Trẻ quấy khóc cả đêm – Biết để chăm con tốt hơn mẹ nhé

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Trẻ quấy khóc cả đêm là một trong số những hiện tượng thường gặp. Điều này khiến cho các cha mẹ không khỏi lo lắng. Đây vừa có thể là một dấu hiệu sinh lý bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý nào đó của trẻ.

1. Những nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc cả đêm

Việc trẻ sơ sinh khóc quấy khóc thường xuyên vào ban đêm có thể là một điều hoàn toàn bình thường và tần suất sẽ giảm bớt khi con lớn lên. Sau đây là một số lý do khiến con hay quấy khóc ban đêm.

1.1. Có thể con đang cảm thấy đói bụng

Dạ dày của trẻ em có kích thước nhỏ hơn người lớn. Do đó, cha mẹ nên cho con ăn thành nhiều bữa vào các khung giờ đều đặn mỗi ngày, khoảng 2 – 3 giờ một bữa.

Quấy khóc, mút tay, tém môi… chính là những biểu hiện của đói bụng. Nếu thấy con có những biểu hiện này, mẹ hãy cho con ăn hoặc bú thêm, để đảm bảo con được no bụng trước khi đi ngủ nhé.

Dạ dày của trẻ em có kích thước nhỏ hơn người lớn. Do đó, cha mẹ nên cho con ăn thành nhiều bữa vào các khung giờ đều đặn mỗi ngày.

Dạ dày của trẻ em có kích thước nhỏ hơn người lớn. Do đó, cha mẹ nên cho con ăn thành nhiều bữa vào các khung giờ đều đặn mỗi ngày.

1.2. Mệt mỏi, khó chịu cũng là nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc cả đêm

Cha mẹ chớ vội nóng giận thì thấy con quấy khóc, bởi có thể con đang thấy mệt mỏi hoặc khó chịu ở đâu đó. Đặc biệt, đối với những trẻ hiếu động, ban ngày con hoạt động nhiều nên ban đêm dễ bị mệt mỏi. Tuy nhiên, mệt mỏi cũng có thể là biểu hiện của bệnh lý nào đó, mẹ cũng đừng chủ quan nhé.

Bên cạnh đó, một vài nguyên nhân khiến con cảm thấy khó chịu là do con bị đầy hơi, chướng bụng, rối loạn tiêu hóa… Để hạn chế tình trạng này, các mẹ lưu ý đừng nên cho con ăn quá no, đặc biệt là trước khi ngủ nhé. Ngoài ra, có một số loại thuốc cho bé có tác dụng phụ gây chướng bụng. Mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về vấn đề này, cũng như các khắc phục nhé.

1.3. Trẻ cần được thay tã

Nhiều em bé có thể không phản ứng gì với việc tã hoặc bỉm của mình bị ướt, bị bẩn. Nhưng ngược lại, rất nhiều bé lại có phản ứng vô cùng dữ dội với chuyện tã hoặc bỉm bị ướt, bị bẩn. Vậy nên, nếu mẹ thấy con quấy khóc ban đêm thì đừng quên kiểm tra tã và bỉm cho con xem sao nhé.

Nếu mẹ thấy con quấy khóc ban đêm thì đừng quên kiểm tra tã và bỉm cho con xem sao nhé.

Nếu mẹ thấy con quấy khóc ban đêm thì đừng quên kiểm tra tã và bỉm cho con xem sao nhé.

1.4. Con muốn được vỗ về, an ủi

Nhiều gia đình cho con ngủ riêng từ khá sớm. Điều này có thể khiến trẻ cảm thấy lo sợ và tủi thân khi không có cha mẹ ở bên, dẫn đến việc nửa đêm bị giật mình. Vì vậy, quấy khóc chính là cách mà trẻ thể hiện cảm xúc, mong muốn được cha mẹ vỗ về, an ủi.

1.5. Trẻ quấy khóc cả đêm vì cảm thấy quá nóng hoặc quá lạnh

Khả năng biểu đạt của trẻ chưa hoàn thiện nên trẻ thường khóc khi gặp bất cứ vấn đề nào khiến bản thân không thoải mái. Vậy nên, khi cảm thấy quá nóng hoặc quá lạnh, trẻ cũng đều quấy khóc.

Vì vậy cha mẹ hãy thường xuyên kiểm tra nhiệt độ phòng, nếu lạnh quá thì hãy đắp thêm chăn cho con hoặc dùng các loại đèn sưởi để cải thiện tình hình nhé. Còn nếu quá nóng, hãy cởi bớt quần áo cho con, dùng khăn thấm mồ hôi nếu có và mở quạt hoặc cửa sổ để có thêm gió, lưu thông không khí.

Khi cảm thấy quá nóng hoặc quá lạnh, trẻ cũng đều quấy khóc.

Khi cảm thấy quá nóng hoặc quá lạnh, trẻ cũng đều quấy khóc.

