Trẻ quấy khóc không ngủ: giải pháp cho từng giai đoạn

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Trẻ quấy khóc không ngủ, khó ngủ là “nỗi ám ảnh” của nhiều bà mẹ trong những năm tháng đầu đời. Khi gặp hiện tượng này, nhiều bậc phụ huynh lo lắng và không biết xử trí như thế nào. Tùy vào từng giai đoạn phát triển khác nhau mà có nguyên nhân khác nhau tác động vào sức khỏe của trẻ nhỏ. Do đó bố mẹ cần biết về những thông tin này có cách khắc phục phù hợp với bé.

1. Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi khó ngủ

1.1 Trẻ quấy khóc không ngủ giai đoạn 0 đến 3 tháng tuổi

Ở giai đoạn này, trẻ sơ sinh vẫn đang điều chỉnh thói quen ngủ. Bé thường ngủ từ 14 đến 17 tiếng trong một ngày, thức dậy thường xuyên vào ban đêm để bú. Lượng giấc ngủ của trẻ sẽ được chia thành khoảng tám đến chín giờ ngủ ban đêm và bảy đến chín giờ vào ban ngày. Khi trẻ 3 tháng tuổi lượng giờ ngủ một ngày sẽ ít hơn trẻ 1,2 tháng.

Trẻ quấy khóc không ngủ ở giai đoạn 0 đến 3 tháng tuổi thường là do chưa thích nghi được với môi trường bên ngoài bụng mẹ.

Trẻ quấy khóc không ngủ ở giai đoạn 0 đến 3 tháng tuổi thường là do chưa thích nghi được với môi trường bên ngoài bụng mẹ.

Trẻ sơ sinh giai đoạn này thường ngủ ngắn, hay thức dậy do bé cần ăn thường xuyên và chưa quen với môi trường bên ngoài. Do vậy, khi con ở độ tuổi này, để con có giấc ngủ hơn ba mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:

– Không cho trẻ nằm sấp. Một nghiên cứu khoa học cho rằng trẻ sơ sinh cảm thấy an toàn hơn khi nằm sấp. Tuy nhiên tư thế này có liên quan đến tỷ lệ mắc hội chứng đột tử (SIDS) cao hơn nhiều. Vì vậy, các chuyên gia khuyên bố mẹ nên đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ. Ngoài ra mẹ có thể áp dụng một số  thủ thuật để giúp trẻ cảm thấy an tâm khi ngủ như quấn tã quanh người trẻ, đặt gối chèn xung quanh bé hoặc cho trẻ ngậm núm giả. Chỉ cần gắn bó với một thói quen nhất định thì bé sẽ quen với việc nằm ngửa và ngủ ngon giấc hơn.

– Hạn chế giấc ngủ ngày của trẻ: thói quen ngủ ngày của trẻ sơ sinh sẽ dần được khắc phục, tuy nhiên vẫn nên giúp trẻ phân biệt giữa ngày và đêm bằng giới hạn giấc ngủ ban ngày, còn khoảng 3-4 tiếng. Bên cạnh đó, phân biệt giữa ngày và đêm bằng cách thay đổi ánh sáng trong phòng ngủ.

– Hạn chế cho con bú đêm: hầu hết trẻ 2-3 tháng tuổi đều có thói quen bú mẹ ít nhất một hoặc hai lần trong một đêm. Do đó, để trẻ ít khóc quấy vào ban đêm hơn,  mẹ hãy đảm bảo trẻ ăn đủ trong ngày, cho bé bú hai đến ba giờ một lần rồi từ từ kéo dài thời gian giữa các cữ bú vào ban đêm.

1.2 Trẻ quấy khóc không ngủ giai đoạn 4 đến 5 tháng tuổi

Khi trẻ bước sang giai đoạn 4,5 tháng tuổi, bác sĩ sẽ khuyên nên ngủ khoảng 12 đến 16 giờ một ngày, trong đó chia thành hai hoặc ba giấc ngủ ngắn ban ngày và không quá 3-4 giờ và cho bé ngủ 9-11 tiếng vào ban đêm.

Ở giai đoạn này trẻ quấy khóc khó ngủ hơn giai đoạn trước vì đây là thời điểm hồi quy giấc ngủ của bé hay còn gọi là giai đoạn thoái triển giấc ngủ. Vì vậy, mẹ nên bắt đầu những thói quen trước khi đi ngủ của bé như kể chuyện, hát ru. Tuy nhiên mẹ không nên lo lắng quá vì sự thoái triển giấc ngủ chỉ mang tính tạm thời. Khi  bé đã bắt đầu thích nghi với những khả năng phát triển mới, mô hình giấc ngủ sẽ trở lại quỹ đạo ban đầu.

Mẹ nên bắt đầu những thói quen trước khi đi ngủ của bé như kể chuyện, hát ru để con có giấc ngủ ngon hơn.

Mẹ nên bắt đầu những thói quen trước khi đi ngủ của bé như kể chuyện, hát ru để con có giấc ngủ ngon hơn.

2. Trẻ 6 tháng tuổi trở lên quấy khóc không chịu ngủ

Ở giai đoạn này, thói quen ngủ của bé có vẻ khác rất nhiều so với giai đoạn trước nhất là bé hoàn toàn có khả năng ngủ suốt đêm.

Ở giai đoạn này, trẻ quấy khóc, khó ngủ chủ yếu là sự phát triển về sinh lý. Bé bắt đầu bước vào giai đoạn nhú những chiếc răng đầu tiên. Kèm theo hiện tượng trẻ quấy khóc là bé bị chảy nước dãi, hay cắn, cáu kỉnh, bỏ bú. Cơn đau khi mọc răng sẽ thường xuyên đánh thức con vào ban đêm. Trong giai đoạn này, bác sĩ khuyên mẹ có thể đưa ra một chiếc nhẫn mọc răng, vỗ về trẻ đi vào giấc ngủ.

Trẻ 6 tháng tuổi trở lên quấy khóc không chịu ngủ chủ yếu là sự phát triển về sinh lý điển hình là bé nhú những chiếc răng đầu tiên.

Trẻ 6 tháng tuổi trở lên quấy khóc không chịu ngủ chủ yếu là sự phát triển về sinh lý điển hình là bé nhú những chiếc răng đầu tiên.

Ngoài ra khi trẻ được 6 tháng tuổi, nếu bé vẫn thức dậy để bú sữa thì mẹ có thể luyện thói quen đi ngủ cho bé. Mẹ nên cho bé ăn lần cuối trước khoảng 30 phút khi đi ngủ. Khi bé bắt đầu có dấu hiệu buồn ngủ nhưng chưa ngủ, mẹ hãy đặt bé vào cũi để bé tự ngủ.

Mẹ có thể áp dụng thêm phương pháp luyện ngủ Cry It Out (CIO) cho trẻ. Đây là một trong các phương pháp hay được áp dụng để rèn luyện giấc ngủ cho trẻ. Cụ thể mẹ để bé khóc tự nhiên trong một khoảng thời gian cụ thể trước khi vỗ về, dỗ dành bé. CIO được nghiên cứu giúp bé tự học cách thôi khóc và tự đi vào giấc ngủ. Tuy nhiên trước khi thực hiện phương pháp này, cha mẹ phải tìm hiểu kỹ thật kỹ để áp dụng đúng cách nhất.

Trong độ tuổi này mọi thứ xung quanh đều mới lạ đối với bé. Vì vậy, bất kì một tác động nào bên ngoài đều có thể kích thích bé, khiến trẻ sơ sinh khó ngủ. Do đó, trong quá trình cho bé ngủ, bố mẹ nên hạn chế tối đa ánh sáng và âm thanh trong không gian phòng ngủ. Thêm vào đó, không tổ chức bất kì hoạt động nào trước giờ bé đi ngủ để hạn chế việc trẻ quấy khóc đêm.

Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng với trẻ sơ sinh. Do đó trong quá trình nuôi dưỡng con nhỏ, bố mẹ cần phải tìm hiểu kỹ giấc ngủ từng giai đoạn phát triển của trẻ, từ đó mới có cách khắc phục hiệu quả. Nếu trẻ liên tục quấy khóc không chịu ngủ trong thời gian dài hoặc mẹ đã áp dụng nhiều cách khác nhau nhưng không cải thiện thì nhiều khả năng trẻ đang mắc bệnh lý nào đó. Khi đó, bố mẹ nên đưa con đến khoa Nhi để thực hiện kiểm tra kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital