Nhiều trẻ đến lịch tiêm chủng nhưng lại gặp phải tình trạng ốm, sốt khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Vậy liệu trẻ đang sốt có tiêm vacxin được không và cần lưu ý gì khi chọn lựa địa điểm tiêm chủng cho con?
Menu xem nhanh:
1. Trẻ đang sốt có được tiêm vacxin không?
Trẻ bị sốt có thể là biểu hiện của nhiều tình trạng khác nhau, từ việc trẻ mọc răng, cảm cúm nhẹ hay có thể do các đề sức khỏe nặng nề khác. Dù nguyên nhân là gì thì trong trường hợp trẻ đang gặp phải tình trạng sốt, quá trình xem xét và quyết định về việc tiêm vacxin vẫn đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng từ phía bác sĩ chuyên môn trước khi tiêm phòng.
Tham khảo theo Thông tư quy định về khám sàng lọc trước tiêm chủng của Bộ Y tế năm 2019, cân nhắc về việc trẻ đang bị sốt như sau:
*Với trẻ sơ sinh:
– Cần tạm hoãn tiêm chủng khi thân nhiệt trẻ sốt cao từ 37.5 độ C trở lên. Tiêm chủng trở lại khi thân nhiệt trẻ ổn định.
*Với trẻ nhỏ từ 1 tháng tuổi đổ lên:
– Nếu tiêm chủng tại các cơ sở tiêm chủng ngoài bệnh viện, cần tạm hoãn tiêm chủng khi thân nhiệt trẻ sốt cao từ 37.5 độ C trở lên. Tiêm chủng trở lại khi thân nhiệt trẻ ổn định.
– Đối với cơ sở tiêm chủng tại bệnh viện, cần tạm hoãn tiêm chủng khi thân nhiệt trẻ sốt cao từ 38 độ C trở lên.
Nếu trẻ được bác sĩ chỉ định hoãn tiêm trong trường hợp trẻ đang bị sốt, trẻ cần chờ đến khi triệu chứng sốt thuyên giảm và cơ thể hồi phục mới có thể tiếp tục tiêm phòng theo phác đồ. Việc này giúp đảm bảo thời điểm tiêm chủng sẽ là lúc cơ thể trẻ ở trong tình trạng ổn định, có thể hấp thụ và đáp ứng tốt với vacxin. Từ đó, vacxin có thể phát huy công dụng bảo vệ trẻ hiệu quả khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
2. Các trường hợp trẻ không được tiêm hoặc tạm hoãn tiêm vacxin
Bên cạnh việc hoãn tiêm khi trẻ đang sốt, dưới đây là một số trường hợp trẻ có thể được chỉ định hoãn tiêm hoặc chống chỉ định khác:
– Dị ứng với thành phần có trong vacxin:
Trong trường hợp trẻ có tiền sử dị ứng đặc biệt sau khi tiêm vacxin trước đó, bác sĩ có thể quyết định không tiêm tiếp tục các mũi vacxin cho trẻ để tránh rủi ro dị ứng nặng.
– Bệnh lý nặng hoặc hệ thống miễn dịch suy giảm:
Trẻ mắc các bệnh lý nặng hoặc có hệ thống miễn dịch suy giảm có thể không đáp ứng tốt sau khi tiêm vacxin. Trong những trường hợp này, quyết định về việc tiêm vacxin cần phải được đưa ra sau khi bác sĩ đánh giá tổng thể về sức khỏe của trẻ.
– Gặp vấn đề sau vacxin trước đó:
Nếu trẻ trải qua vấn đề sức khỏe sau khi tiêm vacxin trước đó, như sốt cao, co giật hoặc các tác dụng phụ không mong muốn khác, bác sĩ có thể xem xét việc điều chỉnh lịch trình hoặc chỉ định không tiêm tiếp tục loại vacxin đó.
Quyết định trẻ có được tiêm vacxin hay không luôn phải dựa trên sự đánh giá tổng thể của bác sĩ, dưới sự thảo luận chi tiết với người chăm sóc để hiểu rõ hơn về tình trạng cụ thể của trẻ. Do đó, ba mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở tiêm chủng uy tín, có bác sĩ chuyên môn thăm khám sàng lọc kỹ càng trước tiêm chủng để đảm bảo an toàn cho con.
3. Lưu ý chọn địa điểm tiêm chủng cho trẻ
Chọn một cơ sở tiêm chủng an toàn và đảm bảo là quan trọng để mang lại hiệu quả phòng ngừa cho trẻ. Dưới đây là một số tiêu chí quan trọng mà các bậc phụ huynh có thể xem xét khi chọn cơ sở tiêm chủng cho con:
3.1. Chứng nhận và giấy phép
– Đảm bảo rằng cơ sở tiêm chủng có đầy đủ chứng nhận và giấy phép hoạt động từ Cục Y tế.
– Đội ngũ các y bác sĩ có trình độ tốt và chuyên môn cao.
– Vacxin được cấp phép sử dụng và còn trong hạn sử dụng.
3.2. Điều kiện vệ sinh
– Cơ sở tiêm chủng cần phải đảm bảo sự sạch sẽ và vệ sinh trong các khu vực tiêm chủng và xử lý rác thải y tế.
– Đồ dùng y tế cần được làm sạch và tiệt trùng đúng cách.
3.3. Quản lý lịch tiêm chủng
– Cơ sở tiêm chủng nên tuân thủ các hướng dẫn về lịch trình tiêm chủng của Bộ Y tế.
– Đảm bảo rằng cơ sở có hệ thống ghi chép đầy đủ về lịch sử tiêm chủng của trẻ và có thể cung cấp thông tin cho phụ huynh khi cần thiết.
– Có hệ thống tin nhắn nhắc lịch tự động cho khách hàng khi gần đến lịch tiêm.
3.4. An toàn vệ sinh cá nhân
– Nhân viên tiêm chủng cần phải tuân thủ các biện pháp an toàn cá nhân, như đeo khẩu trang, găng tay và sử dụng dung dịch rửa tay sát khuẩn.
3.5. Kỹ thuật tiêm chủng
– Đảm bảo rằng nhân viên tiêm chủng được đào tạo đầy đủ, có trình độ và kỹ năng tiêm chủng an toàn.
– Sử dụng kim tiêm chủng chất lượng để giảm nguy cơ gây tổn thương cho trẻ.
3.6. Theo dõi sức khỏe và kịp thời xử lý phản ứng phụ sau tiêm
– Cơ sở tiêm chủng theo dõi sức khỏe trẻ trong vòng 30 phút sau tiêm và kiểm tra lại sức khỏe trước khi để trẻ ra về, đảm bảo rằng trẻ không gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
– Cơ sở tiêm chủng đáp ứng đủ nhân lực và điều kiện trang thiết bị để kịp thời xử lý khi trẻ gặp các phản ứng phụ không mong muốn sau tiêm.
3.7. Hiện đại và tiện nghi
– Không gian phòng tiêm rộng rãi và thoáng mát, bày trí đẹp mắt.
– Có thêm khu vui chơi để trẻ có tâm lý thoải mái trước, trong và sau tiêm.
Một cơ sở tiêm chủng chất lượng không chỉ mang lại dịch vụ chất lượng mà còn giúp con được trải qua quá trình chủng ngừa vacxin nhẹ nhàng và thoải mái.
Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI luôn được nhiều bậc phụ huynh chọn lựa bởi đáp ứng nhiều tiêu chí khắt khe từ quy trình tiêm, chất lượng đội ngũ y bác sĩ, chất lượng vacxin đến dịch vụ hài lòng. Phòng tiêm luôn có sẵn các loại vacxin ngừa bệnh cho đối tượng từ trẻ sơ sinh tới người già, sẵn sàng phục vụ nhu cầu của mọi quý khách hàng.
Như vậy, bài viết vừa giúp các bậc phụ huynh giải đáp thắc mắc trẻ đang sốt có tiêm vacxin được không và những lưu ý khi lựa chọn địa điểm tiêm phòng cho con. Nếu còn thắc mắc gì về quy trình tiêm chủng hay các vấn đề trong tiêm phòng vacxin cho con, liên hệ ngay Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để được giải đáp chi tiết, ba mẹ nhé!