1.6. Con mọc răng

Nếu thấy bé yêu khóc mà không rõ nguyên do, rất có thể bé đang trong quá trình mọc răng. Cơn đau nướu do mọc răng khiến con quấy khóc và mất ngủ vào ban đêm là điều cực kỳ dễ hiểu. Không những thế, bé còn cáu kỉnh, bỏ ăn… đi kèm với các dấu hiệu như chảy dãi, nướu sưng tấy… Vì vậy, mẹ hãy chủ ý để quan tâm đến con nhiều hơn nhé.

1.7. Trẻ bị kích thích quá mức

Nếu con được đưa đến nhiều nơi công cộng, có đông người lạ như các trung tâm mua sắm, các khu vui chơi hay xem các bộ phim kịch tính hoặc nghe các bài nhạc tiếu tấu mạnh, nhanh… thì bé sẽ bị kích thích quá mức. Việc này cũng có thể gây ra hiện tượng con trẻ quấy khóc ban đêm.

Lý giải cho điều này, các chuyên gia cho rằng không gian nhiều người lạ, những bộ phim hay bài nhạc kịch tính đều khiến não bộ trẻ bị kích động, gây ám ảnh và giật mình, quấy khóc ban đêm. Đây còn là minh chứng cho tình trạng quá tải cảm xúc của trẻ em.

1.8. Một số nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân khác cũng có nguy cơ khiến trẻ quấy khóc vào ban đêm, như:

– Thiếu hụt dinh dưỡng, nhất là canxi

– Côn trùng đốt hoặc giun kim quấy rầy.

– Phân bố thời gian ngủ không hợp lý.

– Chịu sự tác động từ nhiều loại tiếng ồn (tivi, còi xe…)

2. Trẻ hay khóc đêm có sao không?

Nhiều phụ huynh cho rằng việc trẻ thường xuyên quấy khóc trong khi ngủ là điều hoàn toàn bình thường, không cần lo ngại. Tuy nhiên, nghiên cứu của nhiều chuyên gia đa chỉ ra rằng: Những bé thường xuyên quấy khóc về đêm sẽ có xu hướng chậm lớn, kém phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ.

Giấc ngủ có vai trò lớn trong việc khôi phục năng lượng và sức khỏe cho trẻ. Khi bé có được ngủ yên giấc, cơ thể sẽ sản sinh ra hormone tăng trưởng, giúp con cao lớn hơn bình thường rất nhiều. Không những thế, hormone này còn giúp bé lớn lên có được cân nặng và chiều cao tối ưu hơn các bạn cùng trang lứa.

Giấc ngủ có vai trò lớn trong việc khôi phục năng lượng và sức khỏe cho trẻ.

Giấc ngủ có vai trò lớn trong việc khôi phục năng lượng và sức khỏe cho trẻ.

3. Cha mẹ nên làm gì khi trẻ quấy khóc cả đêm?

Dưới đây là một số lời khuyên của các chuyên gia, giúp các bậc cha mẹ hạn chế được tình trạng trẻ hay khóc đêm:

– Bình tĩnh, kiểm tra và tìm hiểu lý do con khóc

– Ôm con vào ngực để con có thể ngửi thấy mùi cơ thể quen thuộc của mẹ, đồng thời tạo cảm giác an toàn cho trẻ.

– Không nên cho trẻ bú quá nhiều hoặc quá nói, nhất là trước khi ngủ.

– Giữ cho cơ thể của bé luôn khô thoáng, thay tã thường xuyên sau khi trẻ đi tiểu tiện hoặc đại tiện.

– Đảm bảo chăn, ga, gối luôn được giặt và phơi sạch sẽ, hạn chế sử dụng các loại xà phòng giặt gây kích ứng.

– Cùng trẻ xây dựng một lối sống khoa học, ăn uống, vui chơi, đi ngoài… đúng giờ trong ăn uống, đại tiểu tiện, vui chơi, ngủ nghỉ.

– Hạn chế đưa bé đến nơi công cộng, đông người, nhiều hoạt động vui chơi quá mức hoặc nói to, ồn ào khiến trẻ giật mình.

Cùng trẻ xây dựng một lối sống khoa học, ăn uống, vui chơi, đi ngoài… đúng giờ trong ăn uống, đại tiểu tiện, vui chơi, ngủ nghỉ để hạn chế tình trạng trẻ quấy khóc cả đêm.

Cùng trẻ xây dựng một lối sống khoa học, ăn uống, vui chơi, đi ngoài… đúng giờ trong ăn uống, đại tiểu tiện, vui chơi, ngủ nghỉ để hạn chế tình trạng trẻ quấy khóc cả đêm.

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân và cách xử trí, giúp cha mẹ có thêm kiến thức để chăm sóc cho con yêu tốt hơn. Chúc bé yêu của các cha mẹ có một giấc ngủ thật ngon, mau ăn chóng lớn!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital