Trẻ em bị cúm A có nguy hiểm không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Đối với người lớn có thể trạng bình thường, cúm A có thể không gây quá nhiều ảnh hưởng mà chỉ đơn giản như một loại cúm thông thường. Tuy vậy nhưng các trường hợp mệt mỏi kéo dài không phải là hiếm. Đến người lớn còn bị “hành” cho như vậy, đối với trẻ em bị cúm A thì có gây ảnh hưởng gì nghiêm trọng không?

1. Cúm A – Nỗi lo khi trẻ đi học

1.1 Cúm A là gì?

bị cúm A

Cúm A là bệnh tiềm ẩn nhiều nguy hiểm

Cúm A là một trong các loại cúm mùa, gây ra bởi virus chủng A – loại virus gây cúm gần như xuất hiện mỗi năm và có lịch sử phát triển thành đại dịch.
Đáng nói là virus cúm A có rất nhiều chủng, được phân loại theo 2 kháng nguyên bề mặt của chúng là Hemagglutinin (H) và Neuraminidase (N):

– Hemagglutinin (H): làm ngưng kết hồng cầu để virus xâm nhập vào tế bào hô hấp của người bị nhiễm.

– Neuraminidase (N): giúp virus có thể tự lắp ráp các thành phần cấu tạo và phóng thích virus từ các tế bào bị nhiễm ra ngoài.
Có tới 16 kháng nguyên H và 9 kháng nguyên N, cúm A có thể hiện diện với nhiều biến chủng khác nhau như A/H3N2, A/H1N1, A/H5N1, A/H7N9,… Trong đó, virus cúm A/H5N1 và A/H7N9 là 2 chủng cúm từng tạo thành dịch bệnh lớn trên toàn thế giới.

Virus cúm A có khả năng tồn tại mạnh mẽ trong cả những điều kiện khắc nghiệt. Khi ở trong môi trường thuận lợi như trời lạnh và độ ẩm thấp, virus cúm A có thể tồn tại trong vài giờ thì ở môi trường có nhiệt độ 0 – 4 độ C, nó có thể sống sót được đến vài tuần. Do đó thời điểm “ưa thích” của cúm A thường là vào lúc giao mùa thu đông. Cho đến một vài năm trở lại đây cúm A \xuất hiện trái mùa – vào mùa hè khi có nhiệt độ cao – khiến cho phụ huynh không kịp chuẩn bị các biện pháp phòng tránh cho con và tạo nên nhiều diễn biến nguy hiểm cho những trẻ mắc bệnh

1.2 Tại sao trẻ em dễ bị cúm A?

– Đối tượng truyền bênh đa dạng: Không chỉ truyền bệnh từ người sang người như các loại virus cúm khác, cúm A còn có thể lây truyền từ động vật hoang dã sang gia cầm (gà, vịt, chim,…) tại gia đình và từ đó lấy truyền sang người.

– Do phương thức lây nhiễm bệnh dễ dàng: Virus cúm A đi vào cơ thể qua đường hô hấp và giọt bắn từ người nhiễm bệnh. Chúng xâm nhập, tấn công và làm tổn thương các tế bào niêm mạc đường hô hấp trên, khiến người bệnh xuất hiện các triệu chứng cơ bản như ho và hắt hơi.

– Do khả năng tồn tại trong nhiều môi trường khác nhau: trong môi trường nước khoảng 22 độ C, virus cúm A tồn tại 4 ngày; trong môi trường không khí 0 độ C sống đến 30 ngày; sống sót tới 48h khi bám trên các bề mặt đồ vật như tay nắm cửa, bàn, ghế… ; tồn tại từ 8-12 giờ trên quần áo, thậm chí nó có thể lưu lại trên tay chúng ta 5 phút nếu không được rửa với xà phòng.

– Do trẻ còn đi học, hay hoạt động, vui chơi trong các môi trường đông người và có thói quen cho đồ chơi lên miệng.

– Do trẻ em chưa có thói quen tự giác giữ gìn vệ sinh, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng nên dễ đưa tay dĩnh virus cúm A lên miệng, cầm thức ăn.
Chính vì những lý do trên, trẻ em là đối tượng dễ bị cúm A nhất hiện nay, không chỉ vậy nó còn dẫn đến nhiều biểu hiện nguy hiểm khi trẻ bị cúm A không được điều trị đúng cách

2. Các giai đoạn phát triển bệnh khi trẻ bị cúm A

Trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 5 tuổi có sức đề kháng còn non nớt là đối tượng dễ bị lây virus cúm A mỗi khi vào mùa. Trẻ bị cúm A cũng có những biểu hiện như người lớn bị và có thể trải qua đầy đủ các giai đoạn phát triển bệnh dưới đây nếu không được điều trị sớm.

2.1 Thời gian ủ bệnh khi mới nhiễm cúm A:

Đây là giai đoạn đầu tiên, khi trẻ mới nhiễm virus cúm và chưa xuất hiện triệu chứng. Thời gian ủ bệnh khi bị nhiễm cúm A có thể từ 2-8 ngày hoặc có khi kéo dài đến hơn 15 ngày. Đặc biệt đối với những trẻ lần đầu “dính” phải virus cúm A, thời gian ủ bệnh sẽ khó xác định hơn. Vậy nên thường thì người ta chỉ tính trung bình tầm 7 ngày cho thời gian ủ bệnh từ sau khi trẻ tiếp xúc với nguồn lây.

Thời điểm phát tán virus mạnh nhất của người bệnh là khi:

– Tầm 1-2 ngày trước khi có dấu hiệu bệnh

– Khoảng 3-5 ngày sau khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng

2.2 Giai đoạn lâm sàng khi trẻ bị cúm A

 

bị cúm A

Những triệu chứng khi trẻ bị cúm A

Trong khoảng từ 3-5 ngày, dấu hiệu của cúm A ở trẻ em có thể có những triệu chứng cơ bản như: ho, sốt, nghẹt mũi, sổ mũi, mệt mỏi và quấy khóc,… Trẻ mắc cúm A thể nhẹ có thể được chỉ định tự điều trị tại nhà, kết hợp với chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hợp lý. Trong một số trường hợp, nếu điều trị tốt ngay khi phát hiện bệnh ở giai đoạn này, các triệu chứng sẽ hết sau khoảng 5-7 ngày và trẻ sớm hồi phục sức khỏe.

Nhưng nếu có dấu hiệu chuyển nặng thì trẻ cần được nhập viện để được theo dõi và điều trị để kiểm soát diễn biến bệnh tốt hơn.

2.3 Biểu hiện trở nặng khi trẻ bị cúm A

Nếu chủ quan bỏ qua những biểu hiện cơ bản ban đầu cúm A có thể tiến triển nặng rất nhanh. Khi trẻ bị cúm A nặng thường xuất hiện các biểu hiện sau:

– Sốt cao trên 38,5 độ C, thậm chí sốt 40-41 độ C, có thể gây tình trạng co giật ở trẻ và ảnh hưởng hệ thần kinh.

– Mệt mỏi, ngủ li bì, khó đánh thức, khó ăn uống kèm theo nôn trớ, chân tay lạnh, tím tái.

– Khó thở, thở gấp

Khi trẻ có các dấu hiệu này cha mẹ cần ngay lập tức đưa trẻ đi cấp cứu để được điều trị kịp thời, nếu để lâu có thể dẫn đến nguy cơ tử vong ở trẻ. Do diễn biến cúm A ở trẻ nhỏ rất nhanh và nghiêm trọng, khi thấy các dấu hiệu lâm sàng đầu tiên, cha mẹ nên cho trẻ thăm khám ngay để được xét nghiệm chẩn đoán và điều trị sớm.

3. Biến chứng thường gặp ở trẻ nhỏ bị cúm A

Cúm A ở trẻ có thể không gây ảnh hưởng nghiêm trọng nếu cha mẹ chủ động cho con đi khám và điều trị đúng cách, nhưng ngược lại thì nó có thể gây những biến chứng khôn lường cho nện nhi. Đặc biệt trong các đợt dịch, nhiều trẻ nhập viện trong tình trạng: suy hô hấp, sốt cao gây co giật, khó thở, mệt li bì.. Không chỉ vậy, cúm A trở nặng kéo theo nhiều biến chứng nghiêm trọng tới sức khỏe như:

– Viêm phổi

Viêm tai giữa

Viêm phế quản

– Viêm long đường hô hấp

– Tiêu chảy cấp

– Suy hô hấp

– Suy phủ tạng

Ngoài ra, những trẻ có hệ miễn dịch yếu, bệnh nền như hen suyễn, tim mạch, bệnh về máu, nội tiết sẽ dễ gặp biến chứng và tình trạng bệnh biến chuyển rất nhanh, thậm chí có thể gây tử vong.

4. Thu Cúc TCI – Địa chỉ khám, chữa bệnh uy tín cho trẻ

Trẻ nhỏ có sức đề kháng non nớt và chưa hoàn thiện, vậy nên cúm A có thể dẫn đến những hậu quả ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sau này nếu không được theo dõi và điều trị hợp lý.

Khoa Nhi – Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là địa chỉ khám chữa bệnh tin cậy của các gia đình, đáp ứng mọi nhu cầu khám, chữa bệnh cho trẻ với phác đồ điều trị đem lại hiệu quả cao. Sở hữu đội ngũ y bác sĩ đầu ngành từng công tác tại các viện lớn như BV Nhi Trung Ương, Xanh-Pôn, Thanh Nhàn,…, Khoa Nhi Thu Cúc TCI và hệ thống trang thiết bị và máy móc hiện đại cùng cơ sở vật chất lưu viện tiện nghi, sang trọng Thu Cúc TCI đảm bảo đem đến trải nghiệm khám chữa bệnh yên tâm, an toàn và thoải mái nhất cho cả người bệnh và thân nhân.

Đặc biệt, với tâm niệm hạn chế sử dụng kháng sinh cho trẻ, mọi phác đồ điều trị Nhi tại Thu Cúc luôn được các bác sĩ xem xét, điều chỉnh phù hợp với thể trạng từng trẻ để đạt hiệu quả điều trị tối ưu. Vậy nên cha mẹ có thể hoàn toàn yên tâm đặt niềm tin khi khám chữa bệnh cho con tại Thu Cúc TCI.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital