sơ sinh dây dính quanh da miệng, cằm, má gây kích ứng, viêm vùng da quanh miệng và phát ban mẩn đỏ.

Tuy nhiên tình trạng viêm da này thường nhẹ, hầu hết trẻ sơ sinh thường bị viêm da vào thời điểm phổ biến nhất là khi bé mọc răng sữa. Với đặc thù làn da của bé rất nhạy cảm, luôn bị ẩm ướt kèm theo những cử chỉ cọ xát với gối nằm có thể khiến con bị nổi mẩn quanh miệng.

Một số trường hợp nổi mẩn đỏ, do nước bọt sẽ khiến da nhiễm khuẩn dẫn đến bệnh chốc lở ở trẻ sơ sinh nhưng trường hợp này thường ít gặp nếu như khi trẻ bị nổi mẩn quanh miệng, ba mẹ có biện pháp vệ sinh sạch sẽ tại vị trí nổi mẩn.

1.2 Nấm

Trẻ bị nổi mẩn quanh miệng có thể do nấm (Candida) từ nấm miệng gây ra. (ảnh minh họa)

Trẻ bị nổi mẩn quanh miệng có thể do nấm (Candida) từ bệnh nấm miệng gây ra. (ảnh minh họa)

Nếu ngoài các nốt mẩn đỏ quanh miệng, góc mép miệng của bé còn bị nứt và xuất hiện những mảng dày màu trắng xuất hiện ở trong miệng, lưỡi thì cần nghĩ ngay đến trẻ có thể bị nấm Candidan.

Do trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch phát triển chưa đầy đủ nên bé dễ gặp phải nấm miệng. Nấm miệng thường tự khỏi sau 1-2 tuần, nhưng chúng có thể khiến trẻ bị đau rát vùng lưỡi, miệng, khiến trẻ bỏ bú. Một số trường hợp, nếu nhiễm nấm miệng nặng có thể khiến vi nấm tấn công xuống phế quản và phổi của bé gây ra các bệnh lý viêm phế quản, viêm phổi, khi đó sẽ rất nguy hiểm. Vì vậy khi nghi ngờ trẻ bị nhiễm nấm khiến việc ăn uống của con gặp khó khăn, ba mẹ nên đưa bé đi khám với bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp điều trị hiệu quả nhất.

2. Cách xử trí khi trẻ bị nổi mẩn quanh miệng

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn quanh miệng không khó điều trị chỉ cần đưa trẻ đến thăm khám với bác sĩ Nhi khoa

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn xung quanh miệng không khó điều trị chỉ cần đưa trẻ đến thăm khám với bác sĩ Nhi khoa

Hiện tượng trẻ bị nổi mẩn quanh miệng không quá nghiêm trọng và điều trị cũng không khó khăn. Ba mẹ có thể vệ sinh sạch sẽ các vị trí nổi mẩn đỏ quanh miệng bằng nước muối sinh lý. Hãy dùng khăn mềm, thấm nước muối sinh lý sau đo lau sạch sẽ vùng nước dãi và vệ sinh quanh miệng cho bé, vệ sinh cả ở các vị trí nổi mẩn như miệng, má, cằm…

Ngoài ra có thể sử dụng một số loại thuốc, kem bôi ngoài da cho trẻ, tuy nhiên ba mẹ tuyệt đối không được tự ý mua các loại thuốc này khi chưa được sự tư vấn hay chỉ định từ bác sĩ. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại kem bôi da dành cho trẻ, tuy nhiên cần sử dụng loại kem bôi da phù hợp và ít gây hại cho da trẻ, có như vậy da trẻ mới không bị kích ứng và không gây viêm da. Đặc biệt một số kem bôi da có chứa hàm lượng Coticoid cao, nếu ba mẹ lạm dụng bôi cho trẻ trong thời gian dài có thể gây hại cho gan, thận, dùng Coticoid kéo dài bé có thể mắc phải hội chứng Cushing sẽ rất nguy hiểm.

Đối với các trường hợp do nấm, ngoài việc vệ sinh vùng miệng sạch sẽ cho trẻ, thì việc sử dụng thuốc trị nấm ba mẹ cần tuân thủ theo đúng chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

3. Phòng ngừa nổi mẩn quanh miệng ở trẻ sơ sinh

Để phòng ngừa khiến bé không bị nổi mẩn quanh miệng, ba mẹ cần giữ da bé luôn khô thoáng. Sử dụng yếm khi trẻ ăn, bú, hoặc trong thời kỳ trẻ bé mọc răng để ngăn chặn các thức ăn, sữa, hay dãi từ miệng trẻ rớt xuống cổ, ngực gây nổi mẩn tại các vị trí này.

Ba mẹ có thể dùng vải sạch chấm nhẹ để thấm bớt ngước bọt của bé, có thể dùng khăn mềm thấm nước muối sinh lý để lau nhưng tuyệt đối không được chà, xát mạnh vào các vết mẩn đỏ, điều này dễ khiến chúng vỡ và lan sang các vị trí khác.

Một trong những nguyên tắc điều trị và phòng ngừa tốt nhất là làm sạch da bé một cách an toàn, điều này sẽ tạo hàng rào kháng khuẩn, hạn chế nhiễm các loại virus, vi khuẩn gây hại. Ba mẹ có thể vệ sinh da của trẻ như dùng khăn mềm đã được giặt sạch và lau qua cho bé, có thể sử dụng thêm một số loại thuốc, kem ngoài da cho trẻ theo chỉ định từ bác sĩ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital