Trẻ sinh non 33 tuần vẫn có khả năng xảy ra mặc dù mẹ đang có một thai kỳ khỏe mạnh. Những em bé được ra đời vào đúng ngày dự sinh của bác sĩ khả năng sống luôn cao hơn so với những em bé sinh non. Vậy, với một em bé 33 tuần tuổi sau khi ra đời sẽ phát triển như thế nào và mẹ có phải lo lắng về bất cứ điều gì hay không?
Menu xem nhanh:
1. Nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ sinh non 33 tuần
Đối với những phụ nữ đang có một thai kỳ khỏe mạnh thì vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ sinh non. Trong khi đó, có nhiều mẹ bầu gặp một số biến chứng thai kỳ thì lại có thể mang thai đủ tháng. Có nhiều trường hợp mẹ bầu xuất hiện những vấn đề làm ảnh hưởng đến thai nhi hay sức khỏe của mẹ thì bác sĩ sẽ chỉ định chấm dứt thời kỳ mang thai, và đây được gọi là nguyên nhân sinh non do chỉ định y khoa. Một số vấn đề mẹ hay gặp phải như là: thai giới hạn tăng trưởng, tiền sản giật,…
Những nguyên nhân khác gây ra tình trạng trẻ sinh non 33 tuần:
– Mang đa thai, tức là mang thai nhiều em bé cùng một lúc
– Bị xuất huyết tử cung.
– Căng thẳng, stress.
– Nhiễm trùng bên trong tử cung hoặc các bộ phận khác của cơ thể.
– Mẹ bầu đã có tiền sử sinh non trước đó.
– Có khoảng cách mang thai so với lần trước dưới 2 năm.
– Cổ tử cung ngắn hoặc tiền sử có phẫu thuật tại tử cung.
– Hút thuốc lá trong thai kỳ.
2. Trẻ sinh non 33 tuần có thể phát triển được bình thường hay không?
Các chuyên gia đã nhận định rằng khả năng chăm sóc để con được phát triển khỏe mạnh trong trường hợp sinh non 33 tuần là có thể xảy ra. Bởi vì, các em bé gần như đã phát triển đầy đủ vào tuần thứ 33 như là: xương đã được hình thành đầy đủ, móng tay đã dài đến đầu ngón tay, đối với những bé trai thì tinh hoàn đã đi xuống bìu.
Tuy nhiên, điều đáng lo ngại ở đây chính là hệ miễn dịch của bé. Bởi vì, hệ thống hô hấp chỉ có thể được hoàn thiện khi con đi đến những tháng cuối thai kỳ và các kháng thể của mẹ chỉ có thể truyền sang con khi đến cuối thai kỳ. Chính vì vậy, sức khỏe của hệ miễn dịch vẫn sẽ bị ảnh hưởng một phần nào đó.
Ngoài ra vẫn tiềm ẩn một số điều đáng lo ngại như là:
– Phổi của thai nhi chỉ có thể đạt đến sự hình thành đầy đủ khi con đến tuần 36. Vì thế, sinh ra vào tuần 33 thì con cần phải có sự hỗ trợ để hô hấp được bình thường nhờ vào thiết bị y tế.
– Con cần nhiều thời gian để học cách tập bú. Chuỗi phản xạ bú – nuốt – thở của con chưa thể phối hợp được nhịp nhàng và những em bé này có thể sẽ không đủ sức khỏe để hấp thụ được những dưỡng chất phát triển và tăng cân.
– Trong thời gian này, mẹ cũng cần chú ý đến một số dấu hiệu bị kích thích quá mức từ môi trường như là hắt hơi, nấc cụt, khóc hoặc ưỡn người ra. Bảo vệ giấc ngủ của con cực kỳ quan trọng trong giai đoạn này.
3. Cách chăm sóc những em bé sinh non vào tuần thứ 33
Mặc dù trẻ sinh non 33 tuần không bị rơi vào những trường hợp nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên vẫn sẽ tiềm ẩn nguy cơ gặp phải các biến chứng sinh non. Vì vậy, việc chăm sóc sẽ cần nhiều thời gian và sự góp sức của những người có trình độ chuyên môn cao.
Việc đầu tiên để giúp mẹ chăm sóc sức khỏe của con được phát triển khỏe mạnh đó là con cần được nằm ở khu chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh của viện. Những trang thiết bị tiên tiến, tại đây sẽ giúp con duy trì các phản xạ bình thường như em bé đủ tháng.
Thứ hai đó là hãy cho con bú sữa mẹ. Khi trẻ sơ sinh bú sữa mẹ sẽ nhận được các kháng thể được truyền từ sữa, giúp tạo màn chắn chống lại các căn bệnh đang rình rập.
Thứ ba đó là sau khi con được xuất viện, điều quan trọng là cho con ăn uống thường xuyên để giúp tăng cân. Mẹ cần đưa bé đến khám với bác sĩ nhi khoa để theo dõi sự tăng trưởng và phát triển của bé. Mẹ hãy lưu ý và ghi nhớ các mốc phát triển mà bé cần đạt được. Nếu bé gặp các biến chứng lâu dài do sinh non thì hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để điều trị sớm nhất có thể.
Thứ tư đó là trẻ sinh non ở tuần 33 nhìn chung sẽ dễ gặp phải các bệnh về đường hô hấp, các bệnh lý về nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng đường tiêu hóa. Điều này hay xuất phát từ việc mẹ cho ăn dặm sớm hoặc quá trình lưu trữ và pha sữa không đảm bảo. Vì vậy, để đảm bảo tốt nhất sức khỏe của bé thì mẹ nên cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu (nếu được) và đi tiêm vắc xin đầy đủ, đúng lịch.
4. Một số biến chứng mà trẻ sinh non 33 tuần có thể gặp
Một số biến chứng sinh non ít khi gặp vào tuần thứ 33 như là: viêm ruột hoại tử, loạn sản phế quản phổi, võng mạc do sinh non, xuất huyết não thất, vàng da. Trong hầu hết các trường hợp thì các biến chứng thường điều trị dễ dàng và không để lại di chứng.
Những biến chứng sinh non phổ biến hơn vào tuần thứ 33:
– Đường tiêu hóa: Do con chưa có cơ chế bú và nuốt chậm thành thục ( đây là nguyên nhân chính khiến trẻ nằm viện kéo dài hoặc tái phát)
– Tăng bilirubin máu: Hiện tượng này gây ra bởi cơ chế chuyển hóa Bilirubin ở gan chưa trưởng thành hoặc tăng tái hấp thu bilirubin ở ruột. Ví dụ như ăn uống khó khăn gây giảm nhu động ruột.
– Hạ đường huyết: Gây ra bởi việc dự trữ glycogen thấp
– Nhiệt độ không ổn định: Có đến 50% số trẻ sơ sinh bị hạ thân nhiệt ở nhiều mức độ khác nhau.
Những mẹ không may rơi vào tình trạng sinh non ở tuần 33 hãy khoan vội lo lắng, bởi vì chúng ta có thể sử dụng rất nhiều phương pháp hỗ trợ y tế từ bên ngoài để giúp con có một sức khỏe phát triển tốt và bình thường như những em bé đủ tháng. Chúng tôi hy vọng rằng, bài viết này đã giúp mẹ cảm thấy an tâm hơn và trang bị thêm cho mình những kiến thức cần thiết để đồng hành cùng con trong giai đoạn khó khăn này